15 phong tục đón Tết Dương lịch của các quốc gia châu Âu và châu Mỹ
Anh
Ở Anh, bài hát được bật lên vào thời khắc giao thừa không phải là “Happy New Year” mà là “Auld Lang Syne” (nghĩa là thời gian trôi qua). Bài hát vốn dĩ là một bài thơ, được nhà thơ Robert Burns viết vào năm 1788. “Auld Lang Syne” mang thông điệp nhắc nhở mọi người hãy yêu thương, quý trọng gia đình, người thân xung quanh mình, hãy luôn để những người thân yêu ấy trong tim cho dù họ có ra đi mãi mãi.
Ở Anh, vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus hoặc ở những nơi mà nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben.
Theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm.
Ý
Ở Ý có một phong tục thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ. Người Ý cho rằng mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn trong cả năm.
Ở Ý, không một ai ra ngoài đường trong đêm giao thừa vì khi chuông đồng hồ đánh 12 tiếng, mọi người sẽ vứt hết đồ đạc cũ, hư hỏng ra ngoài đường phố. Sở dĩ có phong tục như thế vì người Ý cho rằng nếu vứt hết đồ đạc cũ thì sang năm mới mình sẽ có được những đồ vật mới.
Đức
Người Đức quan niệm rằng người đầu tiên họ gặp trong năm mới sẽ là người có ảnh hưởng lớn đến với họ trong năm. Đối với các cặp đôi đang yêu nhau, họ sẽ ở bên nhau và trao nhau nụ hôn vào đúng thời khắc chuyển giao giữa hai năm, vì có lời đồn rằng nếu không hôn nhau vào khoảng khắc đó họ sẽ chịu cảnh chia ly.
Ở Đức còn có phong tục thú vị khác là trước giao thừa 15 phút, mọi người sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ vang lên, họ sẽ nhảy xuống ghế và ném một đồ vật nặng ra phía sau. Phong tục này có ý nghĩa là vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để tiến tới một năm mới hạnh phúc, bình an.
Mỹ
Ở các bang miền Nam nước Mỹ, vào lúc giao thừa, mọi người thường ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen vì mỗi củ cải họ sẽ kiếm được 1000 đôla, còn với mỗi đậu mắt đen họ sẽ kiếm được 100 cent. Theo lời những người xưa thì để điều này linh nghiệm họ phải ăn tới 365 hạt.
Đối với những cặp đôi yêu nhau họ sẽ trao cho nhau nụ hôn vào đêm giao thừa. Đây là một phong tục cổ xưa của người Mỹ, họ làm vậy vì cho rằng điều đem đến may mắn và những điều tốt đẹp trong năm mới.
Ở Mỹ vào thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới, ở quảng trường Thời đại, họ sẽ hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy.
Pháp
Người Pháp dùng rượu để đón năm mới. Từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 người Pháp mở tiệc, uống rượu say sưa. Theo quan điểm của người Pháp, uống cạn rượu sẽ đem lại may mắn cho họ vào năm mới; nếu không uống hết thì trong năm mới sẽ gặp điều xui xẻo.
Ngoài ra vào sáng sớm mùng 1, người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió. Nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa; nếu gió Tây thổi thì đây là năm may mắn đối với những người làm nghề đánh cá và nuôi bò sữa; nếu là gió Đông thì năm ấy hoa quả được mùa, nhà nhà bội thu; còn là gió Bắc thổi thì sẽ một năm mất mùa.
Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 trái nho khi chuông nhà thờ điểm 12 giờ để cầu mong 12 tháng ngập tràn niềm vui, sự hạnh phúc. Ngoài ra phong tục này cũng thể hiện ước mong sang năm mới mọi người sẽ có một mùa nho bội thu.
Ở Tây Ban Nha vào ngày Tết trẻ con không được cáu kỉnh, khóc lóc và đánh nhau. Đó là điều cấm kỵ. Ngoài ra người Tây Ban Nha thương hay đeo đồng tiền bằng vàng hoặc bằng đồng bên người, biểu thị sự may mắn.
Canada
Ở Canada, người dân đón chào năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà. Theo quan niệm của họ điều ấy sẽ xua đuổi ma quỷ và năm mới sẽ được bình yên.
Ở bang British Columbia của Canada, người dân có phong tục đón tết kỳ lạ và nghe qua “lạnh cả người. Mọi người nơi đây sẽ mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng khi năm mới đến, mà vào thời gian này, Canada đang ở trong thời điểm lạnh nhất năm.
Đan Mạch
Ở Đan Mạch có phong tục thú vị vào năm mới. Đó là những người hàng xóm sẽ qua nhà nhau, đứng trước cửa nhà và ném bát đĩa. Nhà nào càng có nhiều đĩa vỡ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới, và điều đó chứng minh họ có nhiều bạn thân.
Chile
Người dân Chile có tục đón năm mới ở nghĩa trang. Cùng với người thân, họ đến nghĩa trang để nhớ về những người đã mất.
Mexico
Vào đêm giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ với mong muốn tìm thấy tình yêu. Ngoài ra còn có một số người xách vali đi khắp nhà với hy vọng năm sau được xuất ngoại.
Scotland
Brazil
Trong ngày tết Dương lịch, người dân Brazil tay cầm đuốc trèo lên các ngọn núi cao để tìm hái trái bu-lô vàng – một loại trái tượng trưng cho hạnh phúc. Mọi người gọi chuyến đi này là “cuộc tìm kiếm hạnh phúc”.
Vùng nông thôn Brazil có phong tục thú vị là kéo lỗ tai. Ngày tết, mọi người gặp nhau và kéo lỗ tai nhau để thể hiện sự chúc phúc.
Người Brazil có thói quen mặc quần áo trắng vì họ quan niệm rằng màu trắng sẽ đem lại may mắn trong năm mới.
Vào đêm giao thừa, người Scotland tổ chức ngày hội Hogmanay, những người đàn ông diễu hành trên phố và mang theo ngọn đuốc lớn, tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Theo quan niệm, những ngọn lửa này sẽ mang lại ánh sáng và sự trong sạch cho năm mới.
Argentina
Đối với người Argentina, nước được xem là thứ “tinh khiết” nhất trong vạn vật. Vì vậy, trong ngày tết mọi người đều ra sông để tắm chào năm mới. Vào đêm giao thừa, mọi người sẽ tập trung ăn bữa tối đặc biệt vào lúc 11 giờ.
Cuba
Ở Cuba vào đêm giao thừa, ở cửa sổ mỗi nhà, mọi người đều đổ nước đến 12 giờ đêm để lấy may mắn. Khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên tiếng đầu tiên, mọi người bắt đầu nuốt hạt nho, hết 12 tiếng chuông thì phải nuốt được 12 hạt nho. Làm được điều đó thì năm mới sẽ được thịnh vượng, phát tài.
Colombia
Đốt “Ngài năm cũ” là một phong tục có từ lâu đời của người Colombia, đòi hỏi sự tham gia của các thành viên trong gia đình. Mọi người cùng nhau làm một con búp bê đại diện cho năm cũ, họ sẽ nhét vào bên trong con búp bê những vật dụng không cần thiết và đốt nó vào đêm giao thừa. Phong tục này có ý nghĩa rũ bỏ những điều không vui, đón chào một năm mới hạnh phúc.