Làm thế nào mà tôn giáo góp phần vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine?
by Phanxicovn
Thượng giáo chủ Giáo hội Épiphanie của Giáo hội Ukraine, bên trái, và Thượng phụ Đại kết Bartholomew I, bên phải, nhà lãnh đạo tinh thần của tín hữu Chính thống giáo trên thế giới, dẫn đầu thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Sofia ở Kyiv, Ukraine chúa nhật 22 tháng 8 – 2021. (Ảnh AP / Efrem Lukatsky
belgicatho.be, Anne-Sylvie Sprenger, 2022-02-26
Kể từ năm 2019, Giáo hội Chính thống Ukraine và Giáo hội Chính thống Nga đã tiến hành một cuộc chiến dành ảnh hưởng với những quan điểm chính trị quyết liệt. Kiev là nôi Kitô giáo chính thống mà Mátxcơva không thể để mất chỗ đứng của mình ở đất nước này.
Nhà sử học Nicolas Kazarian, chuyên gia trong thế giới chính thống giải thích.
Khi xe tăng của Nga sắp hàng liên tục ở biên giới Ukraine, các Giáo hội trong vùng không thể gởi đi một thông điệp hòa bình đích thực nào. Trưởng Giáo chủ Épiphane (métropolite, trưởng giáo chủ, trong Giáo hội Đông phương là giữa thượng phụ và giám mục) của Giáo hội Chính thống Ukraine chắc chắn đã kêu gọi đoàn kết, nhưng trong ưu tư phải bảo tồn bản sắc quốc gia. Còn giáo chủ Mátxcơva thì nổi tiếng là người im lặng. Những căng thẳng hiện tại có yếu tố tôn giáo rất mạnh, sử gia Nicolas Kazarian và là chuyên gia trong giới chính thống giải thích.
Làm thế nào mà tôn giáo góp phần vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine?
Sử gia Nicolas Kazarian: Việc thành lập Giáo hội Chính thống Ukraine năm 2019, tập hợp các thực thể bất đồng chính kiến với tòa thượng phụ Mátxcơva đã tạo sự chống đối trực diện với Giáo hội Chính thống Nga. Giáo hội Chính thống Nga không công nhận tính hợp pháp theo giáo luật của Ukraine và cho rằng người Ukraine đang quay lưng lại với thẩm quyền của họ để ủng hộ Giáo hội tự lập mới này.
Giáo hội chính thống Nga sợ gì?
Đầu tiên là chấm dứt quyền lãnh đạo tối cao của họ với các biểu tượng bản sắc và thiêng liêng của Chính thống giáo sla-vơ. Kiev là nôi Kitô giáo chính thống, một cách nào đó là Giêrusalem của họ. Cái neo mang tính biểu tượng và lịch sử này mang một ý nghĩa quyết định với người Nga, trong việc họ phóng chiếu trong lịch sử của họ, trong việc nắm giữ các công cụ biểu tượng để xác nhận bản sắc dân tộc của họ. Việc Mátxcơva bị tách ra khỏi lãnh thổ, trên đó Kitô giáo đã khai sinh ra thế giới Chính thống giáo, là chuyện không thể tưởng tượng được với họ.
Vấn đề thứ hai mang tính chất vật chất: đó là vấn đề quản lý các cơ sở thờ phượng. Tòa thượng phụ Nga sợ bị tước bất động sản và tài sản của họ, đặc biệt là các tu viện lớn nhất mà họ vẫn đang quản lý cho đến ngày nay, tu viện Lavra trong các hang động của Kiev và Saint-Job of Potchạev, hai trung tâm tâm linh lớn của Ukraine.
Giáo hội Chính thống đã phát triển như thế nào ở Ukraine?
Giáo hội ngày càng tăng mạnh. Theo báo cáo năm 2021 của viện nghiên cứu Razumkov, tỷ lệ giáo dân tăng từ 13 lên 24% tổng dân số của đất nước trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Nhưng chúng ta phải nhìn vào bức tranh tổng thể: Ukraine đại diện cho một phần ba tín hữu của tòa thượng phụ Matxcova. Khả năng tạo sức nặng trên trường quốc tế phụ thuộc vào các tín hữu này, vì nhờ tăng sức nặng về nhân khẩu học, mà Giáo hội có thể tự cho mình là Giáo hội đứng đầu các Giáo hội Chính thống trên thế giới. Việc Ukraine bị cắt cụt chân sẽ làm cho nước này mất vị trí lãnh đạo trong Chính thống giáo, quyền lãnh đạo mà Giáo hội dựa vào khi thể hiện mình trên trường thế giới.
Việc mất ảnh hưởng chính trị này có nghĩa là gì?
Mối quan hệ giữa tòa thượng phụ Mátxcơva và Điện Kremlin rất khắng khít. Chúng ta có thể nói tòa thượng phụ Mátxcơva có một kiểu ngoại giao song song… Nếu khả năng ảnh hưởng này của tòa thượng phụ Mátxcơva giảm, thì nó sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của Điện Kremlin. Những tác động kình địch này của Ukraine còn vượt xa ngoài biên giới, cho đến cả lục địa châu Phi.
Làm sao làm được?
Tòa thượng phụ Mátxcơva xem như chứng thực việc rạn nứt trong hiệp thông với bốn Giáo hội Chính thống giáo đã công nhận Giáo hội Ukraine (Tòa thượng phụ đại kết Constantinople, tòa thượng phụ Alexandria, Giáo hội Cyprus và Giáo hội Hy Lạp). Vì thế bây giờ họ tự cho mình quyền có thể hành động trực tiếp trên các lãnh thổ theo giáo luật của họ. Do đó, Mátxcơva đã cử các linh mục Nga qua Phi châu để thuyết phục các linh mục Chính thống giáo ở đây gia nhập Giáo hội của họ. Cách đây vài tuần, họ đưa tin lên trang đầu khi thông báo tòa thượng phụ Mátxcơva có thể sa thải hàng trăm linh mục Chính thống giáo châu Phi ở lục địa này. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tranh giành các nhà nguyện, một cuộc xung đột thay thế, thực sự đã làm thay đổi vấn đề lãnh thổ và lục địa châu Phi của người Ukraine.
Ngắn gọn một hành động trả thù.
Trên hết, đó là một cách gây áp lực lên các Giáo hội Chính thống để Giáo hội Ukraine không được công nhận hợp pháp. Nếu Ukraine không được công nhận hợp pháp, Tòa thượng phụ Mátxcơva có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là thực thể giáo hội chính quy duy nhất trên lãnh thổ Ukraine.
Nhưng tại sao chính xác lại ở Châu Phi?
Hành động trả đũa này đồng thời gắn với một chương trình nghị sự ngoại giao mà ngày nay Nga đang trong tăng cường sự hiện diện và hành động của mình trên lục địa châu Phi. Chúng ta cũng thường nói về hoạt động của quân đội Nga ở Mali. Tất cả đều là một phần của một chiến lược duy nhất. Một chiến lược mà hành động quân sự và hành động kinh tế dự vào một loạt các hành động, trong đó chiều kích tinh thần không phải vắng mặt hoàn toàn.
Về vấn đề Ukraine, ông hiểu thế nào về việc không có lời kêu gọi hòa bình rõ ràng nào từ các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga và Ukraine?
Thực tế là không có lời kêu gọi hòa bình thực sự nào từ cả các nhà có thẩm quyền của cả Giáo hội nga và Ukraine đã thực sự chất vấn tôi. Trưởng giáo chủ Épiphane của Giáo hội Chính thống Ukraine chắc chắn đã kêu gọi đoàn kết, nhưng trong ưu tư phải bảo tồn bản sắc dân tộc. Còn giáo chủ Mátxcơva thì nổi tiếng là người im lặng.
Chúng ta có nên thấy ở đây sự liên quan giữa tôn giáo và chính trị không?
Tôi không muốn đi quá xa… Nhưng tôi nghĩ sự im lặng thường nói lên nhiều điều hơn là lời nói.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch