Đọc báo dùm bạnLướt web

Điều gì đã khiến ‘Ophelia’ trở thành tác phẩm kinh điển của thời kỳ Tiền Raphael

‘Ophelia’ được đánh giá là đỉnh cao của hội họa giai đoạn Tiền Raphael. Tác phẩm được thực hiện bởi họa sĩ người Anh Sir John Everett Millais – một trong những nhà đồng sáng lập hội Brother Pre-Raphaelite (PRB). Tác phẩm khắc họa cái chết của nàng Ophelia trong vở kịch Hamlet của nhà văn, nhà viết kịch huyền thoại William Shakespeare.

 John Everett Millais, “Ophelia,” 1851 (Ảnh: Google Art Project)

Năm 1848, một cộng đồng họa sĩ bí mật được thành lập tại Anh Quốc vào triều đại Victoria, được biết tới với cái tên Tiền Raphael. Các thành viên tin rằng hội họa đã phát triển vô cùng rực rỡ ngay cả trước thời kỳ Phục hưng. Họ muốn tìm lại phong cách của các họa sĩ trước  Raffaelllo, tên theo tiếng Anh là Raphael.

Để có thể đưa hội họa trở lại thời kỳ vàng son, các họa sĩ Tiền-Raphael đã tụ họp lại không chỉ bởi theo đuổi cùng một phong cách nhất định, mà còn bởi họ cùng chia sẻ một niềm khao khát mãnh liệt là “tìm lại sự trong sáng và nguyên thủy của nghệ thuật Ý, của những nghệ sĩ trước Raphael” – và một quyết tâm “nghiên cứu thật sâu về tự nhiên, để có thể diễn tả chúng một cách hoàn hảo nhất”.

Các họa sĩ Tiền Raphael thiên về Chủ nghĩa hiện thực, ý nghĩa của các chi tiết và màu sắc rực rỡ. Chủ đề ưa chuộng của họ là Trung Cổ, Văn học, Thi ca (Keats, Browning, Shakespeare…), và Kinh Thánh. Đôi lúc họ ký tên dưới các bức tranh của mình “PRB” – viết tắt của Pre-Raphaelite Brotherhood nhằm khiêu khích sự tức giận của nước Anh bảo thủ.

Năm 1850, các họa sĩ Tiền Raphael xuất bản tạp chí với tên gọi The Germ để giới thiệu lý thuyết trào lưu của họ. Ngay sau đó, tạp chí đã gặp phải rất nhiều chỉ trích từ giới chuyên môn, tạo thành một scandal lớn. Chỉ riêng nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật John Ruskin ủng hộ trào lưu này.

Sau đó, nhóm Tiền Raphael mất đi một số thành viên nhưng cũng chào đón thêm những gương mặt mới, đặc biệt là Edward Burne-Jones và William Morris. Trào lưu Tiền Raphael chính thức chấm dứt vào năm 1854, sau khi các họa sĩ đi tìm những con đường khác. Tuy nhiên, tại Triển lãm thế giới năm 1855, toàn Paris đã hưởng ứng với các tác phẩm của họ.

Tác phẩm Ophelia

John Everett Millais, “Ophelia,” 1851 (Ảnh: Google Art Project)

Họa sĩ người Anh John Everett Millais (1829-1896) bắt đầu thực hiện bực họa Ophelia vào năm 1851 – chỉ ba năm sau khi ông đồng sáng lập phong cách hội họa Tiền Raphael cùng với hai họa sĩ khác là William Holman Hunt và Dante Gabriel Rossetti.

William Holman Hunt, “Ngài John Everett Millais,” 1853 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Từ khi còn bé, Millais đã được đào tạo bài bản để trở thành một họa sĩ truyền thống. Ông đã trở thành học sinh trẻ tuổi nhất tại Học Viện Hoàng Gia danh giá khi mới 11 tuổi. Vài năm sau, ông đã chinh phục thành công bộ môn hội họa lịch sử trước khi phá vỡ những nguyên tắc hội họa cứng nhắc và gò bó, tập trung vào hội họa Phục hưng với những bức họa theo phong cách tân tiến mà tiêu biểu nhất là Ophelia.

Ảnh chụp Mignon Nevada trong vai “Ophelia,” 1910 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bức tranh sơn dầu có kích cỡ 30Χ44 trên vải canvas, khắc họa cái chết của Ophelia, một nhân vật trong vở kịch Hamlet (1599-1601) của tiểu thuyết gia, nhà viết kịch huyền thoại William  Shakespeare. Trong vở kịch, Ophelia đã hoàn toàn điên dại và tự gieo mình xuống dòng nước sau khi phát hiện ra người tình của tình là Hamlet đã giết cha cô. Mặc dù cái chết của Ophelia không được khắc họa chi tiết trong vở kịch, nó được miêu tả theo một lối đầy chất thơ bởi phụ mẫu của nàng, Nữ hoàng Gertrude trong Hồi IV, cảnh VII:

“Có một cây liễu rủ bên bờ suối,
Lá bạc soi mình trên dòng nước trong veo;
Nàng tới đó mang những vòng hoa kỳ dị, hoa cẩm chướng, bạch tầm ma, thúy cúc,
Hoa mao địa hoàng cánh dài mà những gã mục đồng du đãng thường đặt cho một tên tục tằn hơn,
Song các nàng trinh nữ lạnh lùng lại gọi là ngón tay người chết:
Ở đó, nàng trèo ra những cành cây đu đưa để treo mấy vòng hoa cỏ dại;
Một cành liễu nhỏ ghét ghen với khách má hồng gãy rời,
Thế là cả người lẫn hoa gieo mình xuống dòng suối trào lệ. Áo nàng tỏa rộng;
Nâng nàng lên trong giây lát như một ngư tiên:
Nàng vẫn ngâm nga hát những bài ca cổ,
Không hay biết gì đến nỗi hiểm nghèo,
Như thể bẩm sinh đã quen sống trên dòng nước.
Nhưng nào có kéo dài được đâu?
Áo quần đẫm nước cắt đứt tiếng hát du dương,
Nhấn chìm người con gái đáng thương kia xuống bùn tăm tối.”

Bức họa của Millais khắc họa cảnh nàng Ophelia gieo mình xuống dòng thác trong khi đang cố giữ chiếc vòng hoa. Biểu hiện đau khổ vẫn còn hiện hữu trên khuôn mặt trẻ trung, nhợt nhạt, vô hồn của Ophelia. Cơ thể của nàng được thả trôi theo dòng nước, khuôn mặt và bàn tay nàng nổi lên trên bề mặt nước, cùng với một vài nếp gấp váy trên trang phục tinh xảo của nàng. Mái tóc ỏng ả trôi dạt như tuổi trẻ đã mất của nàng. Ấn tượng chung là sự đầu hàng: cô đã ngừng chiến đấu với cái chết nhưng cũng không hoan nghênh nó.

Tương phản với cuộc sống dần lụi tắt của Ophelia là sự tươi tốt bao quanh cô. Mỗi chi tiết đều có một dụng ý nhất định: hoa hồng liên kết với biệt danh mà anh trai Ophelia đặt cho nàng – “bông hồng của tháng Năm” – trong khi đó sự tình yêu, sự hồn nhiên, và nỗi đau bị phản bội được khắc họa qua cây liễu, hoa cúc, cây tầm ma. Hoa păng-xê tượng trưng khắc họa tinh yêu vô ích, trong khi chuỗi vòng quanh cổ Ophelia tượng trưng cho sự trung thành, khiết tịnh, cũng như cái chết – được nhấn mạnh hơn nữa bởi sự hiện diện của anh túc.

Quá trình thực hiện bức vẽ 

John Everett Millais phác thảo tác phẩm “Ophelia,” 1852 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Để nắm bắt được tinh thần cái của “cái chết”, Millais lựa chọn vẽ ngoài trời – một kỹ thuật đặc trưng của hội họa Tiền Raphael. Trong suốt năm tháng, ông dựng lều bên dòng sông Hogsmill, phía Đông Nam nước Anh, miệt mài nghiên cứu nhiều loài thực vật bản địa.

“Quá trình này gian nan hơn tất cả những tất cả những gì tôi đã từng trải qua,” ông chia sẻ. “Những con ruồi vùng Surrey thật to béo, và rất ưa thích mùi thịt người … tôi còn suýt phải hầu tòa vì đã xâm phạm trái phép khu ruộng và phá hủy bãi cỏ … rồi thậm chí còn phải đối đầu với nguy cơ bị cuốn xuống dòng nước bởi những cơn gió cuồn cuộn, trải qua cảm giác của nàng Ophelia khi bị chìm dần xuống dòng nước”

Elizabeth Siddal, nàng thơ 19 tuổi của Millais cũng không dễ dàng gì hơn. Là một nghệ sĩ và cũng là nàng thơ của Millais và các đồng nghiệp Tiền Raphael của ông, Siddal đã quá quen thuộc với việc làm mẫu. Tuy nhiên, nhập cảnh đuối nước của Ophelia không phải một nhiệm vụ dễ dàng. Khoác lên mình bộ y phục cổ đại được bao phủ bởi những bông hoa tinh xảo,” Siddal thả mình trong bồn tắm đổ đầy nước. Trong suốt quá trình đó, chiếc đèn dầu chịu trách nghiệm để cho làn nước nguội dần. Hậu quả là Siddal đã bị ốm sau bức tranh. (điều thú vị và Millais đã phải trả tiền điều trị theo yêu cầu của cha cô).

Bức tranh được hoàn thành vào năm 1852 và được trưng bày tại triển lãm Học Viện Hoàng Gia trong cùng năm đó.

Di sản để lại

Chi tiết tác phẩm ‘Ophelia’

Mặc dù nhận về nhiều ý kiến trái chiều, bức họa được đánh giá là đỉnh cao của thời kỳ Tiền Raphael. Không chỉ nắm bắt được điểm nhấn trào lưu là tự nhiên, bức họa còn nắm bắt được ngôn ngữ của loài hoa.

Được trang trí khéo léo bởi vô vàn trang sức tinh xảo, những bông hoa nổi trên mặt nước là một motif được đánh giá cao nhất. Mỗi loài cây, loài hoa đều ẩn chứa một ý nghĩa và sứ mệnh riêng.

Mặc dù đã có từ thời cổ đại, ý nghĩa của mỗi loài hoa vẫn còn phổ biến vào triều đại Victoria tại Anh Quốc – có thể khẳng định, bức tranh sẽ còn nở rộ rực rỡ như những bông hoa trong đó rất nhiều năm về sau.

MyModernMet/MaiAnh/Designs.vn

 

Bài liên quan

Back to top button