Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Chứng từ của những người trở lại đạo Công giáo

by Phanxicovn

Trong khi số trẻ em rửa tội ở Pháp suy giảm thì ngày càng có nhiều người lớn xin lãnh bí tích rửa tội. Xuất phát từ mọi tầng lớp xã hội, một số không có liên hệ với đạo Công giáo. Vậy mong muốn này xuất phát từ đâu? Chúng ta có nên thấy đây là lời kêu gọi của Chúa Thánh Thần không? Nghiên cứu về những trở lại tận căn làm giao động này.

lepelerin.com, Charlotte Gambert, 2022-05-31

Đôi dép trên chân, nụ cười dịu dàng, bà Danièle bật que diêm. Điếu thuốc từ môi bà như đám mây nhẹ tan ngay lập tức. Gió thổi qua căn căn hộ của bà. Giống như cái nháy mắt từ Thiên đàng để nhớ lại những lời Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh Thần:

“Gió thổi đến nơi nó muốn; bạn nghe tiếng gió nhưng bạn không biết gió đến từ đâu và sẽ đi về đâu.”

Liệu một ngày nào đó, cựu giáo viên yoga này nghĩ rằng mình đã “nghe thấy” tiếng gió này không? Chỉ sau 35 năm tu theo đạo phật, người phụ nữ 79 tuổi ở Paris mới quay về với đạo công giáo. Từ thời thơ ấu bị vùi dập bởi một người cha hay thay lòng đổi dạ, đến việc đi tìm người đàn ông lý tưởng và bình an trong đạo phật, bà Danièle đã trải qua nhiều điều trước khi bước vào cánh cửa nhà thờ.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/chung-tu-cua-nhung-nguoi-tro-lai-dao-cong-giao-1-700x467.jpg

Bà Danièle theo đạo phật trước khi nghe tiếng Chúa Kitô gọi tham gia vào một nhóm cầu nguyện. © Sandrine Mulas cho The Pilgrim

Cô Élodie, giáo sư tiếng Pháp bước vào nhà thờ năm cô 33 tuổi. Người gốc Jonquières (Oise) và rất mê du lịch, quan tâm đến Phật giáo, yoga và phát triển cá nhân. Nhưng cô vẫn bị dày vò trong cơn khát khao thiêng liêng: “Tôi thiếu một chiều kích. Khi còn nhỏ, tôi chưa bao giờ có cơ hội mở quyển Kinh thánh. Nhưng tôi được bà tôi truyền cho tôi một tinh thần nhạy cảm thiêng liêng: Bà tôi rất sùng đạo! Tôi nhớ hình ảnh Chúa Giêsu hài đồng trong phòng bà. Và tôi rất thích. Khi chúng tôi ngủ trong xe caravan của bà, hai chị em tôi được bà dạy Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng,” cô phân tích: “Cha tôi dạy tôi chiêm nghiệm và yêu thiên nhiên. Mẹ tôi luôn khuyến khích tôi dâng ngày cho Chúa. Nhưng tôi vẫn thiếu khía cạnh cộng đồng.”

Một nhận thức mà cô Maëlle, người làng Norman không biết đến. Khi trong lòng cô có một khao khát thiêng liêng, cô không diễn tả được: gia đình cô bình dân và theo cộng sản, cô không biết văn hóa và tôn giáo là gì; bức tranh thơ ấu của cô đảo lộn tứ phía, nó thiếu ánh sáng. Nhưng may mắn cho cô, trường học là nơi cô trú ẩn. Năm 16 tuổi có một kinh nghiệm huyền bí, bình an của một tình yêu mãnh liệt mà không có một dấu hiệu nào báo trước. Cô nhận ra: “Tôi không biết nó sẽ thay đổi mọi thứ.”

Còn với ông Arnaud, 51 tuổi ở Jura, ông khó hình dung một ngày nào đó mình sẽ là linh mục! Gia đình ông không có một dấu vết nào của một lòng tin vào Chúa. Nhưng người cha cộng sản kiên cường của ông lại dạy ông phải nhất quán giữa ý tưởng và hành động. Arnaud biết được thánh lễ và giáo lý nhờ người láng giềng và là bạn của ông khi còn thơ ấu. Sau này khi là sinh viên, là chuyên gia trẻ tuổi ở Paris, ông đi hộp đêm các ngày thứ bảy và đi lễ ngày chúa nhật, nhưng không nghĩ đến việc dấn thân xa hơn. Trước khi ông gặp hai kinh nghiệm choáng váng đến trong cuộc sống bình thường.

Thay đổi hướng

Sự trở lại có mang nhiều khuôn mặt như những người trở lại không? Riêng tư và duy nhất, kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa không áp đặt thời gian cũng như nơi chốn. Như thể Chúa điều chỉnh thời gian của Ngài cho phù hợp với thời gian của mỗi tâm hồn, với ngôn ngữ của Chúa cho những ai muốn lắng nghe Ngài. Phần còn lại là tùy mỗi người, họ có tiến hành một hành trình cá nhân hay không. Bà Danièle, cô Élodie, cô Maëlle, ông Arnaud: tất cả đều đã đi bước này để đến với người mà họ chưa hề biết.

Bà Danièle vừa cười vừa nói: “Tôi đến giáo xứ Saint-Étienne-du-Mont gần nhà. Tôi chạy đến cha xứ và nói: Thưa cha, con muốn trở về nguồn cội của con, nhưng cha đừng nói với con về thánh lễ và những chuyện nhảm nhí!” Một lời bà thường nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong các khóa tu: “Đừng bao giờ quên cội nguồn của các con.”

Không sao, bà thực hiện từng chữ theo lời dạy. Trong một giờ, bà nói chuyện với cha xứ, bà được “ánh mắt đầy yêu thương của cha xứ” thu hút, bà đồng ý sinh hoạt với nhóm Abba vào thứ tư tuần sau (1). Khi bà đến thì mọi người đã chầu Mình Thánh Chúa. Bà nói: “Tôi hỏi người bên cạnh xem đó là gì. Sau đó là điệu valse ba bước: một ca đoàn, một người trẻ cầu nguyện lớn tiếng và cuối cùng là im lặng… Và lại bắt đầu. Vào cuối giờ, tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô. Tôi có ấn tượng Ngài đang nói chuyện với tôi và chúng tôi đang nhìn nhau”.

Cũng chính tại nhà thờ ở cuối khu phố mà một ngày đẹp trời cô  Élodie bước chân vào, dù lòng đã tê tái vì hình ảnh người công giáo. Cô đọc quyển sách Bám rễ của triết gia Simone Weil, gợi lên chiều kích thiêng liêng của sự tồn tại, cô đã vượt thắng sự cự lại của mình. Cô làm chứng: “Tôi hiểu đó là điều tôi còn thiếu”, khi còn bé cô rất thích khi trốn khỏi lớp giáo lý nhàm chán…

Còn với ông Arnaud, cuộc gặp Chúa Kitô như một loạt các cú sốc điện. Lần đầu tiên trong giờ chầu năm 1998, ông được thuyết phục ông có sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Sau đó, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1999, khi đứng dậy sau khi hôn Thánh Giá, đó là mặc khải: ông sẽ là linh mục. Tối hôm đó bạn bè đưa ông đi hộp đêm, nhưng tiếng Chúa gọi không rời ông nữa.

Một con đường gian nan

Hành trình dài, hoặc khoảnh khắc ân sủng không thể giải thích: đó là sự trở lại luôn đi qua một sự kiện như “ngọn hải đăng”. Một biến động được sống như một món quà, một ơn nhưng đôi khi là một gánh nặng, thật khó để diễn tả thành lời cho một trải nghiệm riêng tư như vậy.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/chung-tu-cua-nhung-nguoi-tro-lai-dao-cong-giao-2-321x480.jpgPhải là sự kiên nhẫn của Hugo, được rửa tội năm nay ở Angers, trước khi anh được như vậy! Năm nay 23 tuổi, chàng trai trẻ đã phải đợi mười lăm năm trước khi tìm ra được người lắng nghe mình. “Mong muốn rửa tội của tôi nảy sinh khi tôi 7 tuổi sau cái chết của bà tôi. Nhưng Hugo không tham dự vào nhóm chuẩn bị. Anh bỏ cuộc trước khi lặp lại yêu cầu của anh với một số linh mục khi anh là sinh viên. Anh kết luận: “Thất bại ở tuổi lý trí đã thúc đẩy tôi quay trở lại với những gì tôi xem là sâu sắc nhất trong lòng.”

Anh Hugo chờ mười lăm năm trước khi khao khát rửa tội của anh được lắng nghe. © Karoll Petit

Cô Élodie tán thành: “Khi tôi còn trẻ, tôi sẽ không thể nghe cuộc gọi này. Nhờ có các nữ tu Cenacle ở Versailles mà các ý tưởng như đinh đóng cột của tôi mới bị tan tành. Tôi đã gặp những nữ tu siêu cởi mở! Tôi cảm thấy thật vui khi gặp những người đã đặt Chúa Giêsu vào trọng tâm đời sống của họ.”

Cô cũng phải kiên trì: lần đầu tiên cô tham gia vào khóa học Alpha (2), nhưng không tìm thấy chỗ đứng của mình ở đó. Được một giáo dân tháp tùng, cô vẫn khao khát được hiểu. Sau đó cô tìm một cái gì đó phù hợp với cô ở cha xứ. Cô vừa cười vừa nói: “Cha xứ nghĩ: ‘Con chiên này sẽ đi lạc nếu tôi không đem nó về!’”. Còn với linh mục Arnaud, một người ăn chơi thâm căn cố đế, việc về lại làng Jura để làm sứ vụ thì “khó khăn hơn tất cả”. Nhưng cô em gái Hy vọng như nhà văn Charles Péguy viết, có một sức mạnh không thể ngờ. Bà Danièle, kể từ cuộc gặp với Chúa Kitô, bà đã hòa giải với quá khứ của mình và đặt tên cho ba đứa bé mà bà đã phá thai; cô Élodie, người “xem phép rửa tội như một hôn nhân”, cô nói, cô tìm Chúa Giêsu Kitô nơi mỗi học sinh của mình; cô Maëlle tìm trong cộng đoàn “anh chị em” và các bạn để cầu nguyện. Còn ông Arnaud, kể từ khi các cô chị đến Paris để “lôi anh ra khỏi tà phái”, anh đã là linh mục “rất hạnh phúc”… Anh tâm sự, một trong các chị đã là người công giáo giữ đạo.

(1) Nhóm Abba là nhóm cầu nguyện tại nhà thờ Saint Étienne-du-Mont (Paris, 5è).

(2) Thời gian cho các cuộc thảo luận dành cho tất cả mọi người, về đức tin kitô, coursalpha.fr

Marta An Nguyễn dịch

Bài liên quan

Back to top button