Café đenQuán ven đường
Cây ô liu, máy ép và dầu ô liu | Đời sống thời Kinh Thánh
Scarlett Le | Tam Le | Đời sống thời Kinh Thánh
- Ông Môsê kể với dân Do Thái rằng Canaan là xứ sở của cây ô liu. ”Những nhà đầy mọi thứ của cải mà anh em đã không để vào đó, những bể nước đào sẵn mà anh em đã không đào, những vườn nho và vườn ô-liu mà anh em đã không trồng; khi anh em được ăn uống no nê.” (Đnl 6:11). Những sản phẩm làm từ cây ô liu đã từng rất quan trọng trong lịch sử vùng đất này.
- Cây ô liu non sau 7 năm tuổi mới bắt đầu ra trái, đến 14 năm tuổi thì cây trưởng thành để cho trái ở năng suất cao nhất. Một cây ô liu có thể thu hoạch chế biến ra 20 gallon dầu (90 lít).
- Những người viết kinh thánh thường nói về vẻ đẹp của cây ô liu. “Đức Chúa đã gọi tên ngươi: là “cây ô-liu xanh rờn, có trái trông đẹp mắt.” (Gr 11,16) – “Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ô-liu tươi tốt, toả hương thơm ngát như rừng Libăng.” (Hs 14,7) – “Còn phần tôi, khác gì cây ô-liu xanh rờn trong nhà Thiên Chúa, tôi tin cậy vào tình thương Thiên Chúa mãi mãi đến muôn đời.” (Tv 52:10).
- Cây ô liu trỗ rất nhiều hoa, phần lớn hoa rụng đi chứ không kết quả. Sách Gióp có kể về việc “tung hoa vương vãi khắp nơi như cây ô liu”. “Khác nào cây nho, nó làm rụng quả khi chưa chín, như cây ô-liu, nó để mất đi hoa trái của mình.” (Job 15:33). Trái ô liu non có màu xanh lá, đến khi chín sẽ chuyển sang màu đen.
- Người ta thu hoạch ô liu bằng cách dùng gậy đập vào thân cây cho trái rụng xuống, nhưng cách này cũng làm gãy chồi non, nhánh nhỏ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trong mùa sau. Ông Môsê nói: “Khi các ngươi đập vào cây ô liu, chớ quay lại đập những cành to lần nữa mà hãy chừa những trái còn sót lại cho lũ trẻ mồ côi và các bà góa”. “Khi hái ô-liu, thì anh em không được trở lại tìm trái sót; những trái đó dành cho ngoại kiều và cô nhi quả phụ.” (Đnl 24,20).
- Người ta còn hái ô liu bằng tay nữa.
- Khi đến mùa vụ, các gia đình và cộng đồng cùng nhau làm công việc thu hoạch.
- Trái ô liu được chà nát ra để lấy dầu. Làm với lượng nhỏ thì người ta có thể sử dụng một hòn đá để nghiền.
- Ngươi ta cũng có thể nghiền nát trái ô liu trong một tấm vải để lược dầu cho vào một chiếc bình.
- Tuy nhiên, để lấy dầu ô liu với một số lượng lớn thì phải sử dụng máy ép dầu.
- Vào thời Kinh Thánh, có hai kiểu máy ép dầu ô liu. Một máy ép tròn với phiến đá làm mặt cối, một cây trục và những vật nặng để ép. Sau đó, đến thời La Mã, người ta dùng máy ép vắt. Khu vườn Ghếtsêmani là một vườn cây ô liu và từ “gethsemane” có nghĩa là “máy ép dầu”. Đây là bức tranh trên tường Viện Bảo tàng Katzrin do nhà nhiếp ảnh Balage Balogh chụp đăng trên website archaeologyillustrated.com.
- Đây là hình ảnh một chiếc máy ép tròn được tìm thấy ở Capharnaum, phiến đá mặt cối làm bằng đá bazan đen từ thời Kinh Thánh.
- Phiến đá nghiền khi lăn tròn qua lại sẽ làm những trái ô liu vỡ vụn ra.
- Một cây trục bằng gỗ được tra vào lỗ xuyên qua phiến đá nghiền. Người ta chỉ cần đẩy cây trục để làm phiến đá nghiền lăn tròn.
- Thường thì người ta hay cột súc vật vào cây trục này để cho chúng kéo.
- Đây là hình ảnh một con lừa được dùng để kéo phiến đá nghiền ở Nazareth.
- Người ta để những trái ô liu vừa mới được hái ở phía trước bánh xe nghiền.
- .. và chúng sẽ bị nghiền nát để chiết xuất dầu ô liu từ phần thịt của quả.
- Còn một kiểu máy ép dầu ô liu khác nữa được làm theo cách tra một cây trụ dài bằng gỗ vào tường làm trục.
- Một hòn đá nghiền được cột cố định vào giữa cây trụ gỗ và những vật nặng được treo vào đầu bên kia của cây trụ.
- Những giỏ trái ô liu được đặt bên dưới hòn đá nghiền.
- Những vật nặng được sử dụng để kéo hòn đá nghiền ép mạnh xuống giỏ trái ô liu làm chúng bị vỡ nát ra.
- Những vật nặng là những hòn đá lớn.
- Đây là một máy ép dầu ô liu ở Israel được tái tạo lại.
- Nhìn vào hình này có thể thấy được vị trí đặt giỏ trái ô liu.
- Còn đây là hình ảnh minh họa cho những vật nặng được dùng để kéo cây trụ xuống.
- Người ta dùng dầu ô liu ăn tươi thay cho bơ và dùng trong việc nấu nướng thay cho mỡ động vật. Ezekiel có đề cập đến 3 thành phần quan trọng của khẩu phần ăn là dầu ô liu, bột mì và mật ong. “Đồ trang sức của ngươi đều là vàng bạc, y phục của ngươi là vải gai mịn, tơ lụa và gấm vóc. Ngươi được nuôi bằng tinh bột lúa miến, mật ong và dầu. Ngươi đã nên xinh đẹp tuyệt trần và xứng ngôi hoàng hậu.” (Ed 16,13).
- Dầu ô liu còn được dùng trong việc đốt đèn thắp sáng.
- Dầu ô liu còn được dùng để rửa ráy thân thể và là một phần trong nghi lễ xức dầu thánh cho các vị tu sĩ và vua chúa. “Ông Môsê lấy dầu tấn phong xức Nhà Tạm cùng mọi vật ở trong, và thánh hiến tất cả; ông lấy dầu rảy trên bàn thờ bảy lần, rồi xức dầu bàn thờ cùng mọi đồ phụ thuộc, vạc và đế vạc, để thánh hiến những vật đó. Ông đổ dầu tấn phong lên đầu ông Aaron và xức dầu để thánh hiến ông.” (Lv 8,10) – “Samuel cầm lấy sừng dầu mà xức dầu cho cậu giữa các anh, và thần khí Yavê đã đáp xuống Ðavit từ ngày ấy về sau.” (1 Sm 16,13). Trong Tân Ước có nói người bệnh được xức dầu thánh bằng dầu ô liu để trị bệnh. “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” (Gc 5,14).
- Cây ô liu được xem như một biểu tượng hòa bình kể từ lúc có câu chuyện con chim bồ câu được ông Noah gởi đi đã bay trở về với một nhánh lá ô liu. “Vào buổi chiều, con bồ câu trở về với ông, và kìa trong mỏ nó có một nhành lá ô-liu tươi! Ông Nôê biết là nước đã giảm trên mặt đất.” (St 8,11). Ô liu còn được sử dụng là hình ảnh tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. “Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy dỗ nữa. Nhưng vì dầu của Người dạy dỗ anh em mọi sự, mà dầu ấy dạy sự thật chứ không phải sự dối trá, theo như dầu ấy đã dạy anh em, anh em hãy ở lại trong Người.” (1 Ga 2,27).
Loạt bài về Đời sống thời Kinh Thánh (biên tập dành cho các Giáo Lý viên).
– Vườn nho, tháp canh, bình rượu bằng da thú
– Biển Galilê: Cá và lưới
– Biển Galilê: Thuyền và bến cảng
– Thợ mộc
– Thợ dệt và những chiếc khung cửi
– Tang lễ và mộ phần
Scarlette Le & Tam Le