Nhiều tác giảSuy niệm

Nghịch lý của Phúc Âm | Thứ Ba 14.06.2022 | Damiano ofm.

Nghịch lý của Phúc Âm

Thứ Ba sau CN.XI.TN.
Mt. 5, 43-48

          (43) “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. (44) Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ  ngược đãi anh em. (45) Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. (46) Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? (47) Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? (48) Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện.

Hãy yêu kẻ thù:

          Thật là một nghịch lý chói tai. Kẻ thù mà yêu cái gì mới được chứ, trong lúc bên ngoài thì người ta đang hô hào tiêu diệt kẻ thù.

          Đây lại cũng lả một tiến bộ xa trong đời sống luân lý: từ phải ghét kè thù đến phải yêu kẻ thù, một tiến bộ giữa Luật cũ và giới luật yêu thương của Chúa Giêsu.

          Kẻ thù đây có hai nghĩa: kẻ thù ta kẻ ta thù. Yêu kẻ thù ta đã khó, mà yêu kẻ ta thù thì càng khó hơn. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại dạy phải yêu kẻ thù?

  • Phải chăng trong Cựu ước, chúng ta thấy Thiên Chúa đã đối xử với dân Người như thế: tha thứ không mỏi mệt. Cựu Ước là một bi kịch giữa sự phản bội của Israel và sự tha thứ của Thiên Chúa được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Phải chăng Chúa Giêsu nói đến vấn đề tha thứ bằng kinh nghiệm bản thân: để cải tạo những người tội lỗi thì Ngài đã tha thứ, yêu thương họ chứ không lên án hay phê bình chỉ trích họ.
  • Phải chăng Chúa dạy như thế vì yêu thì có lợi hơn là ghét, tha thứ thì có lợi hơn là trả thù. Trả thù nối tiếp trả thù, đời cha không trả được thì đời con, đời cháu, phải trả thù cho cha ông mình. Trả thù như thế chỉ gây thiệt hại cho mình và cho người kia. Trái lại, yêu kẻ thù, tha thứ cho họ thì có lợi cho cả hai: tôi không còn kẻ thù nữa mà lại đu’ọ’c lợi một người bạn, và người kia nhờ đó mà biết cải tà qui chính.Nhạc sĩ Phạm Duy hát:

            Kè thù tôi đâu có phải là người, 
            Giết người đi thì ta ở với ai?

          – Nhưng ỉý do cuối cùng và quan trọng nhất là tôi phải sống giống Cha trên Trời lả Đấng đã cho mưa nắng xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương.

Damiano ofm.

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button