Ngày thứ sáu, 5 tháng 8, Đức Phanxicô gặp giám mục Antoine, Volokolamsk, nhà lãnh đạo quyền lực thứ hai của Giáo hội chính thống Nga, trước cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng tới với thượng phụ Kyrill, người ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga trên Ukraine.
Đây là cuộc họp đầu tiên của hai bên kể từ khi Tòa Thượng phụ Mátxcơva chấm dứt quan hệ với giám mục tiền nhiệm, trưởng giáo chủ Metropolitan Hilarion ngày 7 tháng 6 vừa qua, vì trưởng giáo chủ công khai bày tỏ quan điểm chống chiến tranh của ngài, cho thấy sự bất hòa ở cấp cao nhất trong Giáo hội chính thống Nga về xung đột ở Ukraine.
Vatican ghi thượng phụ Antoine trong danh sách chính thức các cuộc hẹn của giáo hoàng. Vatican không công bố nội dung cuộc gặp nhưng trong bản thông báo ngắn tòa thượng phụ Mátxcơva cho biết, hai bên thảo luận“các quan hệ công giáo-chính thống trong bối cảnh chính trị đang diễn ra trên thế giới hiện nay.”
Giáo hoàng sẽ tham dự đại hội các nhà lãnh đạo tôn giáo ở thủ đô Nursultan của Kazakhstan từ ngày 13 đến 15 tháng 9, ngài hy vọng sẽ gặp thượng phụ Kyrill ở đây, thượng phụ Kyrill xác nhận sự tham dự của ông. Cuộc gặp dự trù vào buổi trưa trong buổi họp thượng đỉnh ngày 14 tháng 9 tại Dinh Hòa bình và Hòa giải. Nếu hai bên gặp nhau trong cuộc gặp này thì đây là lần thứ nhì Đức Phanxicô và thượng phụ Kyrill gặp nhau – kể từ khi có cuộc ly giáo vào thế kỷ 11, lần đầu vào năm 2016 tại Cuba..
Thượng phụ Kyrill là đồng minh thân cận của tổng thống Putin, ông ủng hộ việc Nga xâm lược Ukraine. Quan điểm của thượng phụ đã tạo bất đồng với Vatican và khơi lên một nổi loạn nội bộ làm cho một số Giáo hội chính thống địa phương cắt đứt quan hệ với Giáo hội chính thống Nga.
Đức Phanxicô đã gọi cuộc xung đột này là “cuộc chiến tranh xâm lược tàn nhẫn và phi lý”, ngài đã lên kế hoạch gặp thượng phụ Kyrill ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem nhưng bị hủy bỏ theo lời khuyên của các nhà ngoại giao Vatican.
Trong một phỏng vấn với hãng tin Reuters vào tháng trước, Đức Phanxicô cho biết ngài muốn thăm Kyiv sau khi đi Canada về ngày 30 tháng 7, nhưng ngài cũng muốn đi Mátxcơva trước tiên để thúc đẩy hòa bình.