Bản tin Phanxicô.vnLời ChúaTin tức

Hàng ngàn người Nga đi hành hương để chống lại sự khủng khiếp của chiến tranh

by Phanxicovn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/10/hang-ngan-nguoi-nga-di-hanh-huong-de-chong-lai-su-khung-khiep-cua-chien-tranh-700x395.jpg

Sergiev-Posad Lavra vẫn là nơi hành hương quan trọng của người Nga | flickr Roderick Eime CC-BY-SA-2.0

cath.ch, Maurice Page, 2022-10-09

Mùa hè ở Nga cho thấy một hiện tượng đáng kể – các chuyến hành hương dài ngày đến các đền thờ gia tăng đáng kể. Hãng tin Asianews cho biết, các chuyến hành hương đã gia tăng đáng kể trong thời đại dịch, nhưng gần đây còn gia tăng vì các  vụ gây hấn chống Ukraine. Nhiều người Nga tìm an ủi nơi các biểu tượng thánh, nơi các thánh, họ tìm phép lành của các tu sĩ, các “vị thần bí” ở những đền thánh xa xuôi.

Việc không thể đi du lịch nước ngoài vào các kỳ nghỉ đã làm tăng du lịch trong nước tại các khu vực di tích lịch sử dân sự và giáo hội, và các đền thánh là nơi được nhiều người tìm đến nhất.

Trong những tháng mùa hè, có ít nhất 20 chuyến hành hương đông người của giáo dân chính thống giáo và chung quanh họ là cộng đồng giáo dân và những người tìm an ủi và ý nghĩa trong những sự kiện bi thảm đang xảy ra.

2.200 cây số từ Saint-Petersburg đến Ekatarinburg

Cuộc hành hương lớn nhất và trang trọng nhất là cuộc hành hương từ Saint Petersburg đến Yekaterinburg, được gọi là “Con đường của người Romanovs” (Romanovsky Khod), họ đi bộ 2.200 cây số trong ba tháng rưỡi theo dòng người không ngừng nghỉ giữa tháng 5 và tháng 7 tại địa điểm tử đạo của Sa hoàng Nicholas II (strastoterpets, người chịu thương khó) và các thành viên của gia đình hoàng gia. Giáo dân tập trung tại khu rừng Ural này cho đến khi tuyết rơi vào mùa thu, và chính nơi đây họ tuân theo quy tắc cô lập và hẻo lánh.

Sergiev-Posad Lavra

Kết thúc chính thức của mùa hành hương là lễ Thánh Sergius thành Radonežngày 8 tháng 10, tại Sergiev-Posad Lavra, cách Matxcova 70 cây số. Đó là “Vatican của Nga”, nơi kỷ niệm phục hưng tu viện của thế kỷ 15 với chiến thắng người Tatars và kỷ nguyên của biểu tượng vĩ đại người Nga Andrei Rublev và những giáo dân khác của Thánh Sergius.

Hành hương đích thực theo truyền thống cổ đại của Nga là sự tham gia rộng rãi nhất có thể của người dân, và ngay cả vào thời Liên Xô, người dân vẫn tụ tập bất chấp lệnh cấm chính thức, khi các cuộc hành hương bị xem là biểu tình bất hợp pháp.

Một trong những hành hương “của những người vác thánh giá, krestokhodtsy” năm nay là ở vùng Velikorektsij từ Kirov, dọc theo sông Vjatka, một nhánh lớn của sông Volga, đến nơi có biểu tượng kỳ diệu của Thánh Nicholas, được tìm thấy ở làng Velikoretskoe. Các lễ kỷ niệm trọng thể vào ngày 8 tháng 6 đã quy tụ khoảng 25.000 người, giáo dân đi hành hương cả tuần và cho đến tháng 10, họ thay nhau cầu nguyện với các thánh được người dân Nga yêu mến nhất.

Con đường cần thiết của đau khổ

Một trong những hành hương bổ ích nhất được gọi là Irinarkhovskij Khod ở vùng Jaroslavl, đó là quy tắc vàng về ý nghĩa “Con đường cần thiết của đau khổ, khi trải qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống, vì lợi ích cho tâm hồn”. Nhiều người hành hương nói họ tham dự chương trình này vì lòng trắc ẩn với những người đau khổ vì chiến tranh, những người bị thương, những người yêu nước, những người bị động viên và gia đình của họ, những người không biết cách nào để tìm bình an tâm hồn.

Cuộc hành hương kết tụ cảm nhận tinh thần đấu tranh kitô giáo, trong đó có cuộc hành hương của đội binh thiên quốc và  sự sỉ nhục của những người sám hối: trong cả hai trường hợp, nó được xem là con đường duy nhất có thể để cứu chuộc.

Nhiều người hành hương mang “verigi”, loại ủng bằng kim loại đi đau chân của Thánh Irinarkh vào đầu thế kỷ 17, làm nhớ lại áo giáp của những người lính trong bùn. Họ cố gắng kiêng hút thuốc và uống rượu. Họ lắng nghe lời thúc đẩy của các tu sĩ thánh thiện, những người khuyên họ chỉ tin cậy vào Thiên Chúa, chứ không phải trong kế hoạch của loài người: “Chính Ngài là Đấng dẫn chúng ta đến mục tiêu đích thực của cuộc hành hương trên đường đời”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button