Đọc báo dùm bạnLướt web

Simeon Solomon – Sự biến mất gần một thập kỷ của họa sĩ vĩ đại nhất thời Victoria

Chuyện về thời Victoria thì chắc có lẽ ai cũng đã nghe đến nhưng nghệ sĩ vĩ đại nhất thời này thì phải gọi là hiếm hoặc có thể chẳng ai biết. Và Simeon Solomon (1840- 1905) chính là người được đề cập đến.

Chân dung họa sĩ vĩ đại nhất thời Victoria Simeon Solomon 

Simeon Solomon là một họa sĩ người Anh gắn liền với phong trào Tiền Raphael, ông là họa sĩ gắn liền với những bức họa miêu tả về đời sống Do Thái và ham muốn tình dục đồng giới.

Ông đích thị là một thần đồng. Ngay từ khi chỉ mới 18 tuổi, ông đã có cuộc triển lãm tại Học Viện Hoàng Gia. Họa sĩ đương thời với Simeon Solomon- Edward Burne- Jones đã gọi ông với cái tên mang hàm nghĩa hâm mộ “người tuyệt vời nhất giữa tất cả nghệ sĩ chúng tôi”.

A priestess of Diana offering Poppies, 1864

Pastoral Lovers, 1869

Solomon đã tạo dựng được danh tiếng lớn với nhiều bức họa điển hình như Mother of Moses và là một trong một nhóm nghệ sĩ được chọn để mời làm việc tại The Great Bookcase cho nhà thiết kế William Burges (kiến trúc sư vĩ đại nhất thời kỳ Victoria với những công trình thoát khỏi khuôn mẫu của sự công nghiệp hóa ở thế kỷ XIX và cả phong cách Tân cổ điển, đưa kiến trúc cùng giá trị xã hội của nước Anh lý tưởng thời trung cổ quay trở lại). Colin Cruise, Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Aberystwyth đã nói “Không có cuộc khảo sát hay nghiên cứu nào về nghệ thuật Anh cuối thế kỷ 19 hoàn thành mà không có sự góp mặt của ông ấy”. Solomon thực sự là một nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng với lịch sử nghệ thuật Anh nói riêng và nghệ thuật thế giới nói chung. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, tại sao ngày nay ông ta lại ít được biết đến như vậy?

Sappho and Erinna in a Garden at Mytilene (1864)

Thực sự thì chuyện gì cũng có nguyên do của nó. Câu trả lời chính xác cho nguyên nhân vì sao một họa sĩ tài năng đến vậy mà lại biến mất hoàn toàn trên “bản đồ” nghệ thuật thế giới bắt nguồn từ một sự cố thay đổi cuộc sống vào năm 1873. Vào thời điểm đó, Solomon đang ở tuổi ba mươi và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Tuy nhiên, vào tối ngày 11 tháng 2, ông bị bắt gặp có hành vi tình dục với một người đàn ông khác và bị bắt giữ. Quan hệ đồng giới là bất hợp pháp vào thời điểm đó, Solomon đã bị kết án 18 tháng tù giam với lao động nhẹ. Vết nhơ vì hành động bốc đồng lúc đó đã khiến danh tiếng và sự nghiệp của Solomon sụp đổ hoàn toàn.

Vì là nước Anh thời Victoria có rất nhiều điều luật cấm đoán, và có thể gọi scandal của Solomon đánh dấu cho sự chấm hết vĩnh viễn trong sự nghiệp của ông. Những người bạn và những người ủng hộ ông nhiệt tình cũng nhanh chóng quay lưng lại với ông.

A Bishop of the Eastern Church, 1874

Cũng giống như Solomon, một người đồng tính bị cả xã hội ruồng bỏ và tẩy chay- Oscar Wilde (nhà văn nổi tiếng người Ireland) cũng rơi vào trường hợp tương tự như vậy. Tuy nhiên, một điểm khác biệt chính là Wilde chỉ sống được thêm năm năm sau khi bị bắt, còn Solomon phải sống lay lắt và chật vật hơn ba thập kỷ nữa, phần lớn thời gian đó ông đã trải qua cảnh nghèo túng và vô gia cư. Chán đời, ông ngày càng lao vào rượu và kết thúc chuỗi ngày khốn khổ vào năm 1905, ở tuổi 64 – trong Nhà xưởng St. Giles ở Holborn.

Nói chung, mỗi thời kỳ mỗi khác, tuy nhiên khi đã là người nổi tiếng, người của công chúng đều phải giữ hình tượng của mình, vì một khi đã có một vết nhơ trong sự nghiệp huy hoàng rạng rỡ thì không bao giờ có thể lấy lại niềm tin của người hâm mộ, không chỉ xã hội thời đó mà ngày nay cũng vậy.

Ruth and Boaz, 1862

Nhưng một điều thú vị là, dù không được tung hô nữa nhưng Solomon vẫn hết mình với đam mê hội họa. Sau khi bị bắt, ông đã ủy thác một vài bức họa cỡ lớn cho người bảo hộ. Khi được thả, không một ai giúp đỡ, không còn chỗ dung thân, đến mức ông còn không đủ khả năng để mua dầu và vải. Tuy nhiên ông vẫn lựa chọn vẽ trên giấy hoặc đôi khi là chính vỉa hè trong thời gian sống lang bạt. Và thực sự thì Solomon nguyên thủy, dữ dội và khiêu khích nhất khi vẽ trên giấy chứ không phải trên vải.

7/2018, Christies đã bán đấu giá 26 bức họa của Solomon gồm những tác phẩm được sắp xếp theo thời gian, chủ đề hoặc thể loại. Trong đó có Love, một bức họa được vẽ năm 1858 từ khi Solomon mới 18 tuổi; một bức vẽ màu nước năm 1874 mang tên Greek Orthodox bishop blessing his congregation (Đức giám mục ban phước), một bản vẽ bút chì anh hùng thần thoại Orpheus năm 1896, một tranh minh họa được sáng tác năm 1862 về một chương trong câu chuyện Kinh thánh về Ruth và Boaz. Và một vài bức họa tuyệt diệu từ phấn đỏ.

A Hebrew Girl, 1874

Night, 1873

Solomon là con trai của một thợ làm bánh thuộc tầng lớp trung lưu theo đạo Do Thái chính thống. Không được sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng Solomon đã nổi tiếng từ rất trẻ, tất cả là nhờ những bức họa mô tả rõ nét các phân cảnh trong Cựu Ước của ông, chi tiết từ trang phục, vũ khí đến trang sức của người Do Thái.

Theo thời gian, dưới ảnh hưởng của Rossetti, những bức họa của Solomon dần ít chịu ảnh hưởng của tôn giáo mà thay vào đó là yếu tố tâm linh, huyền bí nhiều hơn. Nói cách khác là mang hơi hướng của phong trào Tiền Raphael. Ông ngày càng yêu thích, quan tâm đến việc mô tả, minh họa nhân cách nữ qua tranh.

Không phải là giới tính của các nhân vật trong tranh của Solomon đã rõ ràng rồi sao. Tất cả những nhân vật trong tranh ấy đều trông giống như ái nam ái nữ. Có nhà phê bình đã nhận xét rằng các tác phẩm của Solomon giống như những con quái vật thực sự, rõ ràng là thể hiện phần bên trong bị coi là bệnh hoạn thời đó nhưng những gì mọi người thấy lại không bị phô trương đến vậy.

Tuy nhiên, điều mọi người băn khoăn là, liệu phong cách của Solomon của bị thay đổi sau khi bị bắt không? Và câu trả lời là có, ông ấy có một cảm nhận mới với cái đẹp. Nhưng rất lạ, đó là mang tâm trạng buồn rầu tạo nên nét đẹp.

Night and Her Child Sleep, 1892

In the Summer Twilight

Một phát hiện mới là sở thích của ông đã chuyển dần sang những bức vẽ cận cảnh và tranh sơn dầu. Bức họa The Knight of the Lord’s Passion đã được đem ra bán tại Christie’s ngày 11/12 ở London.

Những tác phẩm này cho phép chúng ta tập trung chỉ vào chủ thể của bức họa hay hơn thế nữa, mong có thể cảm nhận được thông điệp qua tác phẩm. Tuy nhiên, đây là những linh hồn nội tâm – thậm chí là mang ý thách đố khiến chúng ta không thể nào đoán được. Về mặt này, Solomon là một bậc thầy tuyệt vời, ông có những cách khiến người khác tò mò về tranh của ông. Trong những năm cuối đời, có thể thấy sự tương đồng rõ ràng giữa các tác phẩm của Solomon và “những cái đầu” khinh khỉnh của nghệ sĩ người Pháp Odilon Redon.

Study of a youth

Orpheus, 1896

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một người ở thời Victoria lại ngưỡng mộ Solomon. Cũng là một người nổi tiếng, và trong số đó có Oscar Wilde, người đã đề cập ở trên, cũng từng chịu xã hội tẩy chay như Solomon. Năm 1877, trong một bài báo tự viết khi còn là sinh viên tại Oxford, ông thậm chí còn mô tả Solomon là một thiên tài. Ông vẫn tiếp tục mua một số bản vẽ của Solomon dù cho Solomon bị cả xã hội tẩy chay – và thực sự đã bị ảnh hưởng nặng nề khi phải từ bỏ những tác phẩm đó sau khi bị phá sản vào năm 1896.

Có một sự hồi sinh ngắn ngủi về danh tiếng của Solomon trong những năm sau khi ông qua đời. Chẳng hạn, hơn 50 tác phẩm của ông được trưng bày trong một triển lãm nghệ thuật Do Thái tại Phòng trưng bày Whitechapel năm 1906. Hai năm sau, nhà văn người Mỹ Julia Ellsworth Ford đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các bức tranh của ông, Simeon Solomon: Một sự cảm kích tuyệt vời.

The Boy John, 1903

The Annunciation, 1884

Nhưng thực sự đó chỉ là một ánh sáng lóe lên trong đường hầm tăm tối, vì trong gần một thế kỷ sau đó thậm chí không một nghệ sĩ hay nhà phê bình nào còn biết đến cái tên Simeon Solomon. Cho đến cuối những năm 1980, đạo diễn nhà hát Neil Bartlett đã dàn dựng vở kịch A Vision of Love Reveal in Sleep và năm 2005 là Love Revealed: Simeon Solomon để kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông tại Birmingham Museum and Art Gallery (sau đó được chuyển đến Bảo tàng Munich Stuck). Gần đây hơn, 6 tác phẩm của ông đã được trưng bày triển lãm với tên gọi Tate Britain năm 2017 tại Queer British Art 1861- 1967.

Doubt, 1880

The Knight of the Lord’s Passion

Dù biến mất hàng thế kỷ nhưng những tác phẩm của Solomon thực sự đang gia tăng giá trị. Vào năm 2016, Christies đã lập kỷ lục đấu giá cho họa sĩ- bán được với giá gấp đôi 182.500 bảng cho bức họa màu nước A Prelude by Bach.

Điều tuyệt vời là, ngày nay, dù Solomon khá lép vế về danh tiếng so với các nghệ sĩ thời Victoria, số lượng rất hiếm, chất lượng cũng không được tốt. Tuy nhiên, những bức họa được bán ra hồi tháng 7 của ông với giá trị bức đầu tiên là 2000 bảng và sau đó cả bộ ST ước tính là 25- 35000 bảng Anh, một giá trị đáng kinh ngạc.

A Prelude by Bach, 1868

Christies/Designs.vn/Thuan Nguyen

Bài liên quan

Back to top button