4 sự thật thú vị về não của người chơi đàn piano…
4 sự thật thú vị về não của người chơi đàn piano: Khác hẳn với những người bình thường khác.
Bởi Soya
Piano là một loại nhạc cụ tuyệt vời và những người làm nên những âm thanh trong trẻo từ phím dương cầm hẳn sẽ có một nét đặc biệt nào đó mà bạn muốn khám phá. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn một sự thật thú vị về điều khác biệt của những người chơi nhạc cụ này.
Những người chơi đàn piano phải dành một lượng thời gian lớn trong ngày để luyện gam, lặp đi lặp lại những nốt nhạc đơn giản chỉ để khiến kĩ thuật của họ đạt đến trình độ điêu luyện. Và khi người nghệ sĩ trình diễn những bản nhạc, bàn tay lướt trên phím đàn của họ có thể mang đến cho khán giả một hiệu ứng tương tự như khi họ chứng kiến những màn ảo thuật hay thưởng thức một vở ba lê. Và bạn có thắc mắc điều gì làm nên điều tuyệt diệu này không?
Não của người chơi đàn piano thậm chí còn hoạt động khác hẳn với não của các nhạc sĩ. (Ảnh: Internet)
Khi một người chơi đàn piano, những xung điện li ti lướt ngang các nơtron trong não họ theo một cách khác với của những người người đi xem hoà nhạc. Não của người chơi đàn piano thậm chí còn hoạt động khác hẳn với não của các nhạc sĩ. Tất cả là do những cây dương cầm thanh nhã, chúng khiến cho nhạc công và não bộ của họ trở nên độc đáo. Và dưới đây là 4 điểm khác biệt trong não bộ của người chơi đàn piano.
1. Chúng cân bằng hơn nhiều
Người chơi piano khi mới sinh ra đều giống như tất cả chúng ta có xu hướng sử dụng một bên não nhiều hơn bên còn lại. Điều này không có gì là bất thường. Nhưng khi người chơi đàn piano bắt đầu tập những kĩ thuật đầu tiên, họ đã sử dụng cả hai bán cầu não cho đến khi nắm vững cách chơi bằng hai tay. Thực tế, nếu một tay yếu hơn tay còn lại thì người đó sẽ không thể chơi được piano.
Sự cần thiết phải luyện tập và làm chủ cả hai tay khi chơi đàn
làm bộ não hoạt động một cách hiệu quả và vững chắc. (Ảnh: Internet).
Cả hai tay không có kỹ thuật thì âm thanh phát ra sẽ rất nặng và không đạt mức cân xứng tốt nhất. Sự cần thiết phải luyện tập và làm chủ cả hai tay khi chơi đàn làm bộ não hoạt động một cách hiệu quả và vững chắc. Cùng với việc luyện tập, dù cho mỗi người chơi có một bên tay mạnh hơn khi mới bắt đầu, nhưng khi họ đã nắm vững kĩ thuật, thì bên tay yếu hơn sẽ trở nên mạnh như bên tay khoẻ.
2. Họ có thể làm nhiều công việc một lúc một cách hiệu quả và logic
Một người chơi đàn piano cũng dễ dàng tạo ra sự kết nối giữa các thuỳ não trước của họ. Nhưng điều đó có nghĩa là gì?
Về cơ bản, phần não đầy chức năng này bao gồm cả việc kiểm soát những phản ứng cảm xúc, hành vi xã hội và thậm chí tính cách bốc đồng, vì thế sẽ rất có lợi nếu bạn có thể tiếp cận tới phần não này dễ hơn phần lớn những người khác.
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein chơi đàn rất giỏi. (Ảnh: Internet).
Điều này cũng có nghĩa là người chơi đàn piano có khả năng giải quyết vấn đề và làm nhiều việc cùng một lúc tốt hơn những người bình thường khác và cũng có thể sử dụng sự sáng tạo của mình một cách dễ dàng hơn.
3. Họ thoải mái hơn trong việc biểu lộ con người thật của mình
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Ana Pinho chỉ ra rằng khi chơi đàn những người tập luyện tốt sẽ đóng phần não thường tiếp nhận những tín hiệu sáo rỗng hay bề mặt. Điều này cho phép họ thể hiện chân thực nhất họ là ai và họ muốn “nói” gì bằng âm nhạc, hơn là chơi vài tiết tấu lặp lại một cách máy móc. Kĩ năng này trở nên hữu dụng trong cuộc sống thường nhật khi mà những lời khuyên kiểu như “hãy là chính mình” sẽ thật sự có ích cho những người sở hữu những ngón tay điêu luyện này.
4. Họ có khả năng sử dụng năng lượng não bộ của họ hiệu quả hơn
Phần não phụ trách về kỹ năng vận động sử dụng ít năng lượng hơn. Dường như một khi bạn nắm vững chuyên môn, thì bộ não cần ít máu và oxy hơn cho vùng này, do đó nó sẽ giải phóng năng lượng tới các phần khác như là sự kết nối cảm xúc và tiết tấu của bài hát.
Khi người chơi đàn piano chơi một bản nhạc ngẫu hứng,
phần não chỉ huy trung tâm ngôn ngữ bất ngờ sáng lên. (Ảnh: Internet)
Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Chales Limb, ông phát hiện rằng khi người chơi đàn piano chơi một bản nhạc ngẫu hứng, phần não chỉ huy trung tâm ngôn ngữ bất ngờ sáng lên. Người ta cũng thấy khi chơi một đoạn nhạc theo phong cách mời gọi và hồi đáp, những người chơi quả thật là đang trò chuyện với nhau!
Bạn có thấy những người chơi piano khá tuyệt vời và đặc biệt không? Và hãy cố gắng dành chỉ năm phút mỗi ngày nếu bạn có đàn piano. Biết đâu bạn có thể trở thành một Rachmaninov tiếp theo, hay thậm chí là Chopin, hoặc chỉ đơn giản là bạn có thể rèn luyện não bộ của mình một cách tốt nhất hay nhớ chính xác được nơi để chìa khoá xe ở đâu!
Theo Lifehack
Xuân Dung biên dịch/ĐKN