5 cách phát triển phong cách nhiếp ảnh của bạn
Tìm ra phong cách nhiếp ảnh cho bản thân có thể là một việc khó khăn đặc biệt là khi bạn chỉ mới bắt đầu. Nhưng tôi xin đảm bảo với bạn rồi rằng đây cũng là vấn đề mà vài nhiếp ảnh gia kỳ cựu thỉnh thoảng gặp phải. Bạn biết vì sao chứ? Bởi vì chúng ta là con người và những cái chúng ta yêu, ghét và thái độ thay đổi theo thời gian, điều này cũng rất chi là tự nhiên.
Trong khi bạn có thể nghĩ rằng nếu phong cách trước giờ của bạn phù hợp với mình thì việc gì phải gây xáo trộn mọi thứ lên? Nhưng đôi lúc không lắng nghe trực giác mách bảo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên việc sáng tạo ra những tác phẩm mà bạn thực sự tự hào.
Bức ảnh cô dâu này phản ánh phong cách, thương hiệu và sự thẩm mỹ trong công việc của tôi.
Như vậy bất kể bạn đang ở đâu của bạn trong hành trình nhiếp ảnh của bản thân, luôn có một ít thứ bạn có thể làm để nhận ra phong cách và tiếng nói sáng tạo của mình – trong việc chụp và chỉnh sửa ảnh.
Một điều cần nhớ nếu bạn dự định đi hết quá trình này là ít hơn thì thông thường nhiều hơn là đủ. Nên đừng cảm thấy mình cần hàng trăm tấm ảnh để tạo nên một bộ sưu tập hình ảnh thành công. Dưới đây là 5 tips giúp bạn bắt đầu việc tìm kiếm hoặc định hình phong cách nhiếp ảnh của mình.
1 – Xác định những mục tiêu của bạn (Đây là lý do của bạn)
Điều đầu tiên cần hiểu trong quá trình định hình phong cách là tự hỏi bản thân thứ bạn đang mong muốn đạt được với công việc nhiếp ảnh của mình. Có phải bạn tiếp cận nhiếp ảnh vì yêu thích hay để khỏa lấp thời gian rảnh của mình? Bạn muốn bán tác phẩm theo kiểu ảnh in hay ảnh stock? Bạn có muốn sử dụng những bức ảnh này cho portfolio của mình để thu hút một nhóm khách hàng nào đó không?
Có rất nhiều thể loại nhiếp ảnh khác nhau và cũng có rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau cho mỗi thể loại. Khi bắt đầu quá trình định hình phong cách, tốt nhất là bạn nên tập trung vào một bộ sưu tập nhất định trong một khoảng thời gian, nên hãy tự đặt mục tiêu về thứ bạn muốn đạt được cho mỗi series riêng biệt của tác phẩm.
Tôi muốn tạo ra những bức ảnh thực sự phản ánh được tính cách của khách hàng – phản ánh chính bản thân họ chứ không phải những cái tôi dàn dựng sẵn! Khách hàng của tôi, cặp đôi trong đám cưới này, là một cặp đáng yêu vui nhộn với một nhóm bạn tuyệt vời và họ đang chia sẻ tiếng cười và niềm vui vào một ngày bình thường như bao ngày! Do đó bức ảnh ngốc nghếch này là một trong những bức ảnh ưa thích của họ.
2 – Tìm kiếm nguồn cảm hứng
Tìm kiếm và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Hay nói cách khác, hãy nhìn xung quanh bạn để xem thử mọi người đang làm và tạo ra những gì. Nhận thức được những gì mà các nhiếp ảnh gia khác đang tạo ra trong ngành công nghiệp của bạn là rất quan trọng. Tôi không nói ra điều này với mục đích muốn bạn sao chép hay theo sau cái mà những người khác đang làm. Nhưng với mục đích giáo dục bản thân bạn về tất cả những gì trên thị trường ngoài đó.
Khi bạn đang xác định phong cách độc đáo cho bản thân, bạn dĩ nhiên có thể sử dụng tác phẩm của họ làm nguồn cảm hứng, nhưng hãy làm những bức ảnh của bạn khác biệt như thể chúng nói lên con người bạn và nói lên sự nhạy cảm thẩm mỹ của chính bạn. Những bức ảnh là một đại diện thị giác cho thương hiệu của bạn, do đó hãy thử nghĩ về những cách để trở nên thành thực với bản thân trong khi vẫn thêm vào một chút độc lạ cho tác phẩm của mình.
Bạn có thể sử dụng những công cụ trực quan như Pinterest và lấp đầy nó với những bức ảnh tượng trưng cho góc nhìn và cảm giác mà bạn đang cố đạt được – không chỉ với phong cách nhiếp ảnh mà còn với phong cách chỉnh sửa nữa.
Đây là một trong những bức ảnh đặc biệt ưa thích của tôi. Nó từng là một nguồn cảm hứng từ một tạp chí – nó đã được sử dụng lại nhiều lần trước đây nhưng vẫn là một bức được yêu thích nhất cho cả tôi lẫn khách hàng.
3 – Hãy là nhà phê bình của chính mình
Đây có thể là điều khó thấu hiểu nhất, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn về lâu dài. Hãy chậm lại một chút và nghiêm túc phân thích tác phẩm của mình. Hãy chọn ra từ 10 tới 20 tấm trong số những bức ảnh bạn yêu thích mà thể hiện thứ bạn cần tập trung vào (những mục tiêu của bạn) và thực sự hỏi bản thân xem bạn thích hay không thích gì ở chúng. Hãy phân tích những bức ảnh theo cảm xúc mà chúng truyền tải, tâm trạng chúng chứa đựng và thậm chí về ngoại hình của chúng khi nhìn từ xa cũng như nhìn gần.
Ý tưởng là ở chỗ bạn muốn đưa bản thân tới một điểm nơi mà bạn cảm thấy bạn có thể nhận ra phong cách từ bất cứ nơi đâu. Hãy tìm kiếm những sự tương đồng về vấn đề chủ thể, phối cảnh, độ sâu trường ảnh, ống kính được sử dụng, tông màu, màu sắc và bất cứ những chi tiết đặc biệt nào bắt mắt bạn. Dù thể loại nhiếp ảnh bạn đang theo đuổi là gì đi nữa, bạn vẫn là một nghệ sĩ đằng sau máy ảnh và bạn đang tạo nên những bức ảnh này.
Tôi yêu chụp ảnh dưới những ngày nắng vì nó thực sự giúp tôi cho ra những tấm ảnh có chủ đích và ghi nhớ phong cách của mình.
4 – Vạch ra những quy tắc gắn kết
Quá trình này rất quan trọng bởi vì nó sẽ thực sự giúp bạn đề ra những hướng dẫn cho bản thân do đó bạn có thể bắt đầu trở nên kiên định có ý thức hơn. Hãy ghi chú thứ làm cho tất cả những bức ảnh trở nên độc đáo đối với thương hiệu và phong cách nhiếp ảnh của mình, và cách bạn sẽ làm cho chúng trở nên “chất” hơn nữa. Thậm chí có thể in ra những bức ảnh bạn yêu thích để so sánh và đối chiếu bất kì tác phẩm mới nào bạn tạo ra sao cho phù hợp với phong cách của bạn.
Ví dụ như tác phẩm của tôi rất nhẹ nhàng, tươi sáng và uyển chuyển bởi vì tôi muốn tác phẩm của mình như thế. Tôi liên tục so sánh tác phẩm mới để xem liệu chúng có phù hợp phong cách đó không. Để tôi có thể chụp hình trong phong cách đó, tôi cần phải căn chỉnh vài thứ – mặt trời sáng, những yếu tố với tông màu pastel, và những khung cảnh thoáng hơn. Tôi không nói là sẽ không chụp cảnh bầu trời đầy ấn tượng hay những cảnh chợ đầy sắc màu – chỉ là do chúng không thực sự thu hút tôi. Đây chỉ là một trong những nguyên tắc tôi tự cho phép bản thân mình duy trì để giữ vững phong cách của mình.
Tôi yêu thích sử dụng Instagram như một mạng truyền thông trực quan để trưng bày phong cách và thương hiệu của mình. Nó trình bày một cách chuyên nghiệp về cách tôi chụp ảnh, những màu sắc nào tôi bị thu hút.và cách những bức ảnh của tôi được phơi bày trước mặt mọi người. Instagram là cũng là một cách thu hút những khách hàng tiềm năng do đó tôi xem nền tảng này như sự mở rộng cho portfolio mình.
5 – Cố tình phạm lỗi
Sau tất cả những việc bạn đã làm để định hình phong cách của mình, tôi sẽ quay lại và bảo bạn hãy tiến lên phía trước và phá luật, phạm sai lầm. Tại sao ư?? Bởi vì đó là cách tốt nhất để biết những gì phải làm và không phải làm.
Bằng việc thử nghiệm nhiều thứ mới, bạn có thể tìm được niềm cảm hứng cho một thể loại củ thể. Như tôi nói ở trên, phong cách nhiếp ảnh của bạn không phải lúc nào cũng nhất quán với toàn bộ cuộc đời bạn. Nếu thứ gì đó khác tạo động lực và khơi gợi sự sáng tạo trong bạn dù cho nó có một phong cách nhiếp ảnh khác đi nữa, hãy đi thử nó và xem nó dẫn bạn tới đâu dựa trên lý do và mục tiêu của bạn.
Một khoảnh khắc chụp vô tình hoặc kĩ thuật chính sửa mới có thể làm cho tác phẩm của bạn trở nên ấn tượng hơn hoặc dẫn đưa bạn vào một bộ sưu tập hoàn toàn mới.
Thỉnh thoảng tôi thấy mình nghiêng về bóng tối hơn và tôi khá thích sự tự do sáng tạo ấy. Một bức ảnh chụp nơi ánh sáng và bóng tối tương phản mạnh với nhau, nó sẽ tạo ra những tấm ảnh đầy tâm trạng và tối tăm. Tôi thích tự tay mang sự tự do đó thử nghiệm với phong cách này.
Tới lượt bạn
Tôi hy vọng những bước đơn giản nhưng hữu ích này giúp hướng bạn tới việc tìm kiếm và thử nghiệm với phong cách nhiếp ảnh của riêng mình cho tới khi bạn thấy được cái gì đó phản ánh chính bản thân mình, tâm trí và thương hiệu của mình.
Sưu tầm từ Internet