Café đenQuán ven đường

Thánh Têrêsa được UNESCO tôn vinh năm 2022-2023

James Lập chuyển ngữ

Lời giới thiệu
Lm Olivier Ruffray chính xứ Linh địa Lisieux (nơi Têrêsa qua đời*) phát biểu:

Ngày 11.11.2021, Đại hội đồng các quốc gia thành viên UNESCO đã chấp thuận đưa lễ kỷ niệm 150 năm sinh Têrêsa thành Lisieux (1873-2023*) vào danh sách các lễ kỷ niệm mà UNESCO sẽ liên kết trong những năm 2022-2023 nhân dịp kỷ niệm 150 năm sinh Têrêsa Martin (tên thật*) ở Alençon ngày 02.01.1873.

Một phụ nữ trẻ người Pháp được biết trên khắp thế giới, một phụ nữ văn hóa, giáo dục và khoa học, Têrêsa thành Lisieux qua cá tính và công việc của mình đã nhận thấy chiều sâu trái tim con người để mở ra con đường đáp ứng khả thi cho cả nam nữ trên toàn thế giới trong việc tìm kiếm ý nghĩa hòa bình cá nhân lẫn phổ quát.

Việc UNESCO công nhận Têrêsa thành Lisieux đối với đề cử của Pháp đã mở ra triển vọng mới cho việc phổ biến thông điệp về cuộc sống, hòa bình và tình yêu của Cô đến tận “các hải đảo xa xôi nhất” như lòng Têrêsa thành Lisieux mong ước, và đến “các vùng ngoại ô thành phố,” theo cách diễn đạt mới đây của ĐTC Phanxicô. Lễ chính thức công nhận này diễn ra ngày thứ Bảy 04.12.2021 lúc 3:30 chiều tại đại sảnh đường Saint-Jacques Linh địa Lisieux, đường au Char, Pháp*.

Lm Thierry Hénault-Morel chính xứ Linh địa Alençon (sinh quán Têrêsa*) phát biểu:

Thật thế, cứ 2 năm một lần, UNESCO chọn các nhân vật trên thế giới, mỗi người một vẻ theo cách riêng của họ, đã làm việc và tiếp tục ảnh hưởng trong các lĩnh vực giáo dục, thúc đẩy quyền phụ nữ và bình đẳng giới tính, văn hóa, khoa học, truyền thông cũng như xây dựng hòa bình…

Được biết trên khắp thế giới, Têrêsa thành Lisieux qua các tác phẩm và lời chứng của mình đã góp phần vào việc thúc đẩy các giá trị phổ quát. Qua phẩm chất và chiều sâu cuộc sống, Cô sử dụng thứ ngôn ngữ vượt mọi biên giới: Ngôn ngữ Tình yêu.

Têrêsa thành Lisieux sẽ được UNESCO chính thức tôn vinh năm 2023
UNESCO đã quyết định đưa lễ kỷ niệm 150 năm sinh Têrêsa thành Lisieux (1873-1897) vào danh sách các ngày lễ kỷ niệm sẽ được liên kết trong năm 2022-2023.
Cứ 2 năm một lần, UNESCO liên kết việc kỷ niệm các nhân vật hoặc các tổ chức nổi tiếng qua công việc đã chia sẻ và ảnh hưởng của họ luôn thúc đẩy các giá trị nhân bản phục vụ hòa bình và cảm thông giữa các dân tộc mà tổ chức này (UNESCO*) luôn bảo vệ.

Mỗi Quốc gia thành viên UNESCO có thể đề cử một nam một nữ vào danh sách các ngày kỷ niệm mà UNESCO sẽ liên kết trong 2 năm tới. Vấn đề “2 năm một lần” chính xác là tính đến thời gian không gian là 2 năm.

Như Linh địa Lisieux đề nghị, nước Pháp đã chọn đệ trình mẫu gương Têrêsa thành Lisieux sinh năm 1873 với sự hỗ trợ của Bỉ và Ý. Pháp cũng đăng ký vào danh sách kỷ niệm 100 năm Gustave Eiffel* qua đời (1923).

Sau quá trình lựa chọn nội bộ, UNESCO chỉ giữ lại Têrêsa thành Lisieux trong danh sách cuối cùng của các lễ sẽ được mừng kỷ niệm trong 2 năm 2022-2023, được thôi thúc nhờ cá tính phổ quát của Cô.

Xin trích lời trình bày về Têrêsa thành Lisieux trước Hội đồng Điều hành ngày 25.03.2021:
“Têrêsa thành Lisieux là nữ tu qua đời ở tuổi 24, đặc biệt được biết đến với các ấn phẩm di cảo của Cô, nhất là ‘Truyện một tâm hồn.’

Lễ kỷ niệm này sẽ góp phần mang lại tầm nhìn và công lý rộng lớn hơn cho phụ nữ qua hành động của họ đã thúc đẩy các giá trị hòa bình. Têrêsa thành Lisieux đã nổi tiếng trong cộng đồng Công giáo: Linh địa Lisieux là nơi hành hương đông thứ 2 ở Pháp sau Lộ Đức. Lễ kỷ niệm sinh nhật Cô có thể là cơ hội làm nổi bật vai trò phụ nữ của các tôn giáo trong cuộc chiến chống nghèo đói và thúc đẩy hòa nhập phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững

(MtPtBv) số #1 và #16. Đây cũng là để củng cố thông điệp của UNESCO về tầm quan trọng văn hóa (thơ và kịch) trong việc thúc đẩy các giá trị phổ quát cũng như phương tiện đối thoại giữa các tôn giáo.

MtPtBv #1: Nền giáo dục bao gồm cả nam nữ có phẩm chất toàn diện cho mọi người là yếu tố then chốt trong việc xóa đói giảm nghèo.

MtPtBv #16: Thúc đẩy xã hội hòa bình hòa nhập qua giáo dục gồm việc học hỏi hòa bình và nhân quyền cũng như việc cung cấp giáo dục trong những trường hợp khẩn thiết. Khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hóa và hòa bình bất bạo động… Tăng cường hệ thống quản trị đối với văn hóa và các quyền tự do cơ bản con người*.

Têrêsa thành Lisieux: khuôn mặt phổ quát

Têrêsa thành Lisieux được biết khắp thế giới sinh ra là Têrêsa Martin ngày 02.01.1873 tại Lđ Alençon, qua đời ngày 30.09.1897 tại Dòng Kín Camêlô thành Lisieux, nơi Cô ẩn tu chỉ trong 9 năm. Là người phụ nữ trẻ, sống chỉ 24 năm cuộc đời, Cô đã hiểu điều gì chính yếu trong cuộc sống và mối quan hệ của Cô với nhân loại: một cuộc hành trình đặc biệt mở ra cho toàn thế giới.

Têrêsa thành Lisieux đã góp phần nâng tầm ảnh hưởng của Pháp trên thế giới. Qua các tác phẩm của mình, Cô hướng cái nhìn của phụ nữ vào xã hội và nhân loại chúng ta. Người phụ nữ của nền văn hóa Pháp, với tuổi trẻ táo bạo, đã đem đến một tiêu chuẩn là ngọn đuốc Tình yêu phổ quát và hòa bình để cung ứng cho tất cả mọi dân tộc.

Cách tiếp cận trí thức của Cô có thể được coi là một cuộc cách mạng tinh thần táo bạo để ủng hộ tính ưu việt của tình yêu phổ quát đối với tất cả mọi dân tộc. Nhờ cuộc hành trình dài qua Pháp, Thụy Sĩ và Ý, Cô đã mở rộng tầm nhìn sang các nền văn hóa khác. Cô ủng hộ các nhà truyền giáo trẻ và hướng mắt nhìn sang Châu Phi và Châu Á. Chính bản thân Cô cũng ước muốn được sang Việt Nam* truyền giáo.

Nước Pháp cũng như các nước khác duy trì tinh thần Têrêsa thành Lisieux. Tiếng chuông Vương cung thánh đường Lisieux vang mãi giai điệu ‘ong nghệ vo ve’ lời ru “Têrêsa là người bảo vệ các dân tộc” theo phương châm “Tôi kêu gọi các dân tộc hãy hiệp nhất trong Tình yêu.” Linh địa Lisieux được hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đổ về tham quan hàng năm. Tháp chuông Lisieux* vươn cao như ngọn hải đăng cho cả thế giới nhìn vào.
Khắp 5 châu lục, nhiều cơ sở trong lĩnh vực giáo dục và y tế mang tên Têrêsa: Tại Ấn Độ, bệnh viện lớn “Lisie”* ở Kerala dâng kính Têrêsa thành Lisieux! Có vô số công trình tôn giáo dâng kính Cô. Nhiều người trên khắp thế giới mang tên Têrêsa. Hàng triệu bức tượng Têrêsa thành Lisieux rải rác khắp thế giới hướng tầm nhìn về nước Pháp.

Tư tưởng của Têrêsa thành Lisieux tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu và học giả trên khắp thế giới. Đây là đề tài cho các cuộc hội nghị, luận văn và luận án tiến sĩ. Têrêsa thành Lisieux được phong Tiến sĩ Danh dự của Đại học Cuenca ở Ecuador (Nam Mỹ*). Cô cũng được cấp thường trú nhân tại Quần đảo Galápagos*! Cô còn được phong làm công dân vinh dự của nhiều thành phố trên thế giới và từng nhận được chìa khóa vinh dự* của các thành phố này.

Têrêsa thành Lisieux cũng là trung tâm kết quả chính trị

Truyền thống chính trị của Têrêsa thành Lisieux là “tham gia” càng gần dân chúng càng tốt, đã xuất hiện rất nhanh sau khi Cô qua đời. Danh tiếng Cô đã vang lên ngay trong chiến hào ở cả 2 bên chiến tuyến của những kẻ hiếu chiến (binh sĩ công giáo Đức và Pháp*) trong Thế Chiến I. Têrêsa thành Lisieux trở thành một dấu hiệu hòa bình để động viên và an ủi những người đàn ông thanh niên bị giằng co bởi cuộc sống của họ.

Ngày 03.05.1944, Têrêsa thành Lisieux trở thành Đấng Bảo trợ thứ 2* của Pháp khi cuộc đổ bộ của quân Đồng minh được công bố. Ngày 06.06.1944, cuộc hành quân dài để giải phóng nước Pháp và châu Âu khôi phục hòa bình bắt đầu… Từ năm 1944 đến năm 1947, các thánh tích Têrêsa thành Lisieux, biểu tượng cho sự hiện diện và ảnh hưởng của Cô đã vượt ra khỏi nước Pháp để mang lại niềm tin và lòng dũng cảm đến các dân tộc bị chiến tranh tàn phá, trong nỗ lực tái thiết và hòa giải giữa con người cũng như giữa các dân tộc với nhau.

Trong những năm gần đây, phạm vi phổ biến thông điệp của Cô đã được thể hiện rộng rãi khắp thế giới:

Phi Luật Tân: Tháng Giêng năm 2000, tại thủ đô* Manila, theo yêu cầu của chính quyền đã sám hối, một buổi tiệc được thiết đãi riêng kính Têrêsa thành Lisieux và thông điệp của Cô được truyền đến ngay cả trong khu các tù nhân bị kết án tử hình. Sẽ không còn vụ hành quyết nào sau thời điểm quan trọng này. Rồi án tử hình đã được bãi bỏ hẳn năm 2006.

Lebanon: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2002, toàn bộ Lebanon không phân biệt tôn giáo đều tôn vinh Têrêsa thành Lisieux. Ngày 17.10.2002*, tại thủ đô* Beirut, Tổng thống Pháp* Jacques Chirac tham gia hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp, ủng hộ các nỗ lực hòa bình trong toàn khu vực và tái khẳng định sự cần thiết rút quân đội nào không thuộc Lebanon đã bắt đầu vài tháng trước đó theo kế hoạch Hiệp định Taif* năm 1989.

Iraq: Ngày 16.11.2002, bản tin truyền hình 8 giờ tối ở Pháp cho thấy sự xuất hiện trên phi đạo thủ đô* Baghdad của Phái đoàn LHQ và sự tôn vinh Têrêsa thành Lisieux…

Colombia (Nam Mỹ*): Năm 2004, một sáng kiến của Colombia xung quanh Têrêsa thành Lisieux nhắm đến “Sứ mệnh Hòa bình cho Colombia” dưới sự bảo vệ của quân đội ngay giữa cuộc xung đột với FARC*.

Têrêsa thành Lisieux cũng chứng tỏ là một cố vấn (âm thầm*) cho các chính trị gia mà lời thú nhận của họ hầu hết đều mang tính cá nhân.

Các tác phẩm của Têrêsa thành Lisieux

Dù cuộc đời ngắn ngủi, tác phẩm văn học của Têrêsa thành Lisieux thật đáng kể. Têrêsa thành Lisieux đã bước vào phong trào văn hóa phát triển mạnh thế kỷ XIX (ở Châu Âu*), mà Cô cho là “thế kỷ có nhiều phát minh.” Đó là thời đại của Zola và Maupassant*. Năm 1989, việc xuất bản ấn phẩm phê bình các tác phẩm của Cô đã được Viện Hàn lâm Pháp vinh danh với Giải thưởng Hồng Y Grente* cao nhất.

Tác phẩm tiêu biểu của Cô là “Truyện một tâm hồn,” hay Di cảo tự truyện, được xuất bản một năm sau khi Cô qua đời và được lan truyền một cách nhanh chóng mà ngày nay vẫn còn nhiều ấn bản mới. Truyện (một tâm hồn*) này đã được chuyển dịch ra hơn 80 ngôn ngữ và thổ ngữ trên thế giới, được in ra hàng triệu bản, chỉ sau Kinh thánh, nâng nó lên vị trí  thứ 2 trong số các sách đã được xuất bản. Têrêsa thành Lisieux chia sẻ với độc giả hành trình cá nhân của mình và cùng lúc cho thấy Cô sống trong gia đình tư sản và tu viện thế kỷ XIX ở Pháp. Qua các tác phẩm, Têrêsa thành Lisieux trong phạm vi của mình đã mô tả xã hội đương thời giống như các nhà văn cùng thời khác.

Thư tín tổng hợp 266 thư riêng và 199 thư liên lạc của Têrêsa thành Lisieux. Những bức thư này mô tả tâm trạng, cách giao tiếp và mối quan hệ giữa các tác giả với nhau: việc tìm kiếm hòa bình sâu xa và lâu dài này đã bộc lộ trái tim con người cho phép mình tìm ra lý do để tồn tại…

Một tập thơ 54 bài (và 8 bài còn dang dở*) diễn tả tâm hồn của nữ thi sĩ Têrêsa thành Lisieux, được sáng tác theo những giai điệu cùng thời: Đó là những bản nhạc tình yêu chào đời. Trong phạm vi phổ quát là cố gắng đáp ứng nhiệm vụ tâm linh của người nhận đã được chủ tâm trao gửi.

8 vở kịch được sáng tác để đáp ứng yêu cầu của bề trên và giúp giải trí cho hội dòng càng làm phong phú thêm các sáng tác của Cô. Nữ tu trẻ này đã soạn kịch, đạo diễn và thủ vai chính cùng với các chị em khác trong hội dòng. Nếu những vở kịch này được trình diễn trong các lễ hội lớn, thì Têrêsa thành Lisieux thực sự đã làm công việc soạn giả để chắt lọc thông điệp phổ quát của Cô về Tình yêu, Hòa bình, Cuộc sống và Hòa giải.

Là nghệ sĩ, Cô cũng thích vẽ và cố gắng vẽ ngày càng đẹp hơn. Nghệ thuật chính là sự mở rộng suy tư của Cô cho phép Cô diễn tả và trao đổi nhiều hơn.

Là người phụ nữ có niềm tin, Cô đứng giữa ngã tư của nhiều thế giới khác nhau: tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như giữa cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỷ XIX*). Tư tưởng của Cô truyền cảm hứng cho các học thuyết xã hội. Đó là chủ nghĩa nhân văn toàn vẹn và thống nhất ủng hộ công lý hòa bình giữa các dân tộc, phục vụ cho lời kêu gọi tình yêu phổ quát của Cô.

Têrêsa thành Lisieux: “Tiến sĩ Khoa học Tình yêu”

Đức Thánh GH Gioan Phaolô II tôn phong Têrêsa thành Lisieux lên bậc Tiến sĩ Giáo hội ngày 19.10.1997 và nêu biệt danh Cô là “Tiến sĩ Khoa học Tình yêu.” Vấn đề “Tiến sĩ” đã được bàn đến từ năm 1932 rồi! Têrêsa thành Lisieux ngày nay là phụ nữ Pháp duy nhất được tôn phong Tiến sĩ Giáo hội trong số 36* Tiến sĩ Giáo hội hoàn vũ tính đến nay 2021* (nữ Ts Giáo hội thứ 3*). Điều này có nghĩa là học thuyết, cách giảng dạy, con đường Cô theo đuổi đều hướng đến toàn thể nhân loại. Tình yêu này hoàn toàn phổ quát, vượt qua mọi thời đại, mọi biên giới để gắn bó mật thiết với tất cả cũng như mỗi nền văn hóa. “Khoa học tình yêu” này hợp nhất tất cả nam nữ trên thế giới vì nó tương ứng với hành trình tìm kiếm ý nghĩa của thế giới chúng ta đang sống, với việc tìm kiếm bản ngã sâu xa của con người là để yêu (và được yêu*). “Khoa học tình yêu” này được bày tỏ để phục vụ thế giới thống nhất.

Vào Dòng Cát minh Lisieux lúc 15 tuổi, Cô làm chị trưởng phụ trách các tập sinh lúc 22 tuổi. Thực tâm là nhà sư phạm và giáo dục, Cô duy trì với những người được trao phó trách nhiệm cho mình mối quan hệ đáng tin cậy, tự trọng và tôn trọng sự phát triển cá nhân của chính họ, cho phép những tu sinh mới này của Cô, đôi khi lớn tuổi hơn Cô, được phát triển trong tự do nội tâm, để khẳng định bản thân và tìm ra con đường cho riêng mình rồi từ đó có thể tự giải phóng chính mình.

Bằng thái độ, lời nói, sự im lặng và mẫu gương của chính mình, Thánh Têrêsa vì thế cho thấy mình làm chủ cuộc sống.

Nhiều trường học ở Pháp và khắp thế giới mang tên Cô. Ngoài ra, họ còn áp dụng phương pháp giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên của Cô* nữa.

Ngay cả ngày nay, sự gần gũi thiêng liêng của Têrêsa thành Lisieux* cho phép rất nhiều người sống rải rác khắp 5 châu lục được hưởng lợi ích qua việc sử dụng ý tưởng này của Cô.
Con đường tự do nội tâm, khá đơn giản là “đường thiêng liêng nhỏ” mà Thánh Têrêsa đã khám phá qua kinh nghiệm sống rồi chia sẻ với những người cùng thời với chúng ta, những người nhận được thông điệp của Thánh nữ và cho phép mình được cảm xúc va chạm.
Cách thực hiện của Têrêsa thành Lisieux đã góp phần tạo lập bình an nội tâm cá nhân. Cô xây
dựng con người và phát triển tinh thần hòa bình.

Kể từ năm Cô được tôn phong Tiến sĩ, các sáng kiến tôn giáo và văn hóa xung quanh Têrêsa thành Lisieux đã phát triển theo cấp số mũ* (exponential). Đến nay có hơn 120 sáng kiến trên 60 quốc gia từ bắc bán cầu đến nam bán cầu. Thông điệp của Cô được phổ biến ngày càng lan rộng hơn.

Người yêu thiên nhiên, nhà tranh đấu phát triển bền vững như ĐTC Phanxicô diễn giải

Việc chiêm ngắm thiên nhiên khiến Têrêsa thành Lisieux nhận thức được chiều sâu nội tâm* con người để thúc giục nhân loại quan tâm đến sự sáng tạo, sự phát triển cũng như phục vụ lợi ích con người.

Báo cáo về Têrêsa thành Lisieux đối với thiên nhiên cho thấy ngay từ nhỏ, qua các yếu tố như mặt trời, động vật, hoa, biển, nông thôn, cây cỏ, địa cầu, đã khơi nguồn cho thông điệp phổ quát về tình yêu và sự hòa giải của Cô. Cô định vị nó trong nền kinh tế sinh thái toàn cầu phục vụ con người, một xã hội tôn trọng con người toàn diện.

Sự giáo dục mà Têrêsa thành Lisieux nhận được từ cha mẹ và gia đình đã mở ra cho Cô những nguyên tắc sống này.

Từ câu hỏi về phát triển bền vững đã được Kinh thánh đề cập đến trong Sách Sáng thế, đến câu hỏi về Sự sáng tạo để mở ra con đường dẫn đến hệ sinh thái toàn diện mà ĐTC Phanxicô đã trình bày trong thông điệp thứ 2 của ngài có tựa đề “Laudato si” (“Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa”), Cô mời gọi các nam nữ có thiện chí hãy chăm sóc trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta và cuối cùng để đáp ứng cho dự án của Chúa trong việc sáng tạo mà Ngài vẫn tiếp tục truyền đạt hàng ngày trên khắp địa cầu.

Quan tâm đến ngôi nhà chung cũng có nghĩa là quan tâm đến những người mà chúng ta đang có cũng như chưa có mối quan hệ. Một ngôi nhà chung được tạo nên cho cuộc gặp gỡ của những người sống trong đó.

ĐTC Phanxicô trong thông điệp “Laudato si,” đã trích dẫn thí dụ của chính Têrêsa thành Lisieux (số 230, người biên tập ghi chú) để nói về bản chất hệ sinh thái toàn diện bắt đầu ngay ‘tại đây và lúc này,’ chính xác là bằng nụ cười, sự quan tâm nhân hậu, đôi tay rộng mở, kết nối mọi nam nữ có thiện chí và nhen nhúm trong họ khát vọng về một ngôi nhà chung, nơi có thể sống tốt đẹp, tôn trọng truyền thống và văn hóa của mọi người sống trong đó.

Ở đây, Têrêsa thành Lisieux còn thể hiện ước muốn truyền giáo là đi ra ngoài (nước Pháp*) để gặp gỡ thế giới và chia sẻ với càng nhiều người càng tốt, điều đã khiến Cô sống và muốn tiếp tục “làm điều tốt trên địa cầu này.”

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO*) ra đời ngày 16.11.1945 sau hậu quả Thế Chiến II, trong một thế giới bị xáo trộn đang được tái thiết và mong muốn tìm ra những con đường mới tái lập hòa bình giữa các dân tộc.

Các quốc gia thành viên chính thức LHQ là thành viên UNESCO. Một số quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng có thể xin được kết nạp vào UNESCO. Các lãnh thổ khác cũng được nhận làm thành viên liên kết nữa.

Hiện nay (2021*), UNESCO có 193 Quốc gia Thành viên và 12 Thành viên Liên kết, trở thành một trong những tổ chức phổ quát nhất trong hệ thống LHQ.

Quy trình đăng ký nội bộ tại UNESCO

Sau khi những đề cử của các Quốc gia Thành viên được tổng hợp:
– Tổng Giám đốc UNESCO thiết lập đầu năm dương lịch danh sách sơ khởi trong số các ứng viên do các Quốc gia thành viên đề cử. Từ đấy, 60 danh sách đã được chọn ra trong số 78 nhân vật và tổ chức* được đề cử.
– Sau đó Ban chấp hành UNESCO đề nghị hoặc làm sáng tỏ danh sách này thêm.
– Đại hội đồng các quốc gia thành viên xác nhận tháng 11-2021* danh sách cuối cùng về các ngày kỷ niệm mà UNESCO sẽ liên kết cho 2 năm tới.
Việc xác nhận này diễn ra ngày 11.11.2021 cho các năm 2022-2023.

Linh địa Thánh Têrêsa thành Lisieux

Năm 1898, việc xuất bản “Truyện một tâm hồn” khiến thế giới* biết đến nữ tu trẻ thành Lisieux, người đã qua đời một năm trước đó. Nhờ bản phân phối này bằng tiếng Pháp, rồi sau đó nhanh chóng được chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ khác, thông điệp Têrêsa thành Lisieux đã lên đường chinh phục thế giới.

Đồng thời, những người hành hương đổ về Linh địa Lisieux ngày càng đông và sự chật hẹp của nhà nguyện Dòng Camêlô đòi hỏi phải xây một tòa nhà khác rộng lớn hơn.

Ý tưởng này được bắt đầu năm 1925, ngay thời điểm Têrêsa được phong Hiển thánh, dự án xây cất một Vương cung thánh đường đã ra đời. Kiến trúc sư Louis-Marie Cordonnier* được chọn năm 1927. Công việc kéo dài từ năm 1929 đến năm 1939 huy động 400 công nhân và kỹ sư làm việc trên ngọn đồi thống trị Lisieux. Năm 1937, Vương cung thánh đường được công nhận do Chân phúc GH Piô XI, và được Hồng Y Pacelli là GH tương lai Piô XII làm phép.

Sau những trận oanh tạc năm 1944, Vương cung thánh đường vừa mới mọc lên may mắn được thoát nạn. Công trình lại được tiếp tục. Cuối cùng Vương cung thánh đường được thánh hiến năm 1954.

Hành hương theo dấu chân các thánh thành Lisieux

Từ năm 1897 đến nay, những người hành hương và du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục đổ về Lđ Lisieux theo bước chân Têrêsa thành Lisieux, người đã đến tham gia cùng họ trong cuộc sống và trong mối quan tâm hàng ngày. Họ lần lượt đến thăm Vương cung thánh đường, Dòng Kín Camêlô, ngôi nhà “Buissonnets” của gia đình Thánh Têrêsa và Nhà thờ chính tòa.

Ảnh tượng Thánh Têrêsa hiện diện trên khắp 5 châu lục trong những nhà nguyện xa xôi nhất cũng như các thánh đường lớn nhất, cho phép đi con đường vòng từ Vương cung thánh đường Lisieux, được xây cất trên miền đất quê Auger để vinh danh Cô thế kỷ XX, nơi có biểu hiệu là Bức tượng Têrêsa nằm nghiêng, hay còn được gọi là điện thờ, có thể nhìn thấy tại nguyện đường Camêlô, ở ngay trung tâm thị trấn, nơi Sơ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Thánh nhan đã trải qua 9 năm cuộc đời ẩn tu. Cuối cùng, việc đi bộ về phía nhà Buissonnets, nơi sinh sống của ông Louis Martin và 5 cô con gái tháng 11 năm 1878* sau khi hiền thê ông (Zélie*) qua đời, cho phép chúng ta biết đến thời thơ ấu của Têrêsa từ 4 đến 15 tuổi.
Từ ngày 19.10.2008*, Vương cung thánh đường Lisieux còn có đền thờ của đôi vợ chồng Louis và Zélie Martin, được ĐTC Phanxicô tuyên thánh ngày 18.10.2015. Việc tôn phong này đem đến cho Lđ Lisieux sự hiện diện của 3 vị thánh trong cùng gia đình (theo gương Thánh gia thất*).

Ngày nay, các địa điểm khác nhau của Lđ Lisieux chào đón hơn một triệu khách hành hương hang năm. Danh tiếng của Lđ Lisieux được nâng lên vị trí thứ 2 trong số các Linh địa của Pháp chỉ sau Lộ Đức.

Du khách đến từ 5 châu lục:

– Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Ba Tây, Canada…
– Châu Âu: Ý, Bỉ, Đức, Vương quốc Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha…
– Châu Á: Phi Luật Tân, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…
– Châu Phi: Bờ Biển Ngà, Cameroon, Senegal…
– Châu Đại Dương: Úc, Tân Tây Lan.

Linh địa Alençon: Thánh Louis và Zélie Martin

Têrêsa thành Lisieux sinh ra tại Lđ Alençon (Bưu điện Pháp* số 61) ngày 02.01.1873. Đây chính là nơi cha mẹ Cô gặp nhau, kết hôn và sống phần lớn cuộc đời của họ cho đến khi Zélie mẹ Cô qua đời tháng 8 năm 1877.

Tháng 11 năm sau (1878*), Louis Martin cha Cô*, Têrêsa và 4 chị gái chuyển đến Lisieux để sống gần hơn với gia đình cậu Isidore*, em trai của mẹ Zélie. Ngôi nhà của gia đình ở Alençon đã được bán nhiều lần cho đến khi Hiệp hội hành hương Lisieux năm 1924 và sau đó là Giáo phận Séez mua lại năm 1967.

Là sinh quán của Têrêsa, nên từ năm 1910 đã thu hút du khách và nhiều người hành hương. Giữa năm 1925 và 1928, một ngôi nhà nguyện được xây cất tinh vi hơn dọc theo ngôi nhà này, cho phép được khoan tường để rộng mở buồng sinh ra Têrêsa. Sau khi cha mẹ Cô được phong Chân phúc (2008 đôi thứ 2*), rồi Hiển thánh (2015) chính là đôi vợ chồng Kitô giáo đầu tiên, Lđ Alençon của Thánh Louis và Zélie Martin đã được xây lên nơi họ đã sống bắt đầu từ năm 2015 do GM Giáo phận Séez.

Nếu ngày nay Têrêsa được UNESCO tôn vinh vì những công việc về hòa bình, giáo dục, khuyến khích phụ nữ, thì phần lớn Cô đã thọ ân nơi mái ấm gia đình, nơi Cô nhận được nền giáo dục bao gồm sự tôn trọng, lắng nghe và đối thoại với nhau. Cô được thừa hưởng không những từ gương sáng của cha mẹ Cô trong việc đề cao phụ nữ, mà cả trong mối quan hệ giữa họ với nhau, ngay cả đến việc Louis Martin cha Cô* đã hy sinh từ bỏ công việc riêng để hỗ trợ cho hiền thê mình, mà còn trong lĩnh vực văn hóa, không chỉ qua việc sản xuất ren của Alençon, mà còn gieo rắc hòa bình qua cam kết thực sự của gia đình để phục vụ những người nghèo khổ nhất trong vùng* cho đến một xã hội công bằng hơn.

Về cuộc sống của mình ở Lđ Alençon, Têrêsa đã viết: “A! những tháng năm nắng đẹp của tuổi thơ tôi trôi qua nhanh chóng làm sao, nhưng thật là một dấu ấn ngọt ngào đã ghi đậm nét trong tâm hồn tôi! Tôi nhớ với niềm hạnh phúc những ngày cha Louis* đưa chúng tôi đến gian hàng, (NHA 128*) những chi tiết nhỏ nhất đều được khắc ghi trong trái tim tôi… Tôi đặc biệt nhớ những ngày chủ nhật đi dạo mà mẹ Zélie* lúc nào cũng đồng hành với chúng tôi… Tôi vẫn cảm nhận được những ấn tượng sâu sắc và thơ mộng đã nảy sinh trong tâm hồn tôi khi nhìn thấy những cánh đồng lúa mì rải rác những hoa bắp và hoa đồng nội. Tôi đã bắt đầu yêu quý những nơi xa xôi như thế…” (Di cảo tự truyện trang 10 mặt sau)

Du Khách

Được phát triển đầy đủ, khu Lđ Alençon mới này mang đến cho du khách cơ hội khám phá, không phải nơi Đức Mẹ hiện ra mà là ngôi nhà của gia đình họ Martin, nơi sinh sống, nơi sản xuất ren của Zélie và Louis, là nhà sản xuất ren ngay tại địa điểm Lđ Alençon này có bí quyết nay đã được UNESCO đưa vào di sản văn hóa phi vật thể năm 2010. Quanh ngôi nhà và nhà nguyện dành riêng cho Têrêsa, chúng ta khám phá ra gian hàng của Louis Martin, “chiếc cầu gặp gỡ” (giữa Louis và Zélie cha mẹ Têrêsa*) trên sông Sarthe, Thánh đường Đức Bà và Thánh đường Thánh Phêrô, nhà nuôi dưỡng Têrêsa ở Semallé. Đừng quên Lđ Alençon và vùng nông thôn, những nơi sinh hoạt văn hóa, kinh tế và xã hội của gia đình Martin.

Mỗi năm, số lượng khách tham quan và hành hương (đến Lđ Alençon*) tăng lên đến 30.000 lượt khách năm 2019 từ 5 châu lục và đại diện 85 quốc gia.

——————————————————–
Theo Tài liệu chính thức được UNESCO chấp nhận
(Nhấn vào đây để xem bản gốc)

——————————————————–

* Gustave Eiffel: Kiến trúc sư phát họa và xây tháp Eiffel, Pháp.

* Bệnh viện Mar Augustine Kandathil Memorial Lisie ở Kochi, Ấn Độ, nổi tiếng phục vụ người nghèo, được thành lập để tưởng nhớ Mar Augustine Kandathil theo kế hoạch của ông năm 1957 hầu thể hiện lòng sùng kính của chính ông đối với Thánh Têrêsa thành Lisieux.

* 2 chi nhánh Cát minh Lisieux đầu tiên nước ngoài:
1. Dòng Cát minh Sài Gòn (Cochinchine*) thành lập năm 1861 là chi nhánh Lisieux đầu tiên nước ngoài. Vài năm
sau 2 trong 4 sơ sáng lập ngã bệnh vì khí hậu quá nóng ẩm phải trở về Dòng mẹ Lisieux ở Pháp. Têrêsa tình nguyệnxin thay thế nhưng sức khỏe không cho phép.
2. Chi nhánh Lisieux thứ 2 ở Hà Nội (Tonkin*) được thành lập năm 1895. Lần này Têrêsa xin tình nguyện theo đoàn
sáng lập để hy sinh chịu khổ cho xứ truyền giáo Việt Nam. Nhưng bệnh tình ngày càng trầm trọng. Têrêsa tự nhủ: “Chúa không muốn con sang Lisieux Hà Nội mà muốn con lên Lisieux trên trời. Xin vâng, Con sẽ làm mưa hoa hồngxuống trần gian.” Xin Thánh nữ làm mưa hoa hồng xuống con dân và đất nước Việt Nam.

* Quần đảo Galápagos có 127 đảo gồm 19 đảo lớn và 4 đảo có người sinh sống, thuộc nước Ecuador (Nam Mỹ). Quần đảo này và khu bảo tồn biển bao la là ‘bảo tàng sống trưng bày quá trình tiến hóa’ độc đáo. Vị trí địa lý nằm ngay nơi tụ hợp 3 dòng hải lưu để trở thành một trong những hệ sinh thái biển phong phú nhất thế giới. Sự phát triển đời sống động vật khác thường ở đây đã truyền cảm hứng cho Charles Darwin (Anh*) phát sinh ‘thuyết tiến hóa’ sau chuyến tham quan năm 1835. Nguồn gốc hệ thực vật và động vật ở Galápagos được mọi người quan tâm nhiều sau khi Charles Darwin xuất bản quyển ‘Chuyến du hành tàu Beagle’ năm 1839.

* FARC (Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia: Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (Nam Mỹ*)) — Quân đội nhân dân này là nhóm du kích theo chủ nghĩa Mác-Lênin tham gia cuộc nội chiến tiếp diễn ở Colombia bắt đầu năm 1964.

* Zola tập hợp ở Ba-lê một nhóm nhà văn để viết tuyển tập truyện ngắn về cuộc chiến 1870 (chiến tranh Pháp-Phổ). Maupassant là một trong những nhà văn này.

* Giải thưởng HY Grente: Tổ chức HY Grente và Broquette-Gonin là giải thưởng 2 năm một lần bắt đầu từ năm 1945. Phần thưởng cho “tất cả công việc của mọi giáo sĩ Công giáo Pháp, dòng cũng như triều.” Năm 1989 GM Guy GAUCHER đoạt giải cho “Phiên bản Phê bình Toàn bộ Tác phẩm của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu” với 30.000 quan Pháp.

* Số 230 Lauda Si (“Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa”) là lời Thánh Phanxicô Assisi ca tụng mẹ thiên nhiên. ĐTC Phanxicô nhắc nhở: “Thánh Têrêsa thành Lisieux mời gọi chúng ta thực hành yêu thương nhỏ bé, đừng bỏ sót một lời tử tế, một nụ cười hay bất cứ cử chỉ nhỏ bé nào để gieo mầm hòa bình và tình thân. Hệ sinh thái toàn cầu cũng được tạo nên từ những cử chỉ đơn sơ hàng ngày hầu phá vỡ logic của bạo lực, bóc lột và ích kỷ để cuối cùng chỉ còn lại một thế giới tiêu thụ trầm trọng và ngược đãi cuộc sống dưới mọi hình thức.”

* Đôi vợ chồng Chân Phúc đầu tiên là Luigi & Maria Beltrame Quattrocchi (Ý*) ngày 21.10.2001. Đôi vợ chồng Chân Phúc Louis & Zélie Martin năm 2008 là đôi thứ 2.

* Đôi vợ chồng Hiển Thánh đầu tiên Louis & Zélie Martin với Con út là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và Sơ
Francoise-Thérèse (con giữa và chị Léonie của Têrêsa) thuộc Dòng Thăm Viếng đang chờ phong Chân Phúc. Như
thế gia đình Martin có đến 3+ thánh theo gương Thánh Gia Thất.

*Hòa ước Taif: Trong cuộc chiến ở Lebanon, Liên đoàn các quốc gia Ả Rập đã cố gắng tìm giải pháp cho cuộc xung đột bắt đầu năm 1975. Ba quốc gia thành viên: Maroc, Algeria và Ả Rập Saudi đã thành lập Ủy ban 3 bên ngày 07.01.1989 để hòa giải cuộc xung đột này. (theo Anne-Lucie Chaigne-Oudin 23.01.2018)

* Louis Marie Cordonnier là kiến trúc sư Pháp sinh ngày 07.07.1854 tại Haubourdin (miền bắc) và mất ngày
20.11.1940 tại Peyrillac (Dordogne). Chủ yếu hoạt động ở quê nhà, nơi ông đã đánh dấu phong cảnh với nhiều sang
tạo. Ông được biết đến nhiều nhất nhờ thiết kế nhà hát Opera và Sở giao dịch thị trường chứng khoán mới ở Lille, cũng như Vương cung Thánh đường Thánh Têrêsa thành Lisieux (Calvados).

* 1. Đức Nữ Đồng Trinh Maria được Vua Louis XIII kính tôn làm Bổn mạng hàng đầu nước Pháp ngày 10.02.1638.
2.
Thánh Jeanne d’Arc là Đấng Bảo trợ nước Pháp hàng 2 từ năm 1922 và Thánh Têrêsa thành Lisieux là Đấng đồng Bảo trợ hàng 2 từ năm 1944.

* 4 Thánh nữ Tiến sĩ Giáo hội hiện nay:
1. Thánh Têrêsa thành Avila 09.1970
2. Thánh Catarina thành Siêna 10.1970
3.
Thánh Têrêsa thành Lisieux 10.1997
4. Thánh Hildegarde de Bingen 2012

* ’NHA 128’: ghi chú trong Di cảo A viết theo yêu cầu cuả Mẹ Agnès de Jésus (Chị Pauline của Têrêsa) làm mẹ của Têrêsa 2 lần:
1. Thay mẹ khi mẹ ruột Zélie qua đời năm 1887 cho đến khi rời gia đình vào Dòng Kín Lisieux năm 1882.
2. Làm mẹ Bề trên Dòng Kín Lisieux (1893-1896) sau khi Têrêsa vào dòng năm 1888

Vài hình ảnh ThánhTêrêsa Hài Đồng Giêsu

Têrêsa ngày thứ hai 15.04.1895 sau lễ Phục sinh.
Têrêsa thủ vai chính năm 1895 trong vở kịch tự viết về Thánh Jeanne d’Arc
Têrêsa chuẩn bị bánh và chén thánh cho lễ Misa và “ước được làm Linh mục để truyền phép và cầm Mình Chúa”

THÉRÈSE ENFANT ET SA MÈRE

De maman j’aimais le sourire;
Son regard profond semblait dire:
“L’Éternité me ravit et m’attire…
Je vais aller dans le Ciel bleu
Voir Dieu!”

Bé Têrêsa và mẹ Zélie

Nhìn mẹ tôi, tôi yêu nhất nụ cười;
Ánh mắt thẳm sâu như luôn thầm bảo:
“Sự vĩnh cửu đã thu hút hồn tôi…
Tôi sẽ bay lên tầng trời xanh ảo
Đó là nơi gặp gỡ Đức Chúa Trời!”

(JLập chuyển ý thơ)

Lúc 14 tuổi (1887) Têrêsa đến GM Hugonin giáo phận Bayeux & Lisieux xin vào Dòng Kín Camêlô không được nên cha Cô dẫn sang tận Rôma gặp ĐGH Lê-ô XIII:

“Kính thưa ĐTC, để ghi nhớ Năm Thánh, xin cho phép con được vào Dòng Kín Camêlô lúc 15 tuổi.”

*Chị Céline cùng đi với Têrêsa và họa lại năm 1903.

Têrêsa với mẹ Zélie và cha Louis: 3 Đấng Thánh trong gia đình Martin
Thánh Zélie và Thánh Louis Martin mẹ cha Thánh Têrêsa
Têrêsa với mẹ Zélie Martin
Têrêsa với cha mình Louis Martin

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button