Cầu tre Soho – Cam kết bền vững với tương lai
Các kiến trúc sư Indonesia không biên giới (ASF-ID) đã hoàn thành công trình công cộng cầu tre ở thành phố Solo, Indonesia. Công trình như là một sự cam kết với kiến trúc bền vững trong tương lai.
Thành phố Solo, trung tâm của đảo Java, Indonesia vừa xây dựng một cây cầu tre công cộng bởi nhóm các kiến trúc sư Indonesia không biên giới (ASF-ID). Cây cầu vượt dành cho người đi bộ này nằm trên sông Kali Pepe, giữa các địa điểm lịch sử của Pasar gede và pháo đài Vastenburg. Dự án được ủy nhiệm xây dựng như là một phần của triển lãm nghệ thuật (biennale) tre lần thứ hai được tổ chức vào tháng 10 năm 2016.
Cây cầu nằm trên sông kai pepe, giữa các địa điểm lịch sử của Gede pasar và pháo đài Vastenburg
Cây cầu đi bộ dài 18m với chiều rộng từ 1,8m – 2,3m
Với dự án này, các kiến trúc sư Indonesia thể hiện một khía cạnh kiến trúc tre đó là phù hợp với sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Thợ mộc có kinh nghiệm đã được mời từ Yogyakarta để chỉ đạo quá trình xây dựng trong khoảng thời gian tháng 10 và tháng 11 cho triển lãm tre lần thứ hai. Loại tre ở Petung (Dendrocalamus asper) được cung cấp bởi bambubos đã được xử lý dịch hại. Các tấm lợp cũng được cung cấp để kéo dài tuổi thọ của cây trong khi cần cẩu di động được sử dụng để nâng đỡ và định vị nửa cây cầu chưa hoàn thiện vào nền móng.
Cây cầu được ước tính 130 triệu IDR (khoảng. 10.000 USD) thông qua quỹ tài trợ công cộng
Sàn bê tông cốt thép tạo sự thoải mái, độ bền và dễ bảo trì
Các cộng đồng lân cận của Kampung ketandan cũng đã góp phần vào việc xây dựng và quản lý của cây cầu, thông qua việc cung cấp chỗ ở cho thợ mộc và các tình nguyện viên. Người dân địa phương cũng đồng ý để bảo vệ và bảo quản cho các cấu trúc, đây là lần đầu tiên của loại hình này tại Indonesia. Trong bối cảnh của việc thúc đẩy tre là một loại vật liệu đầy hứa hẹn cho tương lai, cây cầu được trưng bày các giá trị của cây trồng, đó như là một cơ sở công cộng trong thành phố.
Mô hình quy mô được xây dựng và thử nghiệm tại phòng thí nghiệm kỹ thuật của trường đại học công giáo Parahyangan
Tre được cắt lát theo những mẫu đều nhau để có được những đường cong và được cố định bằng bu lông.
Khung chính được lắp ráp và nối lại với nhau tại bãi đậu xe ngay bờ sông
Mái kim loại và sàn bê tông được thực hiện đối với các yêu cầu bảo trì thấp
Cây cầu trưng bày được cả tính tiện ích và tính thẩm mỹ của tre như là một đô thị và cơ sở công cộng.
Cầu tre nhằm mục đích trẻ hóa cuộc sống dòng sông và văn hóa ở Solo