Antôn Nguyễn Văn TiếngSuy niệm

CN.05.TN.C | Từ “Lưới người” đến “Một Đàn Chiên” | NVT

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN C

Từ “Lưới người” đến “Một Đàn Chiên”

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Ðức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới”. Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm.

Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người. (Lc.5,1-11).

________________

SUY NIỆM

Từ “Lưới người” đến “Một Đàn Chiên”

+ 1. Tìm về ý nghĩa “Lưới người như lưới cá”.

Lời Chúa qua vài Tác giả Tin Mừng và một số bản dịch

Trong Tường thuật Thánh Luca

Nhưng Đức Yêsu bảo Simôn : “Đừng sợ ! Từ nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới bắt người” (Lc.5,10). (Bản dịch Lm. Nguyễn Thế Thuấn).

Bản tiếng Anh : Then Jesus said to Simeon, “Do not be afraid: from now on you will be catching people”. (Bản dịch NRSV-New Revised Standard Version).

Bản tiếng Pháp : Mais Jésus dit à Simon : “”Rassure-toi ; désormais ce sont des hommes que tu prendras,”

Trong tường thuật thánh Mát-thêu.

Chúa nói: Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. (Mt.4,19)

Ngài nói với họ :”Hãy theo Ta và Ta sẽ cho các người nên ngư phủ bắt người” (Lm. Nguyễn Thế Thuấn).
Il leur dit :”Venez à man suite, et je vous ferais pêcheurs d’hommes.”(Mt.4,19)- (Pháp).
He said to them : “Follow me and I will make you fish for people”. (Mt.4,19)-(Anh).

Lời Chúa Giê-su – như cách Ngài hay giảng dạy – thường bắt đầu từ một hình ảnh cụ thể, sự việc, biến cố đời thường…và Ngài diễn giải để dẫn đến một bài học cao sâu hơn mà ý nghĩa có liên quan từ đó. Sự so sánh chỉ có tính gợi ý và liên tưởng đến mục đích lớn lao hơn chứ không phải quan trọng đến từng chi tiết theo kiểu nghĩa đen hay cân xứng theo suy luận toán học !

Chúng ta dựa vào câu nói của Chúa trong Mt.4,19 để có câu nói có ý nghĩa cô đọng ngắn gọn dễ nhớ như một thứ “khuôn vàng thước ngọc” để định hướng cho bổn phạn và trách nhiệm của mình : “Lưới người như lưới cá” (Mt.4,19).

Chúng ta chọn  câu nói và cách dịch “Lưới người như lưới cá” có lẽ phân định rõ ràng nhứt.

+ 2. Vài ý tưởng có thể có liên quan : “Trồng cây, trồng người”.

“Lưới cá, lưới người.

Trồng cây, trồng người”

Ta suy nghĩ điều gì có chút liên quan.

 “Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân”. Quản Trọng. (Một viên quan tướng nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu).

“Thụ nhân” (樹人, trồng người)

Câu nói của Quản Trọng (nguyên văn chữ Hán): “一年之計, 莫如樹穀 ; 十年之計,莫如樹木; 終身之計,莫如樹人.”. Phiên âm: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.(Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người).

Ở đây, Quản Trọng đặt các sự vật hiện tượng bên cạnh nhau để tạo liên tưởng, so sánh với cấp độ tăng dần, đối lập nhau, vừa có tính chất cân xứng, tương đồng, lại vừa mang tính chất bất cân xứng, dị biệt. Mặc khác, ông đã chơi chữ “thụ” 樹 trong “thụ cốc” 樹穀, “thụ mộc” 樹木, với “thụ” 樹 trong “thụ nhân” 樹人. Cùng là chữ “thụ” 樹, nhưng “thụ” trong “thụ cốc” 樹穀, “thụ mộc” 樹木 có nghĩa là “trồng trọt”, còn “thụ” 樹 trong “thụ nhân” 樹人 lại có nghĩa là “bồi dưỡng, dạy dỗ”.

– “Hán ngữ đại từ điển” giảng nghĩa 2 của “thụ” là “trồng trọt”, “vun xới” (chủng thực; tài chủng – 種植; 栽種); giảng nghĩa thứ 3 của “thụ” là “bồi dưỡng, dạy dỗ” (bồi dưỡng, tạo tựu – 培養, 造就), đồng thời hướng dẫn xem hai chữ “thụ nhân” 樹.

– Mục “thụ nhân” 樹人, từ điển này giảng là “giáo dục, đào tạo nhân tài” (bồi dưỡng tạo tựu nhân tài – 培養造就人材), rồi trích câu nói của Quản Trọng “…chung thân chi kế, mạc như thụ nhân” làm ví dụ.

Như vậy, khái niệm “trồng người” ở đây được đối dịch từ hai chữ “thụ nhân”. Và hai chữ “thụ nhân” có thể dịch vừa sát vừa rõ nghĩa là “giáo dục, đào tạo nhân tài”, “bồi dưỡng nhân tài” (Từ điển của Nguyễn Quốc Hùng dịch là “nuôi dưỡng nhân tài”). Theo đây, lời của Quản Trọng có thể được diễn đạt là: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng đào tạo/bồi dưỡng nhân tài…”.

Tuy nhiên, thành ngữ tục ngữ hay khẩu hiệu muốn truyền bá, lưu hành rộng rãi, tất phải ngắn gọn súc tích. Thế nên, lời Quản Trọng về sau được cô đọng thành: “Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân”. Việc đối dịch “bách niên thụ nhân” thành “trăm năm trồng người”, giữ lại cách chơi chữ trong nguyên văn chữ Hán, lại đảm bảo ngắn gọn. Và “trồng người” không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp “đào tạo nhân tài”, mà là sự nghiệp giáo dục đào tạo trong nhà trường nói chung.

Trồng cây – trồng người

Vì sao Quản Trọng liên tưởng chuyện trồng cây với chuyện giáo dục con người? Ấy là bởi sự vun xới, chăm sóc bảo vệ sớm hôm, từ lúc cây còn là cái mầm bé tí ti cho đến khi thu hoạch là cả một quá trình công phu vất vả sớm hôm, chẳng khác nào chuyện dạy dỗ, đào tạo một con người từ bé đến lúc thành tài.

Nguồn : https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/ve-cach-hieu-hai-chu-trong-nguoi-cua-giao-su-tran-ngoc-them-d326454.html

Trồng cây, trồng người.

Lưới cá, lưới người.

Ta suy nghĩ về Thời gian và những gian khổ của nó…

+ 3. Thu về một mối

16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử (Ga.10,11-18)

Lưới cá là bắt về. Lưới người là quy tụ về. “đưa chúng về”

Trồng cây, trồng người. Người chứ không phải là cây. Trồng cây là để cây được chăm sóc và sinh hoa trái.

Lưới cá, lưới người. Người chứ không phải .  Lưới người là để quỵ tụ họ về nuôi dưỡng, bảo vệ và cho họ sống hạnh phúc.

Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào”. (Ga.10,10).

 + 4. Còn đó “Lưới người” và “Một Đàn chiên”

 “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (Mt.4,19)

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ
mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.
(Mc 16, 15-16)

Lệnh truyền “Truyền Giáo” còn đó.
Bóng Thánh Giá vẫn còn vắng bóng nhiều nơi.
Giới Luật Yêu Thương vẫn còn xa lạ nhiều nơi.

Thế giới nát vụn. Núi xương sông máu. Hận thù,chiến tranh…

Từ “Lưới người” đến “Một Đàn Chiên”còn rất xa..

Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử (Ga.10,11-18)

 Lạy Chúa,

“Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16)

Xin thương xót chúng con.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

Bài liên quan

Back to top button