Vì sao Thượng đế lại không quan tâm và tán dương người tốt?
bởi Soya
Đừng than phiền rằng tại sao Thượng đế lại không yêu thương người tốt và trừng phạt kẻ xấu! Hãy xem hết câu chuyện này, bạn sẽ hiểu ra đây mới là là dụng ý của Thượng đế…
Người tốt luôn làm không công?
Năm 1963, một cô bé tên Mary Benny đã viết thư đến cho diễn đàn báo Chicago, thắc mắc tại sao mình giúp mẹ mang bánh đã nướng xong lên bàn ăn, mà lại chỉ được một câu khích lệ của mẹ: “Con gái ngoan”, còn em trai David không chịu làm cái gì, chỉ biết gây sự nhưng lại được nhận một cái bánh ngọt.
Cô bé muốn hỏi ông Syracuse Custer, người phụ trách chuyên mục dành cho nhi đồng của tờ báo Chicagotribune, cũng là người mà cô cho rằng không gì là không biết, là tại sao luôn có những đứa trẻ bị Thượng đế lãng quên giống như cô vậy.
Trong suốt hơn 10 năm qua, ông Syracuse Custer cũng đã nhận được cả ngàn bức thư của bọn trẻ liên quan đến: “Tại sao Thượng đế không khen thưởng người tốt, trừng phạt người xấu”.
Mỗi khi mở ra xem những lá thư như vậy, lòng ông lại nặng trĩu, bởi vì ông không biết nên trả lời những thắc mắc ngây thơ đó như thế nào đây…
Trong một buổi lễ thành hôn ông đã tìm ra câu trả lời
Trong lúc ông còn đang bối rối không biết phải trả lời lá thư của Mary như thế nào, thì một người bạn mời ông đến tham dự hôn lễ.
Có lẽ ông sẽ không bao giờ quên được buổi thành hôn ngày hôm ấy là cái ngày mà ông đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bị bỏ ngỏ hơn 10 năm nay. Hơn thế, câu trả lời này đã giúp ông trở thành người nổi tiếng chỉ sau 1 đêm.
Ngày hôm đó, 1 câu nói của mục sư đã giúp ông hiểu ra đạo lý của câu: “Không ban thưởng cho người tốt”!
Ông nhớ lại buổi hôn lễ ngày hôm đó
Sau khi Mục sư chủ trì hết nghi thức hôn lễ, cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau, có lẽ lúc này hai người đang chìm ngập trong hạnh phúc, dường như hai người quá vui mừng. Nên khi họ trao nhẫn, thi vô tình mắc phải một sai sót nhỏ, họ đã đeo nhầm nhẫn vào tay phải của đối phương.
Vị Mục sư chứng kiến cảnh này, nhẹ nhàng nhắc nhở một cách hóm hỉnh: “Tay phải đã hoàn mỹ rồi, ta nghĩ hai con tốt nhất là nên đeo chiếc nhẫn kia ở bàn tay trái”.
Ngay khi vị mục sư hài hước nói, mọi khúc mắc của ông Syracuse Custer đều được giải khai sáng tỏ.
Tay phải là tay phải, bản thân điều đó đã vô cùng hoàn mỹ, tức là không cần phải đeo trang sức lên tay phải nữa.
Cũng như những người có mỹ đức, sở dĩ không được quan tâm, chẳng phải là vì họ đã hoàn mỹ rồi sao?
Thượng đế để người lương thiện là người lương thiện, thì đối với người lương thiện đây chính là khen thưởng cao nhất rồi.
Sau đó ông đưa ra kết luận:
Thượng đế để cho cánh tay phải là cánh tay phải,
đối với cánh tay phải đó là khen thưởng cao nhất.
Cũng giống như vậy,
Thượng đế để cho người lương thiện là người lương thiện,
thì ra đối với người lương thiện đó chính là phần thưởng cao nhất.
Sau khi phát hiện chân lý này, ông cảm thấy vô cùng phấn khích. Ông lập tức trở về nhà viết thư lại cho Mary: “Thượng đế ban cho con là một đứa trẻ ngoan, đó chính là khen thưởng cao nhất cho con đấy!”.
Sau khi bức thư này được đăng tải một thời gian không lâu, đã được hơn 1.000 tờ báo ở Mỹ và Châu Âu đăng lại, hơn nữa, ngày quốc tế thiếu nhi hàng năm họ đều đăng lại bài báo này.
“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”
Cách đây không lâu, một người không biết rõ là sống ở đâu, đã đọc bức thư này, sau đó đã viết trên Website như sau: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo mà là chưa báo”.
Tôi đã từng cảm thấy rất khó hiểu, vì sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn không bị báo ứng, nhưng bây giờ tôi đã hiểu.
Bởi vì để cho người ác trở thành người ác,
đó là trừng phạt của Thượng đế đối với họ.
Người thiện dù phúc chưa đến, họa đã rời xa.
Người ác, họa dù chưa đến, phúc đã không còn.
Sau khi xem hết rồi, bạn có còn thắc mắc vì sao Thượng đế không quan tâm đến người tốt? Hãy nhớ chúng ta có thể là người tốt, đó là phúc báo lớn nhất mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta!
Hoàng Sâm, dịch từ Cmoney.tw
http://tachcaphe.com/vi-sao-thuong-de-lai-khong-quan-tam