Nhiều tác giảSuy niệm

Sai môn đệ đi rao giảng | Thứ Tư 06.07.2022 | Damiano ofm.

Sai môn đệ đì rao giảng
Thứ Tư 06.07.2022
Mt.10,1-7

(1) Rồi Ðức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, ban cho các ông được quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

(2) Sau đây là tên của mười hai Tông Ðồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêđê và ông Gioan, em của ông; (3) ông Philiphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Matthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Anphê và ông Tađêô; (4) ông Simon thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa Ítcariốt, chính là kẻ nộp Người. (5) Ðức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:

“Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. (6) Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ítraen. (7) Dọc đường hãy rao giảng rằng; Nước Trời đã đến gần.

______________

SUY NIỆM

        Chúa Giêsu ban quyền cho các môn đệ trên các thần ô uế. Quyền đây là quyển nào? Có phải quyền năng như cách hiểu của Pharisiêu khi nóỉ: Ông ta dựa vào quyền của quỉ cả mà trừ quỉ không? Họ có ác ý, cho Chúa Giêsu là một thứ phù thủy không hơn không kém. Trong cuốn Secula City, ông Harvey Cox cho biết: Khi nói đến Thiên chúa tạo dựng trời đất muôn vật, tức là Kinh Thánh quả quyết rằng không có thần thánh nào trong vũ trụ vì tất cả đều do một mình Thiên Chúa tạo dựng. Khi cả quyết như thế là kinh Thánh phủ quyết mọi dị đoan mê tín: Ngoại trừ ta, chẳng còn chúa nào khác.

        Ảnh hưởng của nền văn hóa Kitô giáo nầy, đã giúp cho Tây phương sớm có một nền văn hóa tân tiến, trong lúc đó thì dân cư ở các châu lục khác bị dị đoan mê tín kìm hãm bước tiến phát triển khoa học. Lời nhận định của Harvey Cox có phần hữu lý.

       Quyền lực chúa Giêsu ban cho các môn đệ trên bệnh tật và mọi thần ô uế là quyền lực từ Thiên Chúa mà đến. Đấng tạo nên vũ trụ thì có quyền trên vũ trụ.

          Anh em đừng đi về phía dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của Samari. Tốt hơn là hầy đến với con chiên lạc nhà Israel.

       Samari bị dân ngoại xâm chiếm và nhiều người dân ngoại định cư ở đó nên cũng được kể là vùng đất dân ngoại. Nhưng tạl sao Chúa Giêsu lại hạn chế tầm hoạt động của các môn đệ như vậy? Cũng có nhiều lý do:

      Trước hết vì Israel là dân ưu tiên được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ (Rm.l, 16) Chúa trước hết là mục tử nhà lrael (ls.40, .11; Ez.34, 23); nhưng có lẽ cũng để tránh phản ứng bất lợi của dân Do thái, nếu Chúa và các môn đệ đến với dân ngoại trước. Hơn nữa đây là thời gian tập sự cho các môn đệ, nên đến với những người đồng ngôn ngữ thì dễ hơn là đến với dân ngoại.

Nước trời đã gần đến,

Đó là nội dung mà Gioan Tẩy giả và Chúa Qiêsu đã rao giảng. Lời công bố nầy có hàm ý nói rằng: một cách khách quan, Nước Trời thật sự hiện diện với lời công bố nầy; thế nhưng mới đến gần với những ai đón nghe Tin Mừng. Một khi đã đón nhận sứ điệp với lòng tin thì nước trời mới đến trong tâm hồn con người thật sự.

Các ngôn sứ của Cựu Ước đã từng coi phép lạ khắc phục quyền lực sự dữ là dấu chỉ thời đại Đấng Messia đã đến. Khi ngồi trong tù, Gioan thắc mắc về Chúa Giêsu, Chúa trả lời: Các anh hãy về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống ỉại, kẻ nghèo được nghe Tũĩ Mừng…(Mt.l 1, 2-6).

Khi suy gẫm bài Tin Mừng nầy, tôi không được an tâm cho lắm: tôi tự hỏi không biết Nước Chúa đã đến trong tôi chưa? Khi mà tôi còn đầy yếu đuối sa ngã. Có lẽ Nước Chúa đã đến gần tôi, nhưng chưa có ở trong tôi chăng?

Damiano ofm

 

Bài liên quan

Check Also
Close
Back to top button