Đọc báo dùm bạnLướt web

Đường lên Tây Tạng [Phần 1]

Bước chân vào đất Tạng một cảm giác lâng lâng như trên mây ấy chả biết có phải nó nằm ở độ cao 3600m so với mực nước biển hay là miền đất Phật?

Cái tên Tây Tạng thường được nhắc đến một cách cực kỳ huyền bí, đối với dân có máu xê dịch thì đó là một nơi phải đến một lần trong đời. Em cũng thế, sau khi la liếm trong box này cũng như mấy thớt trong Phượt máu nó tăng dần lên não. Buông lời rủ rê hội bạn cũng có máu xê dịch như mình mà chả ai thèm từ chối cả. Thế là xách ba lô và đi thôi !

Otofun News
Nói vậy chứ từ khi cả nhóm lên kế hoạch khám phá Tây Tạng đến lúc đi được không phải là nhanh. Các công việc chuẩn bị ngay là hỏi tour xem tình hình sau vụ dàn khoan 981 Trung Quốc đã mở cửa lại cho dân Việt mình chưa, xin giấy phép có khó khăn gì không? Road to Tibet là công ty tour bên Tây Tạng được lựa chọn vì một số bạn đi về đánh giá cao về chất lượng dịch vụ vả lại công ty này hoàn toàn do các bạn Tạng điều hành. Liên hệ với bên đó mọi thứ về giấy phép ok, lịch trình được mình đưa ra và bên bạn lên kế hoạch và báo giá. Theo như kế hoạch bạn đầu thì sẽ khám phá Tây Tạng khoảng gần chục ngày, sau đó sẽ sang Nepal tiếp tục cuộc hành trình. Tuy nhiên ngay sau đó mấy hôm thì trận động đất khủng khiếp tại Kathmandu đã làm cho kế hoạch này phải thay đổi. Trọn trong hai tuần sẽ khám phá đầy đủ đông tây nam bắc, hồ thiêng núi thánh… trên đất Tạng.

Lịch trình đã chốt xong, việc còn lại duy nhất là cần phải chuẩn bị sức khỏe, nghe dọa rằng lên đó ai cũng bị sốc độ cao vì không khí loãng nên ai cũng lo. Thế là mỗi người một kiểu, hàng ngày người thì đạp xe, người tập Gym, người leo cầu thang bộ (chứ nhất quyết không đi thang máy)… rồi các loại thuốc bổ thuốc chống sốc được mua về và uống trước khi đi vài hôm. Chuẩn bị đã xong, thời gian đi đã đến: lên đường thôi!

Otofun News
Ngày 1: Gần trưa mới bay nên sáng sớm vẫn tranh thủ đến chỗ làm check in phát rồi lượn, coi như hôm đó mình vẫn đi làm bình thường. Khoảng 10h lên sân bay, Vietnam Airline hôm nay không bị delay như mọi khi. Chuyến bay Hà Nội – Thành Đô không đông lắm nên mọi người làm thủ tục khá nhanh. Đoàn có 9 người thì 5 người mua vé đc vé rẻ còn 4 phải mua đúng giá. May mắn hôm đó vắng khách nên 4 vé sau được đôn lên ngồi ở khoang hạng C. Em được các bạn ấy nhường lên ngồi dù hơi ngại nhưng cũng không từ chối.

Otofun News
Otofun News
Otofun News
Nhìn trên bản đồ thì khoảng cách Hanoi – Chengdu ngang với Hanoi – Saigon vậy mà máy bay phải bay zíc zắc mất khoảng 3h đồng hồ mới tới nơi. Khoảng 4h chiều thì cả nhóm xuống đến nơi, thủ tục hải quan ngon lành không vướng mắc gì cả. Ra ngoài check in phát rồi bắt taxi về khách sạn.
Otofun News
Đưa địa chỉ khách sạn cho mấy chú lái taxi nhưng lại bằng tiếng Anh nên các chú ấy chịu chết. Nó thực ra là cái hostel nhỏ nằm gần khu phố cổ nên cũng hơi khó tìm thật. May mà còn có cái số điện thoại nên cũng liên lạc được và về được đến nơi.
Otofun News
Mrs. Panda hostel chỉ là cái nhà nghỉ nho nhỏ nằm gần khu phố cổ, tiện lợi cho việc đi lại chứ chả có cái tiện nghi gì cả. Vì trên mạng mấy bạn khoai Tây cứ khen ngon bổ rẻ nên bọn em mới đặt chỗ. Chỗ này phù hợp với dân backpacker chứ ai khó tính trong việc ăn ngủ chắc không dám vào lại lần sau.
Otofun News
Vị trí của nó được vẽ tay như thế này.
Otofun News
Nghỉ ngơi tí cả nhóm lang thang dạo phố, trời vừa mưa xong nhưng vẫn âm u. Thấy bảo ở đây mấy tháng hè gần như mưa liên tục, chắc do vị trí địa lý nằm sát với vùng núi cao Tây Tạng nên mây từ biển vào đến đây thì bị chặn lại hết gây mưa nhiều. Kệ những hạt mưa lâm thâm rơi, cả nhóm vẫn đi ngó nghiêng tí xem cái thành phố Tứ Xuyên này nó như thế nào.
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Đã đến Tứ Xuyên thì ai cũng phải hỏi quán lẩu ở đâu để đến thử một lần cho biết, gọi là đi lang thang thăm thú chứ thực chất vừa đi vừa tìm đường đến cái quán mà nhân viên ở khách sạn chỉ chỗ. Đến nơi nhìn thấy đông thế này, vào lấy vé ngồi xếp hàng chờ đến lượt ăn. Ngao ngán nhìn nhau nhất là khi nhìn đám người đứng ngồi ngổn ngang, ầm ĩ mà chán. Cả nhóm quyết định bỏ, đi ra khu phố cổ Jinli rồi tiện gì ăn nấy.

Otofun News
Cả nhóm 9 người phải vẫy 3 cái taxi khác nhau, chạy một lúc đến nơi thì thả ở 3 chỗ khác nhau nên cả lũ lạc nhau tứ tung. Trời thì vừa tối vừa mưa nhỏ, điện thoại cái roaming cái không chả biết tìm nhau bằng cách nào. Thế mà loanh quanh một lúc lại tìm được nhau, thế mới tài!
Phố cổ Jinli là phố đi bộ giống như Hàng Ngang Hàng Đào nhà mình, cũng có buôn bán, ăn uống, chơi bời…
Cổng vào.

Otofun NewsPhố đi bộ nhỏ hẹp sâu hút vào bên trong.

Otofun News
Otofun News
Hàng quán trong nhà, ngoài trời các kiểu đủ cả.
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Vào một nhà hàng ăn uống qua loa cùng với mấy em tiếp viên xinh đẹp.
Otofun News
Sau đó tranh thủ lượn lờ mua bán rồi chụp ảnh check in phát rồi về ngủ mai còn đi sớm.
Otofun News
Otofun News
Ngày 2: Chengdu – Lhasa. Sáng dậy sớm nhờ nhân viên khách sạn gọi hộ cho mấy cái taxi lên sân bay, vì sáng sớm nên không bị tắc đường nên sau khoảng nửa tiếng là đến. Thời gian còn nhiều nhưng khá lo lắng không biết thủ tục kiểm tra an ninh lên vùng đất nhạy cảm nó phức tạp như thế nào. Hôm trước nhà tour đã gửi giấy phép cho cả nhóm nhưng vẫn chưa thực sự yên tâm, biết đâu vì một lý do nào đó mà không được đi thì bao nhiêu công chuẩn bị thành công cốc hết.
Giấy phép nó như thế này:
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Sân bay T1 nội địa Thành Đô nhìn cũng khá to.
Otofun News
Otofun News
Đến quầy làm thủ tục khá nhanh gọn, kiểm tra giấy phép ok không vấn đề gì. Cả nhóm thở phào, nhưng… chưa kịp thở xong thì trên bảng thông báo nhấp nháy cái đèn đỏ lòm đúng tên của mình. Mặt biến sắc, được chỉ dẫn vào trong phòng kiểm tra an ninh ngay gần đó. Hai chú an ninh mặt lạnh như tiền đứng bên cạnh cái vali.
– Trong vali của mày có cục pin xạc đúng không ?
– Đúng.
– Lấy ra bỏ vào hành lý xách tay, không được phép để trong hành lý ký gửi.
Ôi Đạt lai lạt ma ơi tưởng gì chứ làm hồn vía của con từ nãy đến giờ nó cứ bay loạn trong cái sân bay này rồi.
Xong thủ tục gửi đồ, lấy vé vào khu vực kiểm tra an ninh. Yêu cầu kiểm tra giấy phép trước rồi vào kiểm tra sau. Qua cửa này xong tiếp đến chỗ máy soi và khám người. Một em gái Tàu cầm cái que lần mò hết cả trên lẫn dưới xong vẫy tay nói cái gì đó chắc chỉ đồng bào nó mới hiểu. Bước xuống lấy đồ vừa soi xong thì liền bị em ấy giật lại. Lại vấn đề gì nữa đây, hóa ra em ấy ra hiệu bảo mình quay từ đằng trước ra sau để em í kiểm tra nốt chứ đã xong đâu.

Cuối cùng thì mọi thủ tục lằng nhằng phức tạp cũng đã xong, vé đã cầm trong tay chỉ chờ lên máy bay là lướt.

Otofun News
Thời gian vẫn còn khoảng gần tiếng nữa, giờ mới thảnh thơi đi tìm chỗ ăn sáng. Chỉ có mỳ và bánh bao thôi mà mỗi người cũng mất khoảng 200 nghìn.
Otofun News
Otofun News
Đến giờ boarding ra chỗ cửa lên máy bay thì nhận được thông báo delay. Chả biết do trên Lhasa có khủng bố hay bão tuyết mà máy bay chưa về đến nơi, lại vạ vật ngồi chờ.
Otofun News
Otofun News
Lang thang nhìn thấy cái chỗ xạc điện thoại, thấy mấy cái dây lòng thòng chờ sẵn định cắm vào rồi giật mình rút ra ngay. Cẩn thận vẫn hơn, nhỡ đâu ở đầu bên kia cắm thẳng vào một máy tính nào đó thì bao tài liệu trong máy coi như phô bày hết à.
Otofun News
Otofun News
Chờ mãi rồi cũng đến lúc gọi lên máy bay, mà đâu có xong ngồi yên vị trên máy bay rồi mà dền dứ mãi cả tiếng mới cất cánh lên được. Đến giờ ăn trưa được hãng hàng không quốc gia Air China phục vụ khay cháo loãng như thế này, đành phải muối mặt xin thêm cốc nước cho nó căng bụng.
Otofun News
Khó chịu vậy chứ đến lúc bay vào đất Tạng nhìn ra ngoài như thế này thì một cảm giác lạ lẫm bồn chồn chen vào chiếm chỗ ngay.
Otofun News
Otofun News
Landing, bước chân vào đất Tạng một cảm giác lâng lâng như trên mây ấy chả biết có phải nó nằm ở độ cao 3600m so với mực nước biển hay là miền đất phật vậy.
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Ở cái độ cao này lượng ô xy trong không khí chỉ chiếm khoảng 60% so với mức thông thường, nếu ai không thở được thì đã có đồ cứu trợ ngay. Bọn em do đã chuẩn bị sức khỏe được kha khá nên không cần đến cái này.

Otofun News
Chờ lấy đồ rồi theo dòng người đi ra ngoài đến chỗ kiểm tra an ninh. Dân địa phương chỉ cần quẹt thẻ ID qua máy là xong, nhưng khách nước ngoài được gọi vào phòng riêng để kiểm tra giấy phép và hộ chiếu.
Otofun News
Thủ tục nhanh gọn nên được ra ngoài sân bay sớm.
Otofun News
Otofun News
Xe cảnh sát lúc nào cũng trực chờ.

Otofun News
Ra khỏi sân bay cả đoàn được chào đón bằng những chiếc khăn trắng cầu phúc truyền thống của người dân Tây Tạng. Anh giám đốc tour đích thân ra đón nói là bạn guide vì bận đưa tiễn một đoàn khách nên sẽ gặp sau. Nói vậy chứ mình thì nghĩ anh ấy đến thu tiền tour là chính.

Otofun News
Chiếc Ford Transit gần như mới cứng (vì mới chạy được chuyến thứ 2) đã chờ sẵn đưa cả nhóm từ sân bay Gonggar vào thủ phủ Lhasa. Lưu ý các bác là chỗ xếp hành lý lên xe có một chú giời hơi đất hỡi nào đó nhảy vào bê đồ lên xong quay ra đòi tiền, bọn em phải xùy ra mấy đồng mới chịu lượn đi.
Otofun News
Otofun News
Khách sạn ở Lhasa là một khách sạn nhỏ nằm trong khu phố cổ, với kiến trúc và cách trang trí đặc trưng của người Tạng. Cũng hay hay là lạ nên ai cũng thích, có chê chắc thì chỉ kêu cái mùi hôi hôi đặc trưng của nó. Từ đây có thể đi bộ ra chợ Barkhor, đền Jokhang, cung điện Potala… tóm lại là tạm ổn.

Cổng vào với chuyển luân chung cầu mong may mắn.

Otofun News
Sảnh ngoài trời.
Otofun News
Những ổ cửa sổ trang trí cầu kỳ đầy màu sắc.
Otofun News
Quầy lễ tân.
Otofun News
Nội thất trong phòng của khách sạn trang trí lạ lẫm.

Otofun News
Giường ngủ dễ dàng liên tưởng đến giường của vua chúa ngày xưa.

Otofun News
Ban công như sân thượng.

Otofun News
Góc nhỏ ngồi uống trà bơ.

Otofun News
Nhận phòng xong thì mới đi ăn trưa lúc này cũng đã gần 4h chiều rồi, chả nhẽ lại không ăn nhịn đến tối nhưng bữa trưa trên máy bay chỉ là bát cháo loãng nên ai cũng đói.

Nhà hàng ngay gần quảng trường Jokhang.

Otofun News
Từ nhà hàng nhìn ra quảng trường.

Otofun News
Đồ ăn Tạng: Súp kem khai vị ăn với bánh nan, mỳ sào, bò yak… nói chung những món này đều đã cải biên theo món tàu nên khá dễ ăn.

Otofun News
No nê rồi thì lượn lờ bát phố xem tình hình thế nào. Lượn một vòng qua chợ Barkhor:

Otofun News
Quả óc chó và vài loại hạt không biết tên bán dọc trên phố.

Otofun News
Dãy phố chợ.

Otofun News
Cỏ thơm để đốt, trà thảo dược các loại.

Otofun News
Tiếp tục, một số hình ảnh chụp được trên đường phố loanh quanh khu chợ Barkhor và Jokhang.
Ngôi nhà màu vàng nổi bật so với những cái màu trắng xung quanh. Vô tình dính vào mấy ông lính lượn lờ như cá cảnh.
Otofun News
Otofun News
Otofun News
Ngôi nhà này chắc của chính quyền nên có camera theo dõi xung quanh.

Otofun News
Hàng dãy chuyển luân chung này được đặt ở khắp nơi cho dân mộ đạo.

Otofun News
Loanh quanh cũng chỉ được một lúc thì mọi người cũng cảm thấy hơi chút mệt mỏi vì cơ thể chưa thích ứng được với bầu không khí loãng như này. Cô hướng dẫn viên có cái tên mĩ miều Lhamo (cùng với tên của một nữ thần sắc đẹp Tạng) nói rằng về khách sạn nghỉ ngơi hôm nay đi, ngày mai sẽ tiếp tục.

Otofun News
Sau một giấc ngủ ngắn khoảng 8h tối cả nhóm dậy chuẩn bị đi ăn tối, bảo ra ngoài tìm hàng ăn nhưng cơ thể vẫn đang chống đỡ với chứng thiếu ô xy nên ăn luôn trong khuôn viên khách sạn. Bữa ăn nhẹ nhàng nhưng vô cùng ấm cúng, cả hội ngồi chém gió một lúc rồi về ngủ tiếp.

Otofun News

(Còn nữa)

 

Bài liên quan

Back to top button