Vì sao giám mục Xavier Malle có nhiều người theo trên mạng xã hội lại… tắt mạng!
by Phanxico.vn
Vì sao giám mục Xavier Malle có nhiều người theo trên mạng xã hội lại… tắt mạng!
famillechretienne.fr, Camille Lecuit, 2021-09-07
Đức Giám mục Xavier Malle, 56 tuổi, giáo phận Gap, Pháp, là một trong các giám mục tích cực nhất trên các trang mạng xã hội. Kể từ ngày 14 tháng 9, ngài chuyển sang “chế độ tạm ngưng” dài hạn, nghĩ rằng hoạt động ảo này làm ngài xa sứ mệnh mục vụ của mình.
Ngài giải thích lý do quyết định của mình… có thể làm cư dân mạng suy nghĩ. Giám mục nêu lên các khó khăn trên cương vị của một giám mục trên mạng xã hội.
“Tuyên xưng và loan báo các điều kỳ diệu của Chúa.” Câu trích từ sách Tôbia là phương châm của giám mục giáo phận Gap và Embrun. Và tại sao lại không dám tuyên xưng trên các trang mạng xã hội, khoảng không gian của thời hiện đại? Bốn năm sau khi mở tài khoản trên mạng Twitter, giám mục Xavier Malle tự hỏi về lý do cho sự dấn thân tốn thì giờ này của mình… Với khoảng 7.200 người theo dõi, hơn 14.000 tweet, trung bình 10 câu mỗi ngày, giám mục đã có mặt rất nhiều trên mạng. Để có một so sánh, Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit của giáo phận Paris có 20.000 người theo, giám mục Hervé Giraud, giáo phận Sens-Auxerre có gần 47.000 người theo và của cha Grosjean có 46.000 người theo trên Twitter.
Chiếc kính lúp khổng lồ
Nếu giám mục Malle từ giã mạng xã hội dài hạn, nhưng chuyện này không liên quan gì đến các tranh cãi chung quanh video của linh mục trẻ Mathieu trên Tiktok, cha nói ngược với giáo huấn Giáo hội về đồng túnh, một cái “gai” của Hội đồng Giám mục Pháp.
Quyết định của giám mục Malle là kết quả của nhiều tháng suy tư mà ngài đã kể lại trong một bài báo dài đăng trên trang giáo phận của ngài.
Trước hết, ngài công nhận một đam mê gần như mê hoặc mà mạng xã hội có thể khơi dậy và theo ngài, dấn thân này đòi hỏi: “Một sự diện diện lâu dài, chấp nhận tiếp xúc, chấp nhận mâu thuẫn, vừa có óc hài hước vừa suy nghĩ, kể một ít về đời sống hàng ngày của mình, v.v. Nếu ngài cho rằng, với tư cách cá nhân, sự có mặt của một giám mục trên mạng xã hội là điều không cần thiết, ngài bị cuốn hút vào mạng… thì bây giờ đã đến lúc ngài phải tách nó: “Bây giờ, tôi thấy rất nhiều bất tiện. Thực tế là tôi không hài lòng với tình trạng này. Mạng xã hội là chiếc kính lúp khổng lồ nói nhiều về tác giả.”
Kiêu căng, lãng phí thì giờ và thiếu độ lùi
Chắc chắn giám mục chia sẻ một ghi nhận khác mà phần lớn những người mê Twitter, Facebook và các trang mạng khác cùng chia sẻ: khía cạnh tốn thì giờ và niềm tự hào có thể quản lý trang. “Nguy cơ là nghĩ: bạn đọc like tôi, nhìn xem, số lượng người theo tôi trên Twitter, trên Facebook nhiều chưa! […] Nhưng tôi có quá gắn bó vào những tài khoản chính thức mới này không? Tôi quá sung túc vì sự công nhận của xã hội này không? Làm thế nào để tôi trả lời câu hỏi của Chúa hỏi người thanh niên giàu có: ‘Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi’(Mt 19). Có phải những mạng xã hội này đang làm tôi phân tán và ngăn tôi trở nên ‘một với Chúa Kitô’ đây không?
Ngoài những nguy cơ này còn nguy cơ của phản ứng tức thời. Truyền thống của một tu sĩ đàng hoàng, muốn một câu Tweet có ý nghĩa phải mất thì giờ của một thánh lễ, của một đêm! Nhưng điều này thường không làm được trên mạng xã hội, thường chúng ta thiếu độ lùi!”
Vì thế ngài thú nhận mình đã rơi vào bẫy của sự tức thời, các chủ đề tạo căng thẳng nhanh chóng. Tiếp nhận người tị nạn, đại dịch Covid 19 và vắc-xin…
Mô tả về “một mô hình thu nhỏ” mà các phản ứng đôi khi rất hung hăng, giám mục nhận thấy bầu khí trên các trang mạng xã hội: “Tôi đã phải chịu rất nhiều bạo lực bằng lời nói (…) Tôi muốn đối thoại với những người có ý kiến trái chiều, nhưng trên thực tế là không thể,” ngài cho biết nhiều khi ngài không ngần ngại có lời nói châm chọc mỉa mai trên Twitter. Muốn đối thoại với người nói ngược với mình, trên thực tế là không thể được: ai cũng có ý tưởng riêng của mình và họ đi tìm đồng minh trên mạng để khẳng định ý của mình, họ không đọc lập luận và các liên kết dẫn đến các bài báo mà bạn đề nghị. Đây là vương quốc của những tin giả.”
Những khó khăn riêng cho sứ vụ của một giám mục
Rủi ro này cũng do phản ứng tự nhiên của tôi. Giám mục Malle cũng nhấn mạnh một khó khăn riêng trong cương vị giám mục của mình: “Tôi ý thức rõ, lời nói của giám mục là lời nói của toàn Giáo hội và của toàn giáo phận, vì những “người theo dõi” không phân biệt được. Đôi khi đường hướng khó duy trì, vì giáo phận không thể can thiệp vào một số vấn đề nào đó.” Ngài trích dẫn đến vấn đề diệt trừ sói, rất quan trọng và cũng là tế nhị trong vùng Hautes-Alpes của ngài, ngài muốn nói nhưng không thể không liên quan đến giáo phận. “Một cách tích cực, mạng xã hội đã trở thành nguồn cung cấp thông tin cho các nhà báo. Một số nhà báo gọi tôi vì họ đọc tin tức của tôi ở đó. […] về mặt tiêu cực, nhà báo có thể bị cám dỗ dùng một lời không đúng ngữ cảnh. Rủi ro khi có làn sóng truyền thông không kiểm soát được”.
Theo một cơ chế gần như tất yếu, mạng xã hội dẫn đến việc “xếp loại”. Chẳng hạn về mặt chính trị, người ta nghĩ tôi ở cánh hữu khi tôi bảo vệ sự sống chưa được sinh ra, bảo vệ một kết thúc tự nhiên mà không có an tử, hoặc ngược lại tôi ở cánh tả nếu tôi nói về người tị nạn đi qua các ngọn núi của chúng tôi.” Cả một vấn đề, “một giám mục không nhất thiết phải ở cánh hữu hay cánh tả; giám mục là mục tử của mọi người. Nhưng nhiệm vụ của giám mục là tìm kiếm đâu là tiêu chuẩn của phân định phù hợp với Tin Mừng và giáo lý xã hội của Giáo Hội và chia sẻ chúng”. Ngài hối tiếc về “hiệu ứng phóng đại” của mạng xã hội: “Nhiều người nghĩ tôi quá tập trung vào một số chủ đề nào đó hoặc tôi dành quá nhiều thì giờ cho những kênh này: chắc chắn điều này đúng một phần. Kết quả là cái nhìn méo mó về tác giả của các câu tweet hoặc các bài đăng.”
Khó khăn rao giảng Tin Mừng trên mạng
Công việc phân định của giám mục có trình độ công nghệ cao cũng nêu bật các khía cạnh tích cực của mạng lưới: “Với tôi, đây là phương tiện đặc biệt để suy nghĩ và nói về bản thân”, ngài mô tả lợi ích của “sự hiện diện và lời nói của giám mục” trên “lục địa kỹ thuật số” này theo công thức của Đức Bênêđictô XVI.
Nếu các mạng lưới cho phép “một hình thức gần gũi với tín hữu của giáo phận và còn hơn thế nữa”, thì giám mục Xavier Malle muốn trở về với các hy vọng mục vụ: “Liệu lời của tôi có truyền đi niềm hy vọng của Chúa không? Dứt khoát tôi không có cái gì gọi là truyền giáo trên mạng xã hội.”
Thực tế ngài không hài lòng với tình trạng này. Sự bất mãn là do ngài bị vỡ mộng: “Sau những năm có mặt trên trang mạng xã hội, trước hết trong tư cách linh mục, sau là giám mục, tôi trở về với niềm hăng say lúc đầu. Đức Phanxicô đã nói về một sự ‘vỡ mộng giao tiếp’ (Thông điệp Tất cả anh em Fratella tutti), về sự nghèo nàn của tương tác ảo này.”
Tin chắc suy nghĩ này có thể có lợi cho những người dùng các trang mạng xã hội dù họ có là giám mục hay không. Giám mục Malle đã xét mình: “Tôi có quá gắn bó với những tài khoản chính thức này không? Tôi có quá sung túc từ sự công nhận của mạng xã hội này không?” Các lời khuyên của các giám mục đồng hữu cũng như phân định cá nhân của mình đã dẫn giám mục Malle trở về với thinh lặng… Nhưng lời của ngài sẽ được các trang mạng xã hội của giáo phận chuyển tiếp. Ngài chưa đưa ra ngày chấm dứt kỳ “nghỉ dài hạn” này. Chưa ai biết được!
Nguyễn Tùng Lâm dịch