Thánh Cả Giuse: Từ tiền sảnh đến tột đỉnh | James & Joseph Lập
James & Joseph Lập chuyển ngữ
—
Hoàn cảnh có vẻ nghịch lý. Thánh Cả Giuse, người thân cận nhất với Đức Trinh Nữ Maria và cha nuôi Chúa Giêsu không được thờ kính chính thức trong Giáo hội La tinh cho đến thế kỷ XV. Chúng ta hãy cùng nhìn lại phần 2 lịch sử lâu dài về lòng sùng kính đã nâng nhân chứng ít nói này lên hàng thứ 2 trong tất cả các thánh.
Thánh Cả Giuse được Thánh Têrêsa thành Avila sủng ái
Thế kỷ XVI, lòng sùng kính Thánh Cả Giuse đã phổ biến trong các dòng tu. Thánh Inhã Loyola nói về lòng sùng kính này cách cẩn trọng, nhưng trong Dòng Tên*, lòng sùng kính Thánh Cả từ đó được liên kết với lòng sung kính Mẹ Maria. Dòng Đa Minh và Dòng Tên đã có Dòng Cát Minh (Camêlô*) dẫn trước. Người đứng trên tất cả những tên khác là Thánh Têrêsa thành Avila (1515-1582). Nhà cải cách Dòng Cát Minh này là nhà truyền bá lòng nhiệt thành sùng kính Thánh Cả Giuse. Thánh nữ dâng 2/3 các tu viện của mình dưới sự bảo trợ của Thánh Cả. “Những ân huệ to lớn mà Chúa đã ban cho tôi qua vị thánh đầy ân phúc này thật đáng kinh ngạc, cũng như những hiểm nguy Ngài đã cứu tôi cả thể xác lẫn tâm hồn,” Thánh nữ viết.
Từ Công đồng Trentô (1545-1563*), dưới ảnh hưởng tinh thần nhân bản quan trọng rồi các cuộc tấn công của nhóm Tin lành, hình ảnh Thánh Cả Giuse cũng thay đổi. Người ta loại bỏ những truyền thống nào khó bảo vệ được. Con lừa quen thuộc biến khỏi những bức tranh mô tả chuyến vượt biên sang Ai Cập. Họa sĩ nỗi tiếng Tây Ban Nha Murillo (1617-1682) minh họa sự đơn sơ của Thánh Gia và Thánh Cả Giuse trong xưởng mộc của Ngài. Người thợ mộc thành Nazarét từ nay được nghiên cứu cách riêng để trở thành người đàn ông trẻ trung hơn nhiều.
Tại triều đình Pháp
Thánh Phanxicô đệ Saolê (1567-1622) cũng rất quan trọng trong lịch sử sùng kính Thánh Cả Giuse. Thánh Giám Mục thành Geneva này đã dành một trong những Cuộc Đối thoại Tâm linh nổi tiếng của mình cho Thánh Cả. Các tu sĩ Dòng Thăm Viếng thừa hưởng lòng sung kính của bậc cha này của họ đối với phu quân Đức Trinh Nữ.
Chính trong đường hướng này, chúng ta cần xác định vị trí những bài ngợi ca Thánh Cả Giuse nổi tiếng của GM Bossuet* trước triều đình Pháp năm 1661. Như Hoàng hậu Anne nước Áo khuyến khích, bà đã cầu xin Thánh Cả để có được con trai nối dõi vua cha, nên nước Pháp đã được vua Luy XIV thánh hiến cho Thánh Cả Giuse.
Thế kỷ XVIII chứng kiến sự xuất bản số lớn các tác phẩm học thuật và phổ biến về lòng sùng kính Thánh Cả Giuse. ĐHY Prosper Lambertini, sau này trở thành ĐGH Bênêdictô XIV (1740-1758), đã dành cho Thánh Cả bài bình luận lịch sử và thần học uyên bác.
Thành lũy chống chủ nghĩa vô thần*
Bị Cách mạng Pháp làm chậm đi, lòng sùng kính Thánh Cả Giuse được tiếp nối lại ở thế kỷ XIX. Vô số giáo đoàn, học viện, trường học được đặt dưới sự bảo trợ của Ngài. Đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp, sự xuất hiện của chủ nghĩa vô thần*, Thánh Cả Giuse xuất hiện như Đấng cầu bàu thần lực cho các tầng lớp lao động.
Khi thế giới Công giáo trải qua giai đoạn quan trọng sau sự sụp đổ các vùng thuộc Giáo hoàng, Đức Piô IX, ngày 8-12-1870 đã long trọng công bố Thánh Cả Giuse là bổn mạng Giáo hội Hoàn vũ. Các vị giáo hoàng kế tiếp cũng lần lượt khẳng định lòng sùng kính Thánh Cả Giuse. Đặc biệt là Thánh GH Piô X, người có tên Thánh là Giuse (Giuseppe Melchiorre Sarto*).
Năm 1955, ĐGH Piô XII thiết lập lễ bổ sung để mừng Thánh Giuse lao động, chọn ngày 1-5 cùng ngày Quốc tế Lao động do Quốc tế xã hội chủ nghĩa II thiết lập. Do đó Thánh Cả Giuse chiếm ngày các tông đồ Philiphê & Giacôbê (1-5*) từ đấy.
Vì vậy, trong quá trình lịch sử, từ một nhân vật thứ yếu để minh chứng Đức Maria đồng trinh và thần tính Chúa Kitô, Thánh Cả Giuse dần dần leo lên tất cả các cấp bậc của phẩm trật các thánh để trở thành vị thánh số 2 chỉ sau Đức Trinh Nữ, hiền thê của Ngài.
Thánh Cả Giuse Đấng phù trợ sự chết lành
Từ thế kỷ XVI và XVII, khi lòng sung kính Ngài được lan truyền rộng rãi, Thánh Cả Giuse đã được xưng là người bảo trợ sự chết lành. Có ba lý do chính khiến phải công nhận Thánh Cả là đấng phù trợ kẻ sinh thì: Cái chết êm đềm của Ngài trong vòng tay Chúa Giêsu và Mẹ Maria, theo truyền thống là cái chết lành thánh nhất chúng ta có thể cầu mong. Kế đến, địa vị cha nuôi Chúa Giêsu Kitô ban cho Ngài thẩm quyền đặc biệt vào thời điểm Chúa Cha phán xét cuộc sống đời đời của các tín hữu: lên thiên đường hay xuống hỏa ngục. Cuối cùng, Ngài được cho là có sức mạnh đáng kể chống lại quỷ dữ, bọn chúng lúc lâm chung thường đưa ra những đợt tấn công cuối cùng. Lòng sùng kính cách riêng này cũng được phát triển thông qua tình huynh đệ về sự chết lành đặc biệt được các tu sĩ Dòng Tên cổ vũ.
James & Joseph Lập
28.10.2021
* Hoàng hậu Anne nước Áo đã mời GM Bossuet giảng về Thánh Cả Giuse 2 lần có sự tham dự của Vua Louis XIV nước Pháp tương lai (1659) và tại vị (1661). Kết quả là khi lên ngôi Vua Louis XIV đã chọn Thánh Cả Giuse làm Quan thầy vương quốc Pháp và ngày lễ 19-3-(1661) từ nay là lễ nghỉ có lương trên toàn vương quốc Pháp.
* Lễ Thánh Philiphê & Giacôbê trước 1955 là ngày 1-5. Khi ĐGH Piô XII thiết lập lễ Thánh Giuse Thợ/Lao động thì chọn ngày 1-5 để bổ túc cho Lễ Lao động Quốc tế và dời lễ Thánh Philiphê & Giacôbê sang ngày 3-5 từ đấy.
* Lễ Thánh Giuse Thợ cũng được gọi cách bình dân là “Lễ Lao động Quốc tế Công giáo” để khẳng định người lao động có nhân phẩm như mọi người.
* Thực ra ngày lễ 1-5 (May Day), lễ Lao động (Workers’ Day) hay lễ Quốc tế Lao động (International Workers’ Day) bắt đầu từ TP Chicago, Bang Illinois, Mỹ năm 1886 rồi 1889. Tất cả đều là lịch sử. Sau đó Mỹ dời lễ này đến ngày thứ 2 đầu tháng 9 gọi là Labor Day để kết thúc mùa hè và bắt đầu mùa thu làm việc cũng như đi học lại.
THAM KHẢO PHẦN SONG NGỮ
Download File PDF tại đây