Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Khoa học và Chúa, sự im lặng của Tổng thống Emmanuel Macron

by Phanxicovn

fr.aleteia.org, Louis Daufresne, 2021-12-25

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/01/khoa-hoc-va-chua-su-im-lang-cua-tong-thong-emmanuel-macron.jpg
Hình: Tổng thống Emmanuel Macron, Alberto PIZZOLI, AFP

Bình luận gia của chúng tôi bình giải bài của tổng thống Pháp đăng trên báo L’Express tuần này. Tổng thống Emmanuel Macron gợi lên mối liên hệ giữa lý trí và thiêng liêng. Nguyên thủ quốc gia tin vào “cuộc sống chung” giữa khoa học và tôn giáo, với điều kiện phải im lặng trước sự thật.

Trong một bài báo ”độc quyền” đăng ngày thứ ba 21 tháng 12 trên trang web báo L’Express, Tổng Thống Emmanuel Macron nhìn lại mối tương quan giữa khoa học và tôn giáo. Lời của ông đáng được đọc, dù có thể không phải chính ông viết bài này. Có một khía cạnh “triết lý” hơi giáo hoàng, ông đưa ra thông tin về nguyên tắc chỉ đạo hành động của ông và giới thiệu bài viết “để tái mê hoặc thế giới.” Thành thật mà nói, đây chỉ là tiêu đề báo chí. Không có gì mê hoặc trong suy nghĩ của ông. Câu ông bám vào: “Điều tôi tin vào”. Nhưng chúng ta đừng lầm: vài ngày trước lễ Giáng sinh, điều tôi tin không liên quan gì đến điều tôi tin vào ai, ngay cả với những gì tôi tin, tựa đề nổi tiếng của rất nhiều nhà văn dựa vào. Câu này không ám chỉ đến ai hoặc cho bất cứ ai.

Tai họa dồn dập của thuyết âm mưu

Tuyên bố của tổng thống chia thành ba phần rõ ràng. Đầu tiên là khá trung lập. Theo nguyên tắc, kiểu bắt đầu bằng lời xin: “Chắc chắn nhân loại chưa bao giờ cần khoa học đến như thế.” Emmanuel Macron nghĩ đến Covid, vì “không có khoa học, chúng ta đã phải khổ sở như thế nào vì đã có quá nhiều người chết”. Một ám chỉ bắt đầu nhen nhúm vào đầu người đọc: vì khoa học đứng về phía cuộc sống, những người chỉ trích nó là những người mang mầm sự chết, và vì thế phải ngăn chặn không cho họ làm hại. Đó là trọng tâm của thông điệp, là ý định sâu xa của nó. Chúng ta sẽ tìm thấy tu từ này trong phần thứ hai của bài viết.

Emmanuel Macron tiếp tục nói một cách hơi đột ngột về “thách thức của thế kỷ”, khí hậu nóng lên toàn cầu. Sau đó, ông ghi nhận “phần tăng dần ngày càng tăng của khoa học trong tiến trình phát triển thế giới”. Từ đó, Tổng thống ca ngợi nỗ lực ngân sách của Pháp và Liên minh châu Âu để bắt kịp sự chậm chạp của họ trong lãnh vực nghiên cứu và vượt qua mọi thách thức, sinh thái, năng lượng, kỹ thuật số, vũ trụ, v.v. Phần đầu tiên này dùng làm nền tảng cho chuỗi thứ hai, tập trung vào ý tưởng mạnh mẽ, được thể hiện trong nghịch lý sau: “Cùng với sự gia tăng nhu cầu về khoa học, vấn đề khoa học không ngừng đặt lại vấn đề trong sự phát triển xã hội chúng ta.” Chính nghịch lý “văn hóa” này đã làm khổ cho người điều hành. Từ người điều hành qua người hành quyết, tổng thống Macron lên án kẻ thù: “thuyết âm mưu”. Bây giờ ngòi bút của ông nhúng vào axit để huy động mọi năng lực nhằm chặt đầu con quái vật này, một trong những cái đầu của nó là chủ nghĩa tôn giáo cực đoan “và những lời giải thích toàn trị của nó đặt đức tin trên lý trí, tín ngưỡng trên hiểu biết và loại trừ nghi ngờ mang tính xây dựng”. Chúng ta cảm thấy tổng thống đang sốt ruột chờ các đề xuất của ủy ban Bronner (chống tin giả) sẽ đúc kết cho ông vào giữa tháng 1. Nhóm mười bốn chuyên gia do nhà xã hội học Gérald Bronner dẫn đầu, đã làm việc từ mùa thu vừa qua về các phương tiện “nhằm đẩy lui thuyết âm mưu”.

Còn Chúa trong tất cả những điều này là gì?

Trong phần thứ ba, nguyên thủ quốc gia bớt lo lắng hơn, chắc chắn để có thể xóa đi sự thù nghịch mà ông có thể gặp nơi các tôn giáo. Sau khi lên án, ông giải tỏa được áp lực. “Còn Chúa trong tất cả những điều này là gì?”, đó là câu mào đầu, như thử những gì chúng ta sắp nói đến bây giờ chỉ là chuyện thứ yếu. Bây giờ đường đi của tổng thống Macron ngày càng trở nên dễ đoán hơn, như chúng ta đã biết: theo ông, điều đáng mong muốn là lý trí và tôn giáo có thể “sống bên cạnh nhau, đôi khi còn nuôi dưỡng nhau”.  Thuật ngữ “cùng sống chung” được trích dẫn nhiều lần, là yếu tố chính của ngôn ngữ. Chúng ta sẽ trở lại điều này. Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ ngũ niên, ông tin vào sự tồn tại của “một siêu việt”. Ông đã không giải quyết các vấn đề tôn giáo bằng cách đi gặp các cộng đồng do thái, hồi giáo, và gần đây là tin lành đó sao? Nhờ chủ nghĩa thế tục “đã làm cho sự sống chung này trở nên phong phú”, nước Pháp “sẽ vẫn là quốc gia vô cùng lý trí và dứt khoát là thiêng liêng. Quốc gia của các công dân được tự do chỉ trích và tự do tin”, ông kết luận. Bài viết  này đặt ra không ít mối lo.

Không có mục tiêu, chỉ có một con đường

Đầu tiên là vì thiếu định nghĩa, vì thế nên cho phép mọi thao túng. Khoa học là gì? Emmanuel Macron xem khoa học là trung lập, dứt khoát mang tính giải phóng, mang lại cảm giác lịch sử. Những thành tựu của trải nghiệm có thể tái tạo, được chuyển qua quá trình trí tuệ, bằng cách loài bỏ mọi ràng buộc mê tín. Chúng ta trở lại guồng quay cũ của thời Khai sáng. Cái nhìn ngây thơ và lãng mạn này về khoa học là rất thiếu sót. Vì vấn đề ở đây, đó là ít khoa học hơn là việc chúng ta dùng khoa học. Và trên lãnh vực này của phân định, có nghĩa là nói về đạo đức, và từ đó là chính trị, nguyên thủ quốc gia không nói gì. Tuyệt đối không có gì. Tuy nhiên, chính khoa học đã tạo ra khả năng tiêu diệt hàng loạt các quần chúng được chọn. Từ hóa học đến hạt nhân, điều làm con người đương đại bối rối là tất cả những gì nó có thể làm với những phương tiện nó tự cho mình, trở thành người có thể phá hoại và phân biệt đối xử. Khoa học càng tiến bộ thì nố lương tâm của chúng ta càng tăng. Các kỹ thuật truy tìm và săn bắt có thể khiến xã hội kết án tử hình bất cứ ai mà quyền lực chọn để loại bỏ. Liệu những người không được tiêm chủng có phải là vật tế thần cho tiến bộ khoa học đang trên đường ra trận của nó đó không? Chúng ta phải đọc lại tác phẩm của nhà ngôn ngữ học Đức Elias Canetti về tầm nhìn của việc săn bắt: làm thế nào chúng ta lại đưa kẻ thù ra khỏi lĩnh vực xã hội để tiến vào lĩnh vực nhân loại.

Trong bài viết này là báo cáo của Emmanuel Macron về sự thật. Không có một sự thật nào. Dĩ nhiên ông trích dẫn nhà văn Rabelais, người chủ trương “khoa học chỉ có giá trị […] khi nó được các ngành khoa học nhân văn, triết học, chính trị soi sáng và hướng dẫn, và là một phần của cuộc tranh luận dân chủ nhằm xây dựng lợi ích chung”. Nhưng không có một chỉ dẫn chính xác nào. Thế mà khoa học như một đại dương cuồng nộ. Điều chúng ta mong chờ ở thuyền trưởng là ông giữ tay lái vững. Điểm tham chiếu thực sự duy nhất của ông là ở câu của triết gia Pháp Gaston Bachelard: “Không có gì tự mình mà có, không có gì được cho, mọi thứ đều phải xây dựng.” Nói một cách đơn giản, không có mục tiêu, chỉ có một con đường. Khoa học là con đường này, con người vạch ra mà không biết mình đi về đâu. Sự cân nhắc này là lời thú nhận hay lựa chọn của sự bất lực về mọi thứ và mọi thực hành. Trong chính trị, người ta gọi đây là một sự từ chức.

Tri thức khoa học không nằm ngoài ngôn ngữ, không nằm ngoài tinh thần thời đại.

Emmanuel Macron nói, ông bác bỏ tất cả “chủ nghĩa thực chứng cưỡng bức” nhưng lại không rút ra bài học từ một tuyên bố như vậy: khoa học thay mặt tín ngưỡng. Chúng ta biết, phải tin để hiểu. Bây giờ ông biến khoa học thành một loại nhân sư. Ý tưởng này đã lỗi thời. Khoa học không phải là cùng đích nhưng là một hoạt động, mà hoạt động thì tuân theo lệnh của thời trang, được đầu tư bởi những đam mê, và tất cả các loại ngẫu nhiên từ các lãnh vực vật chất, cơ hội và hám lợi. Tri thức khoa học không nằm ngoài ngôn ngữ, nằm ngoài tinh thần thời đại. Chúng ta luôn quay về cùng một điểm: chúng ta dùng nó vào việc gì? Đâu là các tiêu chuẩn để phân định? Đài phát thanh im bặt.

Cùng sống chung với điều tuyệt đối?

Sau khi phát triển về thuyết âm mưu, điều đáng để bình luận dài, một chữ lúc này về phần thứ ba trong bài viết của Emmanuel Macron. Cần phải bàn luận dông dài. Chúng ta bắt đầu với câu này: “Đúng, khoa học và Chúa, lý trí và tôn giáo có thể sống song song với nhau, thậm chí đôi khi còn nuôi dưỡng nhau.” Ý tưởng này nghe thật quãng đại. Vấn đề là, nó là sai. Lý trí chỉ là một công cụ mà  đặc thù là nó ý thức được các giới hạn của mình. Lý trí dự kiến những gì nó không thể chạm tới, dừng lại ở rìa bí ẩn mà nó chạm vào. Do đó, bên dưới tôn giáo có một bước nhảy vọt vào điều chưa được biết đến, đó là Tình yêu Vô hạn dành cho người tín hữu kitô. Từ lâu người ta đã biết lý trí mà không có đức tin là mù quáng và đức tin không có lý trí là điên rồ. Chống lại chúng, hoặc cho chúng ở chung là không có ý nghĩa. Chúng phục vụ lẫn nhau và tàn rụi nếu chúng bị tách rời. Chúng ta không sống chung với cái tuyệt đối, chúng ta mở lòng ra với điều choáng váng mà nó gây ra trong lòng chúng ta. Mọi sống chung đều quay lại chống tôn giáo. Khi đó tôn giáo được giữ lại trong một công cụ nhỏ bé không nói lên gì và cũng không thể nói gì về điều vô tận. Hoặc tôn giáo thống trị hoặc nó biến mất.

Luật về chủ nghĩa phân tách được áp dụng tháng 8 vừa qua, thậm chí không báo hiệu một cuộc sống chung hòa bình, nhưng cung cấp, theo một chế độ tương tự như chế độ cho phép, mà chúng ta quay trở lại những thành tựu của năm 1905. Các sắc lệnh dự kiến vào đầu tháng 2 sẽ là những điểm nhức nhối cho một số phụng tự như với hồi giáo, họ sẽ không biết cách nào để đáp ứng theo các tiêu chuẩn mới. Liệu Emmanuel Macron có phải là người lưỡng cực khi định làm ngược lại những gì ông đã đăng trên L’Express không? Trên thực tế, từ tầm nhìn Macronian nổi lên một nguồn cảm hứng trong việc quản trị và chủ nghĩa tiêu dùng, bị đánh dấu bằng nỗi ám ảnh của phe thế tục khi nhìn thấy tôn giáo của đất nước, trống rỗng ý nghĩa siêu hình, cạnh tranh với các tôn giáo lịch sử. Tư thế của ông nảy sinh một sự từ chối, dù đã có những lời rào trước đón sau, sự nhanh nhẹn về trí tuệ mà ông từng cho thấy. Để thoát ra từ trên cao, ông sẽ phải thống nhất về thế nào là thống trị khi nói về một tôn giáo. Đó không phải là đè bẹp, đàn áp, tàn sát hoặc làm hư hỏng, dù các ví dụ cũ và gần đây cho thấy con người giáo sĩ để mặc cho chính họ thì rất nguy hiểm. Thống trị là để truyền vào trái tim, tâm trí và phong tục một khuynh hướng tuyệt đối. Đó là chấp nhận con người không phải là một mô hình giảm thiểu. Điều gì sẽ xảy ra nếu tái mê hoặc thế giới, có phải là đây không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button