Vẻ đẹp của loài hoa được dùng làm thuốc trị bách bệnh
Các thành viên của chi bạch đàn có xuất xứ từ Australia. Có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan (Trung Quốc).
Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ, Việt Nam…
Bạch đàn cũng được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để lấy gỗ và làm giấy.
Tinh dầu bạch đàn được coi là sản phẩm giá trị nhất của loại cây này.
Lá và vỏ cây bạch đàn có giá trị cao đối với sức khỏe con người.
Người ta thường dùng lá và vỏ cây bạch đàn như một vị thuốc Đông y, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Lá và dầu bạch đàn được sử dụng qua nhiều thế hệ cho các bệnh về hô hấp, đặc biệt có tác dụng làm giảm chất nhầy gây ra do viêm đường hô hấp.
Với bệnh cảm lạnh hay các triệu chứng về cúm thông thường, chiết xuất từ lá bạch đàn cũng thể hiện tốt vai trò của mình khi điều trị.
Cách hãm lá bạch đàn làm trà để uống giúp cơ thể khỏi sự tấn công từ vi khuẩn như E. coli hay các loại nấm men gây nhiễm trùng.
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang có nguy cơ yếu đi bởi hậu quả của các chấn thương hay mệt mỏi thì trà bạch đàn có thể đóng vai trò như một chất kích thích tự nhiên cho bạn.
Khi căng thẳng, bạn có thể uống một tách trà bạch đàn cho công hiệu rất tốt.
Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của bạch đàn khiến nó trở thành một chất lý tưởng để bảo vệ làn da.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến lá bạch đàn làm trà là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường.
Phượng Vũ (Tổng hợp)
Theo KH&PT