Đọc báo dùm bạnLướt webThường thức gia đình

Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa?

Nước là “thần dược” cho sức khỏe và vẻ đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng tạo được cho mình thói quen uống nước đúng cách.

Tư thế uống nước

Sức khỏe - Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa?


Thông thường, chúng ta sẽ đứng khi uống nước vì như vậy sẽ có thế hơn. Tuy nhiên, nước sẽ nhanh chóng di chuyển xuống ruột khi bạn đứng uống nước. Vì vậy, các dưỡng chất của nước không được hấp thụ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, tổn thương thận và đau dạ dày. Tư thế chuẩn khi uống nước là bạn nên ngồi thật thoải mái. Tư thế này giúp dòng nước trung hòa và dễ dàng đi tới các cơ quan trong cơ thể.

Thường xuyên uống nước 

Sức khỏe - Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa? (Hình 2).


Mùa Hè đến, chúng ta thường xuyên có hoạt động ngoài trời. Việc này khiến bạn mất đi thói quen uống nước thường xuyên. Trong lúc chờ đợi bạn khát, cơ thể đã bốc hơi 2% lượng nước. Thường xuyên uống nước trong ngày giúp cơ thể “ngậm nước”, hạn chế thói quen ăn vặt. Hãy chủ động uống nước trước khi tham gia hoạt động ngoài trời để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Nhiệt độ nước uống 

Mùa Hè càng tới gần thì chúng ta càng muốn giải khát bằng những ly nước lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ nước uống ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể bạn. Uống nước đúng cách, nhiệt độ phù hợp có thể thay đổi tình trạng sức khỏe một cách đặc biệt.

Sức khỏe - Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa? (Hình 3).


– Nước lạnh (2-10° C): Sau khi nước lạnh vào cơ thể, các mạch máu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày sẽ nhanh chóng bị co lại. Sự lưu thông máu cục bộ chậm lại khiến cho chức năng tiêu hóa và hấp thu bị ảnh hưởng.

– Nước mát (20-30° C): Nhiệt độ này thực sự là thích hợp nhất để uống. Trước hết, nước mát không làm kích thích đường tiêu hóa và chức năng tiêu hóa sau khi uống. Theo một số chuyên gia, uống nước mát có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày.

– Nước ấm (40-50° C): Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh.

– Nước nóng (70-80° C): Các tế bào biểu mô trên bề mặt thực quản mỏng manh hơn nhiều so với khoang miệng. Khi chúng ta nuốt đồ ăn uống nóng vào miệng mà không làm nguội làm cho thực quản bị tổn thương. Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế đều cho rằng uống đồ uống nóng trên 65° C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Đúng giờ, đủ lượng

Sức khỏe - Bạn đã uống nước đúng cách hay chưa? (Hình 4).


Thành lập thói quen uống nước theo thời gian và lượng nước thích hợp có tác động tích cực đến cơ thể. Không phải ai cũng cần một lượng nước giống nhau trong một ngày. Mẹo nhỏ để biết cơ thể bạn cần bao nhiêu nước là hãy lấy cân nặng của mình chia cho 30.

– Ngay sau khi ngủ dậy: Bạn nên uống ít nhất 1-2 ly nước. Điều này giúp kích thích các cơ quan của cơ thể và loại bỏ các chất độc.

– Trước và sau khi ăn: Các bác sĩ không khuyến khích bạn uống nước quá nhiều trong bữa ăn. Từ 8h00 – 9h00, sau khi ăn sáng xong và đi tới chỗ làm thì bạn cũng làm thêm 1 ly nước nữa để cơ thể sảng khoái và giải nhiệt. Trong khoảng 11h00 – 12h00, lúc này bạn ngồi làm việc trong phòng máy lạnh đã lâu khiến cơ thể mau chóng mất nước và da có hiện tượng bị khô, hãy làm ngay 1 ly để da ẩm mịn. Thời gian từ 19h00 – 20h00, thời điểm trước bữa tối cũng lý tưởng để uống một cốc nước nếu bạn đang trong quá trình giảm cân. Điều lưu ý là dù khát đến mức nào bạn cũng không nên uống nước ngay sau bữa ăn.

– Trước khi tắm: Một cốc nước ngay trước khi tắm giúp điều chỉnh huyết áp, giảm sự mệt mỏi trong ngày.

– Trước khi ngủ: Uống một ly nước trước khi đi ngủ 30 phút giúp ngăn ngừa sự mất nước trong cơ thể và do đó ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ nếu bạn không muốn mặt mình sưng lên vào sáng hôm sau.


Hương Anh
https://www.nguoiduatin.vn/ban-da-uong-nuoc

Bài liên quan

Back to top button