Đọc báo dùm bạnLướt web

Làm sao để phá luật với bố cục trung tâm

Khi bạn bắt đầu trên con đường trở thành một nhiếp ảnh gia thì có khả năng bạn sẽ nhanh chóng bắt gặp quy luật 1/3 nổi tiếng. Luật này là một bản hướng dẫn tuyệt vời để đạt được bố cục đẹp mắt và cân bằng, đó là lý do tại sao đa số nhiếp ảnh gia sử dụng nó – từ các bức ảnh PR trên báo cho tới các tấm chụp chân dung hoặc hành động.

Đây cũng là một cách chụp ảnh an toàn. Tuy nhiên, một bố cục trung tâm có một cách hay để tạo bất ngờ không lường trước được cho người xem.

Về bản chất, nhiếp ảnh là khai phá các giới hạn và thu hút sự chú ý một cách táo bạo. Và ảnh có bố cục trung tâm là cái chắc chắn sẽ có được sự chú ý – dù không phải lúc nào cũng cần thiết.

Hãy đưa máy ảnh cho người nào đó không quen với nhiếp ảnh và họ thường có xu hướng đặt chủ thể chính xác ngay giữa khung hình của họ. Hầu hết đây là vị trí mặc định của chúng ta. Nhưng qua thời gian chúng ta học được cách tạo bố cục theo các “quy tắc” và bố cục trung tâm sau đó trở thành một “sai lầm”.

Một ví dụ rõ ràng về luật 1/3

Nhưng tại sao cùng một phong cách bố cục có thể đôi lúc trông nghiệp dư và sau đó thật đặc biệt hoặc lôi cuốn ở những lần khác? Hãy cùng xem xét kĩ hơn vài thách thức – và lợi ích – của việc phá luật và thử bố cục trung tâm xem nào.

Sử dụng cấu trúc đối xứng

Một trong những lý do thuyết phục nhất để dùng ảnh bố cục trung tâm là để cường điệu hoặc tận dụng sự đối xứng trong thiết lập. Đối xứng là khi cả 2 bên bức hình trong như là hình ảnh nhìn qua gương của nhau – hoặc ít nhất là từa tựa nhau.

Con người hay bị thu hút bởi các họa tiết – và nghệ thuật nhiếp ảnh là cách để chụp được hoặc thể hiện các họa tiết đó. Việc thể hiện cấu trúc đối xứng yêu cầu một chút cân nhắc khi chọn góc máy để các yếu tố khác nhau của bức ảnh thực hiện chức năng cùng lúc.

Một điều về việc xài tính đối xứng trong ảnh là nó nhanh chóng tạo ra phong cách rất khác biệt. Nhà làm phim Wes Anderson nổi tiếng nhờ vào sử dụng các bức ảnh có bố cục trung tâm, góc rộng và đối xứng. Đây là một sở thích giúp cho các phim của ông được nhận biết ngay lập tức và làm say mê các khán giả của ông.

Ngang vai

Một cách sử dụng bố cục trung tâm thú vị khác cho ảnh của bạn là bạn có thể dễ dàng thoát khỏi cách chụp chân dung – nơi mà vai của chủ thể ngang với máy ảnh – nói cách khác, cơ thể của họ hướng vào máy ảnh trực diện.

Mẫu ảnh ngang với máy ảnh nhưng không gây mất tập trung tí nào vì nó khớp với bố cục trung tâm và các đường nét dọc của cây cối.

Đặc biệt hơn, mẫu ảnh có thể di chuyển người một chút hoặc thả một bên vai xuống để trông tự nhiên hơn trong ảnh. Vì các ảnh có bố cục trung tâm làm nổi bật các đường nét một cách mạnh mẽ, mẫu ảnh của bạn có thể hoàn toàn đứng ngang với máy ảnh mà không làm giảm đi giá trị của bức ảnh.

Đường nét

Các ảnh bố cục trọng tâm có điểm mạnh từ những đường nét mạnh mẽ. Chúng có thể là đường ngang, dọc hoặc các đường chủ đạo hướng về trung tâm của bức ảnh.

Nhận biết được các đường nét tự nhiên trong thiết lập và tận dụng chúng rất quan trọng để giữ cho tấm ảnh bố cục trung tâm không vô tình trông quá nghiệp dư.

Chiếc đèn xách nằm ở giữa bức ảnh nhưng các đường nét của bậc thang không nằm ngang. Vì thế, tấm ảnh trông không cân bằng.

Chiếc đèn vẫn ở giữa khung ảnh nhưng lần này các đường nét nằm ngang và hỗ trợ cho thể loại của tấm ảnh này hơn là làm giảm đi giá trị của nó.

Chú ý tới các đường nét không chỉ quan trọng đối với bố cục trung tâm. Nói chung đây là một luật lệ hay trong nhiếp ảnh để đảm bảo mọi đường nét nằm ngang trong thế giới thực cũng nằm ngang trong ảnh của bạn.

Một chút tối giản

Ảnh có bố cục trung tâm hướng đến sự đơn giản, sạch và rõ. Chủ thể được lấy nét đơn trong tấm hình đó. Hậu cảnh tạp nham hoặc tiền cảnh rối rắm có thể làm hư bức ảnh.

Với khẩu độ rộng, hậu cảnh trở thành lớp bokeh out nét mịn hơn,
triệt tiêu các yếu tố dư thừa.

Sử dụng một khẩu độ rộng để đạt được độ sâu trường ảnh hẹp sẽ tốn thời gian để dọn sạch những thứ không liên quan trong ảnh. Bằng việc biến hậu cảnh thành bokeh nhẹ và mịn, nó sẽ thu hút sự chú ý tới chủ thể hơn.

 

 

Tấm này cho thấy hậu cạnh bừa bộn và phức tạp mà lúc nãy đã được gỡ bỏ một cách hiệu quả với việc sử dụng khẩu độ.

Thử các chủ thể khác nhau

Một bố cục trung tâm không chỉ để chụp các bức chân dung. Bạn có thể thử với thể loại tự nhiên, xe hơi, các tấm ảnh chi tiết hoặc bất cứ gì bạn muốn. Tất cả đều áp dụng cùng một luật.

Việc săn tìm những họa tiết đối xứng thú vị trong tự nhiên, dù chúng nằm trên những gân lá hoặc là con đường xuyên rừng thẳng tắp qua một đường hầm bao phủ bởi cây, có thể tạo ra những tấm hình có bố cục trọng tâm vô cùng ấn tượng.

Chỉnh sửa bố cục trung tâm

Cố gắng xem thử liệu chủ thể của bạn có nằm giữa khung hình không ư? Đây là thời gian tuyệt vời để thử công cụ crop trong trình sửa ảnh của bạn. Các chương trình chỉnh sửa bạn thích sẽ được trang bị khung lưới (grid) giúp bạn chắc chắn rằng chủ thể ở đúng vị trí.

Đây là giao diện trong Lightroom khi crop ảnh. Hãy chú ý rằng các đường lưới giúp xác định khi nào chủ thể được căn giữa rõ ràng hơn.

Chỉ cần chủ thể  lệch một chút khỏi đường trung tâm có thể tạo ra một sự khó chịu cho khán giả của bạn. Vậy nên hãy căn chỉnh sao cho đúng nhé.

Đối với từng cá nhân

Nhiếp ảnh nặng về tính chủ quan – nó tùy vào cảm nhận cá nhân. Một bức ảnh không đẹp với người này nhưng lại có thể đẹp với người khác.

Chìa khóa để trở thành nhiếp ảnh gia giỏi là liên tục học hỏi và khám phá. Tìm ra những phương pháp, công cụ và kĩ năng mới có thể cho bạn tự do sáng tạo để tiếp cận một chủ thể thân thuộc từ các hướng và góc nhìn khác nhau.

Đó là lý do tại sao nó là một ý tưởng tuyệt vời để luôn nhớ và sử dụng bố cục trung tâm khi cần thiết cho những khoảnh khắc khi bạn có thể dùng nó để thu hút sự chú ý từ người xem.

Ai biết được? Có thể nó sẽ trở nên một chất riêng của bạn với vai trò là nhiếp ảnh gia thì sao.\\

digital-photography-school/Nguyen Minh/designs.vn

Bài liên quan

Back to top button