Đọc báo dùm bạnLướt web

Memento Mori: Chiêm nghiệm về sự sống và cái chết trong hội họa phương Tây

Cuộc đời vốn dĩ tạm bợ. Danh vọng có đó rồi mất đó, giàu sang phú quý mấy ai trăm năm, tình đời đổi thay, buồn vui đắp đổi. Dù kiếp này hay kiếp sau nữa thì những vinh quang thế gian vẫn sẽ là hư ảo mây bay. Đây chính là hệ tư tưởng chủ đạo chi phối chủ nghĩa hội họa Memento Mori.

Sống trên đời, ai cũng đã từng nghe tới câu nói ‘bữa tiệc nào cũng tới lúc tàn’ hay ‘không có gì là mãi mãi’, chúng phản ánh quy luật sinh lão bệnh tử, nhắc nhở mỗi con người rằng ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Dù là một chủ đề cấm kị trong nhiều nền văn hóa, bệnh tật, cái chết, sự ra đi là điều tất yếu.

Tác phẩm “Vanitas Still Life” của Pieter Claesz, 1630 .

Xuyên suốt chặng đường lịch sử, đặc biệt vào giai đoạn hỗn loạn, người ta thường chiêm nghiệm về cái chết và ý nghĩa của nó. Tại châu Âu, vào thời kỳ trung cổ, khi mà bệnh dịch diễn ra một cách tràn lan, xuất hiện một thể loại triết học yêu cầu con người suy ngẫm về một vật tượng trưng cho sự sống và cái chết. Câu thành ngữ ‘Memento mori’ với ý nghĩa “Hãy nhớ, ngươi rồi sẽ chết” mới nghe qua có vẻ tiêu cực, tuy vậy, lại là một tư tưởng được sùng bái lâm thời.

Tư tưởng này khuyên răn con người rũ bỏ mọi dục vọng phàm trần bởi đó chỉ là những thứ phù du đi ngược lại quy luật sinh ly tử biệt, khiến người ta không thể thanh thản ở thế giới bên kia. Tư tưởng này đã nhanh chóng tác động tới bộ phận lớn họa sĩ và trở thành nguồn cảm hứng lớn cho hàng loạt tác phẩm đương thời.

Tác phẩm “Pendant with a Monk and Death”  của họa sĩ vô danh người Pháp, 1575-1675.

Chủ nghĩa Memento Mori.

Thế hệ họa sĩ lúc bấy giờ đã sớm có hứng thú với chủ nghĩa ‘Memento Mori’, họ đưa lời giáo huấn đầy u ám vào họa phẩm của mình. Với xuất phát điểm từ ‘Memento Mori’, nghệ thuật tạc đầu lâu dần trở nên phổ biến. Hình ảnh đầu lâu và bộ xương người thường xuyên được đưa vào tác phẩm như lời nhắc nhở về cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thực tế, đầu lâu là hình tượng xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm theo chủ nghĩa ‘Memento Mori’, đồng thời là biểu tượng phản ánh quy luật sinh tử.

Về sau, chủ nghĩa ‘Memento Mori’ lan rộng ra phần còn lại của châu Âu. Khi đó tại Mexico xuất hiện lễ hội ‘Día de los Muertos’, buổi lễ diễn ra, người dân bản địa sẽ thực hiện một nghi lễ ma quái với những chiếc đầu lâu kỳ dị để tưởng nhớ người đã khuất. Từ góc nhìn nghệ thuật, Albrecht Dürer, Vincent van Gogh, và Pablo Picasso là một số trong vô vàn nghệ sĩ thông qua hình tượng đầu lâu nêu lên tuyên ngôn nghệ thuật.

Tác phẩm “Vanitas Still Life with Thinking Young Man”
của Samuel Dirksz van Hoogstraten, c. 1645.

Tuy vậy, đầu lâu không phải biểu tượng độc nhất của ‘Memento Mori’. Xuyên suốt tiến trình lịch sử hội họa phương Tây, các nghệ sĩ sử dụng rất nhiều phép ẩn dụ đa dạng đặc tả sự mỏng manh và tạm bợ của trần thế. Đặc biệt, tại Hà Lan xuất hiện thể loại tranh tĩnh vật. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, những bức họa này mang tên ‘vanitas’ (nghĩa là ‘sự phù phiếm’ trong tiếng Latin). Họa sĩ phái tĩnh vật thường đưa vào tác phẩm hình ảnh hoa quả đã ủng, dụng cụ âm nhạc, đồng đồ đeo tay, đồng hồ cát, hay bong bóng xà phòng để phản ánh sự phù du của cõi trần gian.

Tác phẩm hội họa thuộc chủ nghĩa Memento Mori.

Qua hội họa, người nghệ sĩ gửi gắm chiêm nghiệm: “Trần gian là cõi tạm, phù hoa rực rỡ mấy rồi cũng tàn”. Hãy cùng thưởng thức một số tác phẩm nổi bật thời kỳ này.

ALBRECHT DURER.

Tác phẩm “Skull” của Albrecht Dürer, 1521.

FRAN HALS.

Tác phẩm “Young Man with a Skull” của Frans Hals, c. 1626.

PHILIPPE DE CHAMPAIGNE.

Tác phẩm “Still-Life with a Skull” của Philippe de Champaigne, c. 1671.

MARIA VAN OOSTERWIJCK.

Tác phẩm “Vanitas Still Life” của Maria van Oosterwijck, 1668.

VINCENT VAN GOGH.

Tác phẩm “Skull with Burning Cigarette” của Vincent van Gogh, 1885.

PAUL CÉZANNE.

Tác phẩm “Pyramid of Skulls” của Paul Cézanne, 1898-1900.

PABLO PICASSO.

Tác phẩm “Composition with Skull” của Pablo Picasso, 1908.

MyModernMet/MaiAnh/Designs.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Back to top button