Chút suy tưVăn - Nghệ

Người Tài nhận ra Nhân Tài | Nghệ Thuật Sống | Mai Nhật Thi

Người Tài nhận ra Nhân Tài

Thời Tam quốc, Nước Ngô có một viên quan tên là Triệu Tư. Ông ta rất thông thạo kinh sử, tài hoa xuất chúng, rất có tài ăn nói.

Sau đó, đại vương của nước Thục là Lưu Bị xưng đế, xuất binh tấn công nước Ngô. Đông Ngô dần dần không chống lại được với Tây Thục, Ngô vương Tôn Quyền bèn phái Triệu Tư đi sứ sang nước Ngụy, xin nước Ngụy cứu viện. Ngụy Văn Đế Tào Phi nghe nói Triệu Tư tài trí hơn người, là rường cột của đất nước, thì muốn thử xem tài trí và học vấn có đúng như mọi ngưòi vẫn hay đồn đại hay không.

Sau khi họ gặp nhau, Tào Phi cố ý hỏi với một thái độ rất ngạo mạn:

“Ngô vương của các ngươi là một quốc vương như thế nào? Nước Ngô có sợ nước Ngụy không?”

Triệu Tư nghe lời nói mang thái độ nhục mạ đó thì vô cùng phẫn nộ, nhưng vì là một sứ giả của nước Ngô, cho nên đương nhiên ông không thể để mất đi vẻ tôn nghiêm của quốc gia mình được, ông vẫn đáp rất từ tốn rằng:

– “Ngô vương của chúng tôi là một bậc anh hùng. Việc trọng dụng Lỗ Túc chứng tỏ sự thông tuệ của người. Đề bạt Lã Mông chứng tỏ sự sáng suốt của người. Bắt Vu Cấm làm tù binh nhưng không giết hại chứng tỏ sự nhân nghĩa của người. Lấy được Kinh Châu mà binh lính không phải đổ máu chứng tỏ trí tuệ của người. Chiếm cứ tam châu nhìn về bốn phía chứng tỏ tài thao lược của người. Còn việc xưng thần với bệ hạ chứng tỏ người rất hiểu sách lược. Bởi vậy mà nói đến việc có sợ nước Ngụy hay không, thần nghĩ rằng cho dù nước lớn có vũ lực chinh phạt, nhưng nước nhỏ cũng sẽ có sách lược hay để kháng ngự, huống hồ nước Ngô của chúng thần có hàng triệu hùng binh, có cứ điểm sông Hán trọng yếu, hà tất phải sợ ai?”

Thấy Triệu Tư đối đáp lưu loát như vậy, tư thái rất điềm nhiên, Tào Phi không khỏi thầm khâm phục, nghĩ rằng Triệu Tư quả là một nhân tài hiếm có, bởi vậy mà hỏi rất khách khí rằng:

– “Vậy thì nhân tài của nước Ngô giống như nhà ngươi có bao nhiêu người?”

Triệu Tư đáp lại một cách rất thoải mái:

– “Ở nước Ngô, số người thông minh mà có tài năng xuất sắc thì không dưới tám chín mươi người, còn giống như thần thì quả thực là nhiều như lá rụng mùa thu, không thể đếm xuể được !”

Nghe thấy những lời ngoại giao rất hợp lí như vậy, triều đình nước Ngụy trên dưới đều vô cùng kính phục Triệu Tư, đồng thời cảm thấy rằng Giang Đông quả là vùng đất địa lỉnh nhân kiệt, không thể coi thường được.

Tào Phi không ngớt lời ca ngợi Triệu Tư:

– “Người có thể đi sứ, hoàn thành nhiệm vụ mà không làm nhục đến quân mệnh, tiên sinh là số “một.” “

Sau khi Triệu Tư hoàn thành xuất sắc quay trở về nước Ngô, Tôn Quyền thưởng cho ông hoàn thành sứ mệnh phong cho làm Kị Đô uý, càng thêm coi trọng và trọng dụng ông.

Điển Cố Trung Hoa

__________________

CHÚT SUY TƯ

+ 1. Người tài biết nhận định.

TRIỆU TƯ là người tài. Trong truyện đã khẳng định như thế. Ông ta rất thông thạo kinh sử, tài hoa xuất chúng, rất có tài ăn nói. (trích truyện).

Nhưng thí dụ không có nhận định về ông như vậy, chúng ta cũng thấy rằng ông quả là một người có tài, vì “ông biết nhận ra nhân tài”. hay nói cách khác : “biết nhìn người”. Biết phán đoán và kết luận chính xác về con người và sự việc xung quanh ông ta.

Thử nhìn lại những câu trả lời của ông ta khi đối thoại với Tào Phi.

Tượng Tôn Quyền

            – “Ngô vương (Tôn Quyền) của chúng tôi là một bậc anh hùng.

Việc trọng dụng Lỗ Túc chứng tỏ sự thông tuệ của người.

Đề bạt Lã Mông chứng tỏ sự sáng suốt của người.

Bắt Vu Cấm làm tù binh nhưng không giết hại chứng tỏ sự nhân nghĩa của người.

Lấy được Kinh Châu mà binh lính không phải đ máu chứng tỏ trí tuệ của người.

Chiếm cứ tam châu nhìn về bốn phía chứng tỏ tài thao lược của người.

Còn việc xưng thần với bệ hạ chứng tỏ người rất hiểu sách lược. (trích truyện)

Mỗi việc làm của Ngô vương Tôn Quyền, ông – Triệu Tư – đều thấy rõ dụng ý và tấm lòng của Ngô vương.

Để nhận ra được một “nhân tài”, người có nhận thức và suy nghĩ như vậy phải là một người “có tài” trước đã.

+ 2. Người tài biết vị trí chính mình.

nước Ngô, số người thông minh mà có tài năng xuất sắc thì không dưới tám chín mươi người, còn ging như thần thì quả thực là nhiều như lá rụng mùa thu, không thể đếm xuể được !”(trích truyện).

“Số người thông minh mà có tài năng xuất sắc thì không dưới tám chín mươi người.

– Ở đâu ra con số đó ? – Con số ấy là con số biểu tượng của niềm tự hào dân tộc. “Có một con số hẳn hoi” không phải là thổi phồng những nhân tài trong đất nước, cũng không phải là con số khan hiếm hạ mình đến mức thấp hèn để khúm núm trước kẻ đối diện có ưu thế hơn mình. Cách ăn nói khéo léo từ một trí tuệ thông minh và cái tâm đầy lòng tự trọng.

Đó không phải là cách nói của thời… phóng đại, rằng Đất Nước của chúng tôi có hàng vạn tiến sĩ … mà là “tiến sĩ giấy”. Hay Đất Nước của chúng tôi ai nấy phải khom mình để làm bệ cho người ta bước lên lưng vì chúng ta không có ai đủ bản lĩnh đứng thẳng người lên để gồng gánh chuyện non sông!

“Còn ging như thần thì quả thực là nhiều như lá rụng mùa thu, không thể đếm xuể được !”

“Giống như thần- Triệu Tư” … thì “nhiều như lá rụng mùa thu” ! Ôi, nghe thấy thèm thuồng làm sao !

Triệu Tư tự thấy mình bình thường như giữa muôn người, không có gì nổi trội!

Đúng là “nhân tài” đích thực !

Còn… “Giống như thần… chuyên ngành Tham Nhũng… là nhiều như lá rụng mùa thu…” thì ôi thôi… Đó chính là “Nhân Tài” của những bậc “tham tài… trục lợi” mà nằm mơ… cũng thấy…  đầy nhóc !

– “Người có thể đi sứ, hoàn thành nhiệm vụ mà không làm nhục đến quân mệnh, tiên sinh là số “một.” (trích truyện).

Người tài mới thấy rõ cái tài đích thực của nhau.

“Tiên sinh là…  số một”, mà Tiên Sinh đây tự thấy hạng người như mình thì… nhiều như lá rụng mùa thu, không thể đếm xuể được !”.

Cái khiêm nhường làm nên những “nhân tài lịch sử”.

Tôn Quyền, Triệu Tư, Tào Phi… Họ là những người có tài và biết  nhận ra “nhân tài” chung quanh họ.

MAI NHẬT THI

 

Bài liên quan

Back to top button