Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Người già cô đơn – Chúng ta có quan tâm đến không?

catholicnewsagency.com, Mary Rezac, Denver, 25.9.2016

Rôma tháng tám, đó là ngày lễ hội chó mùa hè, gần như mọi người rời Thành phố Vĩnh cửu để ra biển hoặc đi một nơi nào đó nghỉ hè.

Hàng năm vẫn thế, chủ yếu là để thành phố đi theo một nhịp chậm lại trong hai tuần hoặc hơn. Đây cũng là thời gian cô đơn, nhất là đối với người lớn tuổi, họ không còn đi du lịch nữa.

nguoigia

Ngày 2 tháng 8, cảnh sát Ý phát hiện hai vợ chồng, ông Jole, 89 tuổi và bà Michele, 94 tuổi, cả hai sống trong khu phố Appio của Rome. Họ đặc biệt cô đơn vì trong một thời gian dài không ai thăm hỏi, họ khóc lớn đến nỗi láng giềng lo ngại phải gọi cảnh sát; khi tới nơi, cảnh sát không thấy tội phạm, mà chỉ thấy hai người rất cô đơn.

Ngoài việc săn sóc sức khỏe, cảnh sát tặng họ một số vật dụng tiện nghi.

Trang Facebook của cảnh sát Ý viết: “Họ chuẩn bị một bữa ăn tối ấm cúng. Một đĩa mì với bơ và pho mát. Thật sự thì không có gì đặc biệt. Nhưng có một phần đặc biệt ở bên trong, đó là tất cả tình người của họ.”

Buồn thay, vấn đề cô đơn của người già không chỉ giới hạn trong những ngày nghỉ hè ở Rome – nó là một vấn đề đang phát triển trên toàn thế giới.

Hồi đầu tháng này, bà Katie Hafner của tờ New York Times tường trình, tại Anh quốc và Hoa Kỳ, gần một phần ba người trên 65 tuổi sống một mình. Tại Hoa Kỳ, một nửa những người trên 85 tuổi sống một mình. Các nghiên cứu tại cả hai nước cho thấy sự phổ biến của tình trạng cô đơn trong số những người lớn hơn 60 tuổi là từ 10 đến 46 phần trăm.

Dù không phải là một căn bệnh thể chất ở bên trong và tự chính nó, nhưng tình trạng cô đơn lâu ngày có thể gây tác hại đến sức khỏe thể chất. Một số nghiên cứu cho thấy, sự cô lập xã hội hoặc cảm giác cô đơn có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng về bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ và thậm chí chết sớm.

Nữ tu Constance Veit, giám đốc truyền thông của Dòng Tiểu Muội Người Nghèo, một Dòng nữ tu Công giáo chuyên “cung cấp cho người cao tuổi nghèo túng nhất thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo một nơi ở, tại đó họ sẽ được đón tiếp như Chúa Kitô, được chăm sóc như gia đình và với nhân phẩm cho đến khi Chúa gọi họ về.” Các xơ hiện đang điều hành hơn 25 ngôi nhà cho người già tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên khắp thế giới.

Sơ Constance nói với hãng ti CNA rằng người già cô đơn thường tiều tụy so với những người đã chết trước họ, hoặc có thể là các thành viên của gia đình sống xa họ hoặc họ đã bị xa lánh.

“Thực tế chúng tôi nhận thấy là bạn không bao giờ có thể thực sự thay thế những người đã ra đi, vì vậy đối với hầu hết các cư dân ở đó luôn có một lỗ hổng không thể lấp được, có thể nói như vậy,” sơ nói. Nhưng chúng tôi làm những gì tốt nhất có thể.”

Sơ Constance nói rằng Các Tiểu Muội và nhân viên của họ luôn tỉnh táo để phát hiện các dấu hiệu của cô đơn và tình trạng cô lập giữa các cư dân, và các sơ làm tốt nhất để kết nối với họ thông qua các sinh hoạt nhóm và các mối quan hệ giữa người này với người kia.

“Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không đến đây chỉ để chăm lo các nhu cầu vật chất và y tế của người dân, nhưng chăm sóc toàn bộ con người,” sơ nói.

Bài báo của New York Times mô tả các dịch vụ và tổ chức khác nhau tại Anh quốc đang làm việc để chiến đấu chống lại sự cô đơn của người già. Mặc dù Hoa kỳ cũng có những chương trình tương tự, nhưng nghiên cứu và nâng cao nhận thức của đương sự ở Anh quốc đi trước Hoa kỳ nhiều hơn.

“Tại Hoa kỳ, không có nhiều công nhận về các sáng kiến sức khỏe công cộng hoặc những người trung bình không nhận ra sự cô đơn ảnh hưởng tới sức khỏe,” Julianne Holt-Lunstad, giáo sư tâm lý học tại Đại học Brigham Young nói với tờ New York Times. Nghiên cứu riêng của bà cũng liên kết sự cô đơn với sự suy giảm sức khỏe.

John Lewis, một nhà bán lẻ của Anh quốc được biết đến qua các quảng cáo Giáng sinh ấm áp hợp tác với tổ chức Tuổi Già Anh quốc, một cơ quan từ thiện cho người lớn tuổi, để nâng cao nhận thức về sự cô đơn của người già, đặc biệt là trong những ngày nghỉ.

Trong video, một cô gái trẻ hốt hoảng phát hiện ra rằng có một ông già cô đơn trên mặt trăng vào dịp lễ Giáng sinh. Quyết tâm chứng tỏ cho ông thấy là ông không cô độc, cô gửi một số quà tặng Giáng sinh trong không khí theo cách của mình.

Thống kê thu thập ở Anh quốc đã thấy rằng một triệu người cao niên cả một tháng không nói chuyện với ai. Các thống kê tại Hoa Kỳ có lẽ cũng gây sốc tương tự, sơ Constance nói.

Nghĩ tới một người già một tháng không nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, thì thật là buồn,” bà nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đồng ý. Có lần sau khi đi thăm một bà cụ vào tháng Tám đã không gặp gia đình từ lễ Giáng sinh, ngài nói sự bỏ bê người già là một “tội trọng”.

“Bỏ bê người già thật là một tội trọng… Người già không phải là người ngoài hành tinh. Chúng ta là họ – sớm hay muộn chúng ta không tránh khỏi, mặc dù chúng ta không muốn nghĩ về nó,” ngài nói trong một buổi tiếp kiến chung vào tháng 3 năm 2015.

“Con cái không thăm cha mẹ già yếu và bệnh tật của mình là tội trọng. Các bạn hiểu không?”, Ngài nói thêm.

Chính Đức Thánh Cha đã có một mối quan hệ rất gần gũi với bà ngoại của ngài khi ngài lớn lên, và nhiều lần, ngài đã thúc giục người Công giáo không được bỏ bê người già hoặc ký ức mà họ mang đến cho gia đình và xã hội.

Sơ Constance nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô dã từng nói: “Chúng ta không có ý thức của kỷ niệm, không đánh giá cao lịch sử gia đình và gia đình truyền thống, những điều đó được dùng để gắn kết các thế hệ với nhau trong gia đình.”

Chúng ta cũng đã mất ý thức “của lòng hiếu thảo, mà chúng ta có bổn phận với nhau trong gia đình và đặc biệt với các người già của chúng ta,” sơ nói thêm.

“Một phần khác của vấn đề có thể là người già không biết làm thế nào để sử dụng công nghệ mới, họ bị loại ra khỏi vòng mạch,” sơ Constance nói. Một gia đình liên lạc với nhau qua một nhóm nhắn tin có thể vô tình bỏ người già ra ngoài vì họ không biết nhắn tin.

Nhưng lỗi không chỉ do những người trẻ – đó là một vấn đề qua lại, sơ Constance lưu ý.

“Một cách tương đối, thế hệ già là thế hệ sinh ra sau thế chiến thứ hai cũng đã không nuôi dưỡng sự gắn bó,” sơ nói.

“Họ độc lập nhiều hơn, có thu nhập nhiều hơn và có cách làm việc của riêng họ, nhưng khi có chuyện xảy ra và trở nên yếu đuối, họ không thực sự thiết lập các mạng lưới chính họ hoặc những liên kết mạnh mẽ, vì vậy tôi nghĩ nó thực sự có qua có lại … nó chỉ là loại buồn, nó để lại cho chúng ta một chút cô lập.”

Cô lập xã hội cũng có thể trở thành một vấn đề tự tồn. Các nghiên cứu cho thấy, một cách phản trực giác, cô lập xã hội thường làm cho người ta đi vào một loại chế độ bảo vệ, ở đó thay vì vươn tới các hỗ trợ họ cần, họ tự đóng cửa tách rời xã hội.

Điều quan trọng nhất mà người ta có thể làm để chống lại vấn đề này là tìm cách nào có ý nghĩa để kết nối với người cao tuổi trong cuộc sống của họ, sơ Constance nói.

“Ngay cả khi bạn cảm thấy như không có người già trong cuộc sống của mình nhưng rất có thể là bạn có người cao tuổi trong khu phố hoặc trong giáo xứ của bạn, có thể trong gia đình mở rộng của bạn gồm cô dì và chú bác,” sơ nói.

“Tiếp cận với họ và liên hệ với họ và để tạo ra sự gắn bó với họ một cách cố ý, hoặc đi thăm người đó hoặc chở họ đi nhà thờ hoặc mua sắm, hoặc tụ họp họ vào trong những chuyện khác,” sơ Constance nói thêm.

Đối với những người già sống ở xa, dạy cho họ cách sử dụng Skype hoặc một số công nghệ khác giúp họ giữ liên lạc cũng là quan trọng, sơ nói.

Các Tiểu Muội Người Nghèo ở Washington, DC, nơi sơ Constance có văn phòng, nằm ngay bên kia đường của Đại học Công giáo Hoa kỳ, gửi sinh viên tình nguyện đến nhà bốn đêm một tuần. Người trẻ tuổi đến đó để kết tình bằng hữu với người già, đó là mối quan hệ rất hỗ tương, sơ Constance nói.

“Đôi khi tôi nhìn ra ngoài và thấy các bạn sinh viên đang kể các khó khăn, đau khổ, niềm vui và nỗi lo lắng của họ cho các bà lớn tuổi nghe, và các sinh viên cảm thấy mình được lắng nghe,” sơ nói.

“Vì vậy, mối quan hệ là hỗ tương, người già nhận được một cái gì đó từ các sinh viên, nhưng các sinh viên – dù họ kể về quan hệ đau khổ hoặc lo lắng trong việc học, người già sẽ lắng nghe một cách khác hơn so với bạn bè mà họ đã nghe suốt ngày. Người già thực sự có thể lắng nghe hơn cái cảm giác lo lắng của người trẻ, và là một hỗ trợ tuyệt vời cho người trẻ nếu người trẻ dành thời gian để nhận ra điều đó.”

Các Tiểu Muội ở D.C cũng đang phát động một sáng kiến gọi là “Người Trẻ & Người Già cho Cuộc Sống”, một phong trào cầu nguyện cho Tin Mừng của Sự Sống, tập hợp người trẻ và người già lại với nhau.

Tăng cường mối liên kết giữa các thế hệ – hoặc những gì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng gọi là “giao ước giữa các thế hệ” – là một trong các điều phò-sự-sống nhất mà người Công giáo và Kitô hữu có thể làm, sơ Constance nói thêm.

“Đó chỉ là tái thiết lập hoặc tăng cường (những gắn bó) mà chúng ta có thể chiến đấu chống lại sự cám dỗ của phá thai, an tử và trợ tử, bằng cách liên kết với nhau mạnh mẽ hơn và trân quý cuộc sống của người khác, cả người rất trẻ lẫn người rất già.”

Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ

Bài liên quan

Back to top button