Chuyện phiếm Đạo/đờiVăn - Nghệ

“Từ một giấc mơ tôi gặp em niềm vui vỡ bờ” | Chuyện phiếm Đạo/Đời

Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần thánh năm A 10/4/2017

“Từ một giấc mơ
tôi gặp em niềm vui vỡ bờ”

“Từ một giấc mơ, tôi về trên ngõ cũ ngày nào
Trông vời em dáng áo nhạt màu
Cho lòng thấy đời tôi còn em như giấc mơ.
(Anh Việt Thu – Từ Một Giấc Mơ)

(Mt 21: 28-32)

Giấc mơ ấy. Ước vọng này. Hôm nay, vẫn quay về với người trong cuộc ở ngoài đời và trong Đạo. “Giấc Mơ” nào đây, hỡi nghững người “về trên ngõ cũ ngày nào” trong đời sống. Để thấy “đời tôi còn em như giấc mơ.” Giấc mơ hay mộng ước, cũng đều là những mộng và những ước mọi sự trở thành hiện thực. Giấc mơ, của người nghệ-sĩ thì thế này:

“Em như trái cấm đậu vườn thiên thai
Ngập ngừng chân ai quên chiều nay đời du tử
Em như tiếng suối dạt dào khôn nguôi
Tràn ngập tim tôi một trời xa xôi
Khi bờ môi còn khô tiếng cười
Tôi như nắng cháy ngoài đồng khô khan
Cỏ buồn hoang mang mong giọt mưa về thăm hỏi
Tôi như cánh lá rụng vàng quanh sân
Chiều nào gió đến một mình bâng khuâng
Bao giờ mang tình tôi tới người.
(Anh Việt Thu – bđd)

Còn, giấc mơ của đấng bậc vị vọng trong chốn chóp bu của Giáo-hội, lại được diễn-tả như sau:

“Hôm ấy, đọc xong Tin Mừng theo thánh Mátthêu đoạn 21 câu 28-32, Đức Phanxicô đã diễn-giải về thiên-chức linh-mục với lời căn-dặn, bảo rằng: Linh-mục nào thấy chỉ mỗi mình làm đúng lẽ phải, rồi tìm cách tri-thức-hoá tôn-giáo, thì các vị ấy rồi ra cũng sẽ kết-thúc đời mình bằng những sự/việc gây tổn-thương và khai-trừ người phạm tội, khi họ thực-sự hối-lỗi. Đức Giáo-hoàng cũng nói: các linh-mục/tư-tế như thế chỉ biết chống-đỡ cho các luật do mình tạo, nhưng lại xoá sạch lề-lối Thiên-Chúa lập ra khi Ngài truyền cho Abraham: hãy ra đi khi Ta đang hiện-diện và sống không chút tì-vết nào hết.” (X. Carol Glatz, Priestly Vanity Ruins Mission: Warns Francis, The Catholic Weekly 25/12/2016 tr. 20)

“Từ một giấc mơ” hay từ một ước vọng là mình sẽ đi đến hiện-thực, là cả một quãng đường dài cũng rất khó. Khó đo đạc hoặc cân đong cả với thời-gian và không-gian, lẫn ý-chí rất đường dài. Đo hay đếm, vẫn là những thứ cần thực-hiện bằng lời nguyện cầu, khá thâm sâu.

Và hôm nay, đi vào thực-hiện “một giấc mơ” nhờ nguyện-cầu là thực-trạng tâm-linh có nguyện và có cầu thật, nhưng không âu-sầu, ủ-rũ. Trái lại, vẫn quyết-tâm đeo đuổi một “giấc mơ” hoặc “ước vọng” rất mong chờ. Mong và chờ, sự thể mình vẫn ước-nguyện được trở-thành hiện-thực.

Nguyện-cầu cho ước vọng “từ một giấc mơ” của mình thành hiện-thực, lại có đấng bậc khác cũng rất tên tuổi trong Đạo Chúa từng có lời nhận-định như sau:

“Thế nào là nguyện cầu cho ước vọng của mình ư?

Nguyện cầu bao giờ cũng mang khía-cạnh thần-thoại, bí-ẩn hết. Nói cách khác, thì đó là trải-nghiệm về sự hiện-diện của Thiên-Chúa. Như thế, tức là: công-nhận Thiên-Chúa đích-thực hiện hữu. Như thế đã là nguyện cầu. Thế nhưng, nguyện cầu lại cũng có khía cạnh của một thỉnh-nguyện, như ta thấy rõ ở “Kinh Lạy Cha”.

Khi ta khẩn cầu và nguyện-ước Thied6n-Chúa cho Nước Trời của Ngài mau đến; ta lại mong ước Ngài thực-hiện ý-định của Ngài; rồi ta yêu-cầu Ngài thứ-tha mọi lội tội và cầu mong cho có đủ thức ăn bổ dưỡng hằng ngày, thì đó là yêu cầu, là mộng ước. Nguyện cầu ở các đạo độc-thần luôn mang đặc-trưng của những yêu-cầu và đòi hỏi. Ta thường đòi hỏi nhiều điều và nhiều thứ cho chính mình khi ta yêu cầu Nước Trời mau đến, tức những phúc hạnh của con người và cho con người, nhưng hoàn toàn bỏ mặc sự hiện-diện tuyệt-đối của Thiên-Chúa. Trong nguyện cầu, có hai khía-cạnh luôn có ở đó: một, là ngợi ca Thiên-Chúa bằng việc chấp-nhận Ngài hiện-diện cách tuyệt-đối, và khía-cạnh kia là đòi hỏi thứ gì đó cho mình và cho người.”  (X. Edward Schillebeeckx, I am a Happy Theologian, SCM Press Ltd 1993, thì đó là sự trải-nghiệm r. 60)

Thế đó là nguyện và cầu, xuất “từ một giấc mơ”. Thế đó là sự thật về những nguyện và cầu rất ước và rất mơ. Thật ra thì, mỗi khi nguyện và cầu, ít co ai để ý đến vế trước, tức: chuyên chăm ngợi ca Thiên-Chúa mà chấp-nhận Ngài hiện-diện cái đã, rồi mới đi vào hiện-thực việc gì đó cho người đời.

Lại có một sư thật khác nữa, là: khi nguyện cầu, người người thường có thói quen chạy đến với Mẹ Hiền là Đức Maria. Người người lại cứ coi Mẹ Hiền nhiều quyền-thế hơn cả Người Con, tức Đức GIêsu rất Con Người. Và, đấng bậc vị vọng nói ở trên, lại đã định-nghĩa Đức Maria rất thương mến như Chị Cả của tín-hữu, như sau:

“Sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc, Giáo-hội ta cũng ít bàn về Maria-học. Nay, thì Giáo hội nhấn mạnh nhiều vào tương-quan giữa Đức Maria và Chúa Thánh Linh. Đức Maria đây, là Đức Maria ở Tin Mừng qua các câu truyện về thời thơ-ấu của Đức GIêsu. Từ các truyện ấy, ta có nền-tảng của ngành Maria-học, đặc biệt là Tin Mừng thánh Gioan đề-cập nhiều về mối tương-quan giữa Đức Maria và Thánh Thần Chúa. Đây lại là mẫu số chung thấy được ở các giáo-hội khác nữa. Sự thật thì các danh-xưng chỉ về Đức Maria đều là tên gọi của Giáo-hội. Mọi tước hiệu trong các kinh cầu lâu nay cũng qui về Giáo-hội của Chúa. Đối với riêng tôi, thì danh-xưng của Giáo-hội đều xuất từ danh-xưng có từ thuyết thần-linh, mà thôi. (X. Edward Schillebeeckx, sđd, tr. 61-62)

Kể cũng lạ. Nghệ-sĩ nhà mình đã đoán già/đoán non về một tình-huống thân quen của người đời đi Đạo, cũng xục-xạo khắp chốn để tỏ-bày về “một Giấc Mơ” đối với Mẹ Hiền hoặc Người-Cha-Trên-Trời, bằng lời thi-ca đậm-đà tình-tiết, rất như sau:

“Em nhung với gấm về từ xa xăm.
Làm đẹp nhân gian, nên vườn tôi còn xanh mãi.
Tôi ôm phiến đá ngồi chờ trăm năm.
Ngày ngày khắc dấu thành từng câu ca.
Trên đồi son tình tôi đã già.
Tôi mơ thấy dáng người về trong tranh.
Huyền hoặc mong manh, hương từ hoa là hơi thở.
Yêu em đã hoá thành tù chung thân.
Từng chiều vui chân đợi chờ không lâu.
Tôi và em tình yêu bắt đầu.”
(Anh Việt Thu – bđd)

“Từ Một Giấc Mơ”, có thể là ước vọng nói chung của toàn thể nhóm/hội Đạo Chúa. Giấc mơ hay ước vọng, có được các đấng bậc vị vọng trên cao trong nhà Đạo biết xin lỗi người khác, dù người ấy có là người đen-đủi/thấp hèn mãi tận châu Phi hay đâu đó, như sự việc mới xảy ra trong Giáo hội của Chúa, sau đây:

“Đức Thánh Cha xin tha thứ vì những lỗi lầm của Giáo hội

ĐTC Phanxicô kêu gọi sự tha thứ đối với ‘những lỗi lầm cũng như thất bại’ của Giáo hội trong suốt cuộc diệt chủng Rwanda.

Tòa Thánh đã công bố báo cáo sau cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với Tổng thống Paul Kagame.

Hôm nay, thứ Hai 20/3, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi sự tha thứ đối với “những lỗi lầm cũng như thất bại của Giáo Hội và các thành viên của mình” trong cuộc diệt chủng năm 1994 của Rwanda đồng thời phát biểu với tổng thống Rwanda rằng Ngài hy vọng lời xin lỗi của Ngài sẽ giúp đất nước này có thể được chữa lành.

Trong một tuyên bố ngoại thường sau cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với Tổng thống, ông Rwanda Paul Kagame, Tòa Thánh thừa nhận rằng một số linh mục và nữ tu Công giáo “đã bị đè bẹp bởi hận thù và bạo lực, để rồi phản bội lại sứ mệnh Phúc Âm của mình” bằng cách tham gia vào cuộc diệt chủng.

Trong cuộc diệt chủng kéo dài 100 ngày, hơn 800.000 người thuộc dân tộc Tutsis và Hutus ôn hòa đã bị các phần tử cực đoan người Hutu giết hại.

Nhiều người trong số các nạn nhân đã bị sát hại dưới bàn tay của các linh mục, tu sĩ và nữ tu, theo tường thuật của những người sống sót, và chính phủ Rwanda cho biết nhiều người đã phải thiệt mạng trong các nhà thờ nơi họ tìm kiếm nơi ẩn náu.

Tòa Thánh cho biết ĐTC Phanxicô “đã bày tỏ ước muốn rằng sự thừa nhận khiêm tốn về những lỗi lầm cũng như những thất bại của thời kỳ đó – vốn chẳng may đã làm biến dạng diện mạo của Giáo hội – có thể góp phần làm ‘thanh lọc những kí ức đau buồn’ đồng thời có thể thúc đẩy – bằng niềm hy vọng và canh tân sự tin tưởng – một tương lai Hòa bình”.

Tuyên bố của Tòa Thánh đã được chính các Giám mục Công giáo Rwanda đưa ra trong năm qua sau lời xin lỗi chính thức năm ngoái vì “tất cả những sai lầm mà Giáo hội đã mắc phải”.

Trong những năm sau đó, Giáo Hội Công giáo địa phương đã phản đối những nỗ lực của chính phủ và các nhóm nạn nhân nhằm thừa nhận sự đồng lõa của Giáo hội trong các vụ giết người hàng loạt, đồng thời cho biết các quan chức Giáo hội – những người gây ra các tội ác trên – đã hành động một cách riêng lẻ.

Tòa Thánh cho biết ĐTC Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của Tòa Thánh và Giáo hội đối với tội diệt chủng đồng thời bày tỏ sự liên đới với các nạn nhân.

“Gợi nhớ cử chỉ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt Đại Năm Thánh 2000, một lần nữa ĐTC Phanxicô đã nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa đối với những lỗi lầm cũng như những thất bại của Giáo Hội và các thành viên của Giáo Hội”.  (Minh Tuệ – theo Catholic Herald)

“Từ Một Giấc Mơ”, là những giấc mộng khá lơ-mơ/lờ mờ không ra đâu vào đâu. Nhưng đó vẫn là những giấc “mộng/mơ” của nhiều người. Có thể là những người chỉ biết mộng và biết mơ, mà thôi. Mộng, là ước mộng những sự tốt đẹp trở thành hiện thực. Và, mơ là mơ một trời mới/đất mới trong đó mọi người sống gần nhau, bên nhau trong cõi mộng nhưng lại rất mơ về cuộc đời thực-tế ở chốn gian trần.

“Từ Một Giấc Mơ” đây, cũng có thể là nội-dung/ý-nghĩa rất thực của truyện kể nhẹ ở bên dưới:

“Truyện rằng:

Có hai anh chàng thanh niên sống ở nhà quê cùng rủ nhau lên tỉnh thành lập nghiệp vì họ thấy rằng cuộc sống ở quê nhà chỉ vừa đủ ăn, không dư giả, Sau thời-gian dài phấn đấu hơn 30 năm ở tỉnh thành, hai người đã tạo lập được một cuộc sống sung-túc về vật chất. Anh A trở-thành chủ một hang xe đò, anh B có hơn 2/3 cổ-phần trong một nhà máy dệt.

Vì là bạn nối khố từ nhỏ nên sau khi thành-công trên đường sự nghiệp, hai người vẫn tiếp-tục chơi thân với nhau.

Một hôm, hai người bỗng này ra ý-định trở về quê nhà nơi họ chôn nhau cắt rốn, trước là để thăm lại đình làng bé nhỏ trước kia, sau là để thực-hiện giấc mơ hồi hương áo gấm về làng như những quan Trạng ngày xưa.

Khi xe hơi chở họ về đến đầu làng, cả hai cùng rủ nhau xuống đi bộ vừa ngắm cảnh vừa chuyện trò. Đến trước đình làng, hai người gặp một ông lão mặc áo trắng, tay cầm chiếc phèng la. Anh A cất tiếng hỏi:

– Ông lão ơi, ông đang làm gì vậy?

Ông lãi điềm nhiên trả lời:

– Ta là Thành hoàng giữ phúc phần cho làng này, ngoài việc giữ yên ổn cho dân làng, ta cũng cai quản vấn đề sinh tử của mọi người nữa. Ta đến báo cho hai người biết là mạng sống của các người chỉ còn ba ngày. Ba ngày sau ta sẽ đến đón hai người về cõi âm. Khi ta nổi một hồi phèng la thì hai người phải đi theo ta để về trình-diện ngài Diêm-vương mà không được chậm trễ.

Nói xong, ông lão biến mất để lại hai anh chàng đứng ngẩn người như ngây như dại. Thử tưởng-tượng ngày áo gấm về làng cũng là ngày biết được cuộc đời chỉ còn ba ngày cuối cùng thì ai không đâm ra hoảng-hốt.

Anh A thấy rằng cuộc đời nhạt-nhẽo không còn gì gọi là thú vị, 30 năm phấn đấu để cuối cùng đổi lấy cái chết cận kề trong khoảnh khắc.

Về đến nhà, anh ta ăn không ngon ngủ không yên, mà cũng chẳng lo sắp xếp được gì cả. Đến lúc bấy giờ anh mới nghiệm ra rằng dù tiền bạc có nhiều ức vạn đi nữa cũng không thể nào đánh đổi được sinh mạng đáng quý.

Chưa đến ba ngày, thần sắc của anh bơ-phờ như một thây ma, mặt anh đầy những vết nhăn, râu ria mọc lún phún, cặp mắt thì đờ đẫn, thất thần. Ngày thứ ba, anh thức dậy thật sớm, lựa ra bộ đồ sang trọng đắt tiền nhất mặc vào người và đứng trước cửa đợi lão tử thần đến trước.

Chiều tối hôm đó, quả thật anh thấy ông lãi mặc áo trắng, tay cầm phèng la ngày hyo6m trước xuất-hiện. Ông lão chưa kịp going lên hồi phèng là thì anh A đã lăn đùng ra chết. Vì quá khẩn trương nên ba ngày cuối cùng của anh đã mỏi mòn trong sự chờ đợi, do đó khi thấy thần chết xuất-hiện là anh xuất hồn đi theo ngay lập tức.

Trở lại phần anh B, sau khi nghe vị thần chết tuyên bố bản án tử-hình, anh cũng thấy mủi lòng. Thế nhưng, tánh tình của anh B vốn rất an-phận, anh nghĩ rằng nếu như số mạng của anh có đi đến chỗ chấm dứt thì không có cách nào thoát được. Vì nghĩ như vậy, nên anh mang tất cả tiền bạc đã tạo dựng trong 30 năm ra làm của bố thí. Trước hết, anh cất một trường học ở quew6 nhà để giúp cho trẻ em nghèo khổ có nơi học hành. Sau đó, anh giao tiền cho quí vị hội-đồng xã xây-dựng một bệnh-xá nhằm giúp những người dân quê không có tiền lên tỉnh thành trị bệnh.

Của cải còn lại, anh mang ra phụ giúp việc xây đường, dựng cầu mang lại tiện-ích cho cuộc sống của người dân thôn-dã. Anh cũng trích ra một phần để giúp đỡ những gia-đình đông con không đủ sống đang cần sự trợ giúp tức thời.

Những công việc này đã tốn hết thời gian của anh. Anh B không còn thì giờ để nghĩ đến cái chết sắp sửa xảy ra cho anh nữa. Những người dân nghèo khổ trong làng đột nhiên nhận được bố thí lơn láo nên họ rấy lấy làm cảm kích. Những người được giúp đỡ, đã tỏ lòng biết ơn họ bằng cách tổ-chức buổi hát ngoài trời, trước là để tạ ơn thần, sau là để tri-ân nhà mạnh-thường-quân tốt bụng. Đoàn múa lân của trẻ trong làng đã đến trước nhà anh B tưng bừng múa giúp vui. Khi mọi người đang hoan hỉ đứng xem thì ông lão tử-thần xuất-hiện vì đã đến giờ ông ta đến đón anh B về âm-phủ.

Thế nhưng, không hí trước nhà anh B lúc đó quá vui nhộn cho nên mọi người, kể cả anh B cũng không chú ý đế sự xuất-hiện của người lạ mặt này. Thậm chí có một chàng trai trong làng thấy ông lão tay cầm phèng la đã tưởng nhầm ông là một thành-viên của đoàn múa lân nên kéo ông ta sắp vào hang ngũ những người đánh trống thổi kèn.

Ông già tử-thần gióng thêm một hồi phèng la gọi hồn, thế nhưng vì không khí đang huyên-náo cho nên tiếng phèng la của ông bị tiếng trống múa lân át mất. Ông già tử-thần cố gắng thử thêm ba lần nữa cũng chẳng ai them chú ý đến. Vì đã đến giờ nên ông buộc lòng phải ra đi. Anh B suốt đêm hôm đó được dân làng đãi đằng ăn uống thật thịnh-soạn.

Dân chúng trong làng lâu nay mới có một dịp cùng nhau vui vẻ cho nên ai ai cũng liên-hoan cho đến sáng. Sáng ngày hôm sau, anh B cứ tiếp-tục thực-hiện những công việc dở-dang mà anh sắp xếp để phục-vụ cho dân trong làng. Công việc bận rộn liên-tục đã khiến anh quên khuấy mất cái hẹn ba ngày của ông Thành hoàng. Mãi hai ba hôm sau, khi sực nhớ lại, anh lấy làm lạ tại sao đã quá hạn-kỳ mà không thấy thần-chết xuất-hiện.

Anh đâu biết rằng ông lão có đến nhưng không ai them nghe hồi phèng la của ông nên đã buộc lòng phải bỏ đi. Nhờ vậy mà anh B mới còn tiếp-tục sống dài dài ra đó.” (Người viết truyện: Lâm Thanh Tuyền- Đài Loan)

Và tiếp theo, là lời bàn của người kể: “Đây là câu chuyện ngụ ngôn rất có ý-nghiã, nói lên chân-lý cuộc sống của con người là phải phấn-đấu từng giây mãi cho đến phút cuối của cuộc đời. Xu-hướng tiến lên sẽ đưa ta đi về đâu? Dĩ nhiên là ta sẽ đi đến chỗ ta hằng mong muốn. Phật-giáo đồ sẽ đi đến thế-giới Cực lạc, còn con chiên Thiên-CHúa giáo sẽ lên Thiên-đàng…

Thật ra thì, triết-lý cuộc đời không hẳn chỉ như thế. Nhưng, truyện kẻ ở đây cũng nói lên được thái-độ của mỗi người là “Từ Một Giấc Mơ” nào đó, cho đời mình. Thế đó, là ý-nghĩa của câu hát thời thượng “Từ Một Giấc Mơ”… rất hôm nay. Và suốt mọi ngày trong cuộc đời, của bạn và tôi.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những ý-tưởng cũng xuất phát
 
Từ Một Giấc Mơ
Như bao giờ.

Bài liên quan

Back to top button