Doris Leuthard: “Đội cận vệ Thụy Sĩ là một giá trị thặng dư của đất nước”
by Phanxicovn
cath.ch, Ban biên tập, 2022-08-17
Rôma ngày 6 tháng 5 năm 2022. Lễ tuyên thệ của các tân cận vệ Thụy Sĩ tại Hội trường Phaolô VI | © Antoine Lemaire / I.Media
Bà Doris Leuthard, cựu Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ vẫn còn được người dân yêu mến. Kể từ khi bà nghỉ hưu năm 2018, bà tham dự vào việc xây dựng doanh trại mới cho Đội cận vệ Thụy Sĩ của giáo hoàng ở Rôma.
Vì sao bà dấn thân làm việc cho doanh trại mới của Đội cận vệ Thụy Sĩ?
Bà Doris Leuthard: Khi còn là Ủy viên Hội đồng Liên bang, tôi thường xuyên đến Rôma. Tôi tận mắt chứng kiến Đội được toàn thế giới nhìn nhận như thế nào và vì thế Đội có một vai trò quan trọng với Thụy Sĩ. Tôi rất ấn tượng khi thấy các bạn trẻ tham gia vào Đội.
Bà có muốn thành một cận vệ Thụy Sĩ không?
Ồ, tôi đã quá già (cười). Nhưng đó là một mục tiêu Đội phải mở ra. Ngày nay, phụ nữ cũng tham gia vào cảnh sát và quân đội.
Lễ tuyên thệ của Đội cận vệ Thụy Sĩ là một điểm mạnh | © Đội cận vệ Thụy Sĩ / Artymiak
Vì sao Đội cận vệ Thụy Sĩ lại cần thiết?
Trước hết, đó là nhiệm vụ rất quan trọng để bảo vệ Đức Thánh Cha. Nhưng đó cũng là một truyền thống lâu đời. Kể từ vụ “Cướp phá Rôma” năm 1527, đó là “phẩm cách và gánh nặng”. Tôi thấy truyền thống này đẹp và hữu ích. Vì thế đó là lý do vì sao phải duy trì Đội.
“Đội cận vệ Thụy Sĩ rất được kính trọng”
Đội cận vệ Thụy Sĩ được người dân hỗ trợ như thế nào?
Tôi nghĩ Đội thật quan trọng. Tôi thấy điều này qua các cuộc quyên góp. Ngay cả những người theo chủ nghĩa cải cách và những người không theo đạo cũng nhiệt tình với Đội. Đội rất được kính trọng. Đặc biệt là khi các cận vệ làm chứng cho công việc của họ.
Đội đại diện cho lợi ích của Thụy Sĩ ở mức độ nào?
Dĩ nhiên đây không phải là nhiệm vụ chính của Đội. Duy chỉ tên gọi cũng đã làm cho nhiều người biết đến đất nước Thụy Sĩ. Mọi người đều biết điều này: Đội bảo vệ các giá trị của người Thụy Sĩ như chất lượng, tính chuyên nghiệp và độ chính xác. Chúng ta có thể tin tưởng ở Đội. Thực tế, các giá trị được nhìn nhận theo cách này là một giá trị nổi bật gia tăng thêm cho đất nước Thụy Sĩ. Cho đến nay, Liên bang và các bang vẫn chưa trả bất cứ chi phí nào cho việc quảng cáo này. Đội tặng miễn phí cho họ. Chúng ta không thể mơ có một quảng cáo nào tốt hơn. Cả nước Thụy Sĩ đều hưởng lợi về việc này.
Doanh trại của đội cận vệ Thụy Sĩ sẽ được xây lại. | © B. Hallet
Vì sao người dân Thụy Sĩ đóng thuế Thụy Sĩ để chi trả cho đội cận vệ Thụy Sĩ dù các mối quan hệ giữa họ, nhưng đó là một quốc gia nước ngoài?
Vì Đội mang một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước Thụy Sĩ. Dĩ nhiên sẽ có người nói: Vatican có nhiều tiền. Đúng. Nhưng cũng phải nói rằng tiền này cũng liên hệ vào công việc, các tòa nhà phải tốn rất nhiều tiền để bảo trì. Vì thế các dự án xây dựng lớn đã được tài trợ bởi các khoản đóng góp trong quá khứ. Sau đó, Liên bang và các tỉnh bang quyết định, quan trọng, công bằng và hợp lý là chỉ dùng tiền của người dân đóng thuế một lần. Có rất nhiều điểm lợi đem về.
“Tôi sẽ rất thất vọng nếu bang Lucerne từ chối đóng góp cho Đội”
Sau cuộc trưng cầu dân ý sẽ bỏ phiếu ngày 25 tháng 9 tại Lucerne về 400.000 tiền quan Thụy Sĩ mà Hội đồng Nhà nước đã phân bố cho doanh trại của Đội.
Hội đồng các Giám đốc Tài chính Bang đã khuyến nghị, mỗi cư dân mỗi bang đóng một quan. Đây là những gì Hội đồng Nhà nước Lucerne đã làm. Cuộc trưng cầu dân ý đã được đưa ra, nên người dân sẽ quyết định. Đúng, chúng ta đang sống trong một chế độ dân chủ.
Tôi sẽ rất thất vọng nếu bang Lucerne từ chối khoản đóng góp này. Về mặt lịch sử, bang Lucerne liên kết chặt chẽ với Đội, qua các đội quân nước ngoài nhưng trên tất cả là qua nhiều chỉ huy trưởng đến từ Lucerne. Thêm nữa, bang Lucerne là bang chủ yếu có nhiều người công giáo.
Hình chiếu sân của doanh trại cận vệ Thụy Sĩ ở Vatican | © Durisch + Nolli
Kinh phí cho việc xây dựng có từ đâu?
Chúng tôi đang đi đúng hướng. Chúng tôi có một số nhà tài trợ lớn, kể cả các nhà tài trợ tư nhân. Ngoài ra còn có nhiều giáo xứ, và may mắn cũng có một số bang. Ngoài ra, một vài công ty sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc xây dựng.
Ngân sách có cần phải điều chỉnh do lạm phát không?
Có, nó sẽ tốn kém hơn một chút. Thêm nữa, mặt tiền cũ ở phía Rôma cũng phải giữ lại. Ngoài ra, cuối cùng tầng áp mái sẽ không thể xây dựng được. Không gian vẫn phải đủ, nhưng đòi hỏi một số quy hoạch mới.
“Là thành viên của Hội đồng Liên bang,
chúng tôi thấy tầm quan trọng của Đội Cận vệ”
Mùa xuân năm 2022, một thỏa thuận đã được ký kết giữa tổ chức doanh trại và Bộ Ngoại giao Vatican. Bà có kịp thời gian không?
Thật không may, chúng tôi bị trễ vì Năm Thánh 2025. Chúng tôi chỉ có đủ thời gian để xin giấy phép xây dựng, các cuộc tham vấn và làm rõ vẫn cần thiết, chẳng hạn như với tổ chức UNESCO. Sau đó việc xây dựng sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2026.
Về mặt chính thức, Liên bang không liên quan gì đến đội cận vệ Thụy Sĩ. Tuy không chính thức nhưng chúng tôi có rất nhiều liên kết.
Tất cả các Ủy viên Hội đồng Liên bang luôn vui mừng khi đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức. Như ông Johann Schneider-Ammann luôn vui vẻ trở lại. Là Ủy viên Hội đồng Liên bang, chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của Đội. Chúng tôi rất hãnh diện về Đội.
Giáo hoàng và Tòa thánh đóng một vai trò quốc tế quan trọng
Với tư cách là Ủy viên Hội đồng Liên bang, bà đã gặp Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô.
Tôi đã gặp Đức Bênêđíctô XVI năm 2010 khi tôi là Chủ tịch Liên bang, như thế là gặp chính thức. Vào thời điểm đó, lạm dụng tình dục cũng là một chủ đề rất quan trọng ở Thụy Sĩ, tôi phải nói với ngài về vấn đề này. Tôi thấy ngài thực sự quan tâm đến vấn đề. Thậm chí ngài còn triệu một công nghị về vấn đề này. Tôi hoan nghênh một cuộc thảo luận ở cấp cao nhất, nhưng tiếc là đã không thực hiện được. Tôi nghĩ đi theo con đường tấn công là một giải pháp tốt. Chúng ta đã có thể tạo ra một khuôn khổ để đối phó với lạm dụng.
Bà đã ở Geneva năm 2018, khi Đức Phanxicô đến dự Hội đồng các Giáo hội Thế giới. Bà đã sống ngày này như thế nào?
Rất thân tình, đặc biệt là từ khi chúng tôi đã biết nhau. Tại Hội đồng Liên bang, chúng tôi rất vui với chuyến đi của ngài. Người ta đánh giá thấp tác động mà giáo hoàng có thể có, đặc biệt là tại Liên Hiệp Quốc. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy, chẳng hạn trong các cuộc xung đột ở Afghanistan hay ở Yemen. Ngài có tiếng nói trong những cuộc khủng hoảng này.
Và nếu bà có thể so sánh Đức Bênêđíctô với Đức Phanxicô?
Đức Bênêđíctô XVI tiếp cận mọi thứ một cách rất giáo điều và khoa học. Còn Đức Phanxicô rất gần gũi với mọi người và thực tế. Họ là hai nhân cách khác nhau, nhưng cả hai đều đã và đang là những giáo hoàng tốt.
Thụy Sĩ gần đây đã có đại sứ quán thường trú của riêng mình tại Tòa thánh.
Việc thành lập sứ quán rất quan trọng, đó là nâng giá trị và quý trọng. Điều này cũng góp phần tăng cường hợp tác, chẳng hạn trong lĩnh vực luật nhân đạo quốc tế. Thụy Sĩ và giáo hoàng có nhiều mục tiêu chung trong lĩnh vực này. Đó là điều đáng kể để thống nhất những lợi ích này và làm việc cùng nhau, đặc biệt là vì các nhà ngoại giao của Vatican được đào tạo rất tốt.
Bà có thể nói một ví dụ đến trong đầu bà về sự can thiệp hữu ích của Tòa thánh không?
Giáo hoàng và nhất là Tòa Thánh – tôi muốn nhấn mạnh điều này – là nhà hòa giải quan trọng trong các cuộc xung đột quốc tế. Cá nhân tôi đã trải nghiệm việc này trong hiệp định khí hậu Paris. Venezuela đã cản trở. Các đại diện của Vatican đã thành công trong việc thuyết phục các đại diện các đất nước có nhiều dầu mỏ, nhưng cũng là công giáo này. Tòa thánh đã cứu được hiệp định khí hậu Paris. Tòa Thánh đóng một vai trò quan trọng về mặt chính trị quốc tế.
Đối với cá nhân bà, là người công giáo có nghĩa là gì?
Tất nhiên, đôi khi tôi đấu tranh với Giáo hội, đặc biệt là với các nghi lễ. Ở đó, Giáo hội Cải cách đã phát triển hơn. Giáo hội có thể rút ra rất nhiều chuyện tốt đẹp từ việc rao giảng. Con người cần những lời tốt đẹp, nhất là trong thời buổi khó khăn như hiện nay. Nếu Giáo hội xem xét nhiều hơn các mối quan tâm hàng ngày và cố gắng đưa ra câu trả lời, thì chắc chắn sẽ thu được kết quả.
Khi nào bà đi nhà thờ?
Không thường xuyên như trước, nhưng tất nhiên là tôi đi. Trong trận đại dịch, tôi thường cùng mẹ xem thánh lễ trên truyền hình, đó là những thánh lễ rất đẹp. Tôi muốn có nhiều thêm, tôi sẽ đi thường xuyên hơn.
Bà Doris Leuthard, 59 tuổi, Ủy viên Hội đồng Liên bang của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo từ năm 2006 đến năm 2018. Bà là chủ tịch ủy ban bảo trợ quỹ tái thiết doanh trại của Đội Cận vệ Thụy Sĩ.
Marta An Nguyễn dịch