Café đenQuán ven đường

Giải thích thêm bài Salve Regina | James Lập

James Lập

Phải công nhận vốn Latinh của anh Michael Nguyễn khá tốt. Chẳng những chia động từ danh từ chuẩn còn phân biệt đủ các cas nữa. Lại nhắc anh em Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes và kinh giúp lễ cho dễ nhớ dễ hiểu. Xin chúc mừng! (Bạn có thể xem lại bài Salve Regina | Thánh nhạc Gregorio của Michael Nguyen)

Trước hết, hãy bàn sơ qua 2 từ thường gặp là Ave và Salve vì cả 2 đều là câu chào có thể thay đổi nhau, nhưng nguồn gốc và chủ đích lại khác nhau.

Ave/Avete (nhiều) là dạng mệnh lệnh của động từ avēre, có nghĩa là “Chúc khỏe mạnh.” Vì thế ave có nghĩa là “Hãy vui khỏe! Chúc vui khỏe!” Lời chào còn được hiểu là “Kính mừng!” Ave Maria được chuyển dịch là “Kính mừng Maria.”

Salve/Salvete (nhiều) là dạng mệnh lệnh của động từ salvēre, chúc sức khỏe luôn tốt.

Tóm lại, về cơ bản cả 2 đều tốt, nhưng sự nhấn mạnh được ngụ ý trong hiệu suất (ave) hoặc chính sức khỏe (salve).

Bây giờ đến vấn đề chính: illos là gì? Có phải là hư từ không? Để được chính xác và dễ hiểu xin mời anh em tham gia tiến trình nho nhỏ nhưng quan trọng sau đây.

Mỗi người chúng ta hãy trở về dĩ vãng của chính mình. Chắc chắn ai cũng đã chạy đến kêu cầu Mẹ cứu giúp nhiều lần. Không cần biết chính xác mấy lần. Chỉ cần nhớ cái lần mà suốt đời chúng ta không thể quên được. Tạm gọi là “lần ấy/đó.” Nó luôn nằm trong tiềm thức của mỗi người chúng ta. Nhắc thì nhớ ngay. Nhưng chúng ta chỉ nhớ mà không làm gì. Còn tác giả bài Salve Regina không để “lần ấy” qua đi nhưng cố tìm hứng nhạc và lời ca để diễn tả “ánh mắt dịu hiền ấy, đôi mắt nhân từ ấy của Mẹ.” Tác giả có thật nhìn thấy “ánh mắt ấy của Mẹ” không? Không quan trọng. Tác giả có thể tưởng tượng như các nhạc sĩ thi sĩ thường làm. Chỉ cần biết chắc một điều là tác giả “nhớ mãi đôi mắt nhân từ ấy của Mẹ” rồi tìm hứng nhạc và lời ca ghi lại bài Salve Regina để đời. Có thể tác giả ngâm nga bài này mỗi ngày rồi để lại cho hậu thế cùng thưởng thức và nghĩ lại cho chính mình… như chúng ta bây giờ chẳng hạn.

Hy vọng đến đây chúng ta thấy được tầm quan trọng của chữ “illos” không những trong câu nầy mà còn trong cả bài nữa. Như thế “illos” không phải là hư từ hay dư từ mà là chính từ trong câu và cũng có thể cho cả bài. Chúng ta tạm nghĩ tác giả nhớ đến Mẹ Maria Nữ Vương như Thánh Vịnh nói về Chúa: “…muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.” Tóm lại, chữ “illos” là muốn nói lên “chính đôi mắt dịu hiền Ấy lúc Ấy của Mẹ.

Đến đây tưởng cũng nên đề cập đến đặc tính vài ngôn ngữ. Tiếng Latinh và nhiều ngôn ngữ Châu Âu nhất là những tiếng có gốc Latinh (Pháp, Ý, Tây, Bồ, Lỗ) thì chữ nhấn mạnh (illos, those, ces…) thường để đầu hay trước động từ chính. Sang tiếng Việt thì ngược lại, chữ nhấn mạnh lại để cuối và cách nhấn cũng khác. Việt Nam bị Pháp đô hộ 80 năm nên ảnh hưởng nhiểu thứ kể cả cách nói cũng bị ảnh hưởng ít nhiều giọng Pháp nên chữ cuối thường nói to và mạnh, trong khi tiếng Anh câu cuối chữ cuối phải hạ thấp giọng xuống. Đặc điểm thứ 2 của tiếng Việt là các thanh. Thanh sắc rất cao càng làm nổi bật tiếng ẤY/ĐÓ (illos) kể cả thanh huyền NÀY (ces Pháp). Điểm hay nữa của tiếng Việt là chuyển ngữ cả 3 từ “illos” Latinh, “those” Anh và “ces” Pháp đều được cả. Thế mới thấy tiếng Việt mình sâu sắc thật!

Người ta thường bảo “Nói có sách, mách có chứng.” Vâng, để cho hợp thời hợp lúc thì xin được“Nói có internet, kết có bằng chứng.” Xin trình làng vài bằng chứng cụ thể từ internet: Anh, Pháp, Việt Tây Ta đủ cả. Còn cố tìm thêm cho bằng được 2 bài tiếng Anh cho ấm lòng như khí hậu Texas.

Bài gốc Latinh: vàng vận, đỏđối, gạch dướiđối tước hiệu ngôi thứ.

Salve, Regína, Máter misericórdiæ
Víta, dulcédo, et spes nóstra, sálve.
Ad te clamámus, éxules, fílii Hévæ.
Ad te suspirámus, geméntes et flentes
in hac lacrimárum válle.
Eia ergo, Advocáta nóstra, íllosos
misericórdes óculos ad nos convérte.
Et Jésum, benedíctum frúctum véntris túi,
nóbis post hoc exsílium osténde.
O clémens, O pía, O dúlcis Vírgo María.

Xin trích lại câu chính Latinh để dễ thấy rõ và so sánh bài chuyển ngữ:

Eia ergo, Advocáta nóstra, íllos Túos misericórdes óculos ad nos convérte.

Anh ngữ số 1:
Francis Poulenc sáng tác nhạc năm 1941. Allan Wicks trình diễn tại nhà thờ Chính tỏa Canterbury năm 1988. Băng cassette có tựa đề “Francis Poulenc – A Celebration” được thu âm năm 1988 nhưng mãi đến năm 1992 mới phát hành.

Bài tiếng Anh từ bài nhạc này:

Hail, Queen, Mother of mercy:
our life, sweetness, and hope, hail.
To Thee do we cry, poor banished children of Eve.
To You we sigh, mourning and weeping in this valley of tears.
Turn then, our Advocate, those merciful eyes toward us.
And Jesus, the blessed fruit of thy womb, after our exile, show us.
O clement, O loving, O sweet Virgin Mary.

Anh ngữ số 2 (cổ hơn):
Ah then, Advocate of ours, those thy merciful eyes towards us turn-thou;

May mắn tôi tìm được ổ các bài nhạc Latinh cổ quý hiếm. Họ chỉ cho phép copy cái link chứ không in ra được. Điểm hay là có cả nhạc Gregorio nốt vuông trên khung 4 hàng và song ngữ Latinh-Anh. Tiếng Latinh hàng trên theo nốt nhạc để hát. Chuyển Anh ngữ ngay bên dưới rõ ràng. Hãy nhấn vào quả cầu để mở. (Chưa mở được link nầy). Cần chú ý đến chữ illoschuyển sang tiếng Anh ngay bên dưới “those rất chính xác.

Pháp lại chuyển hẳn sang từ CES (Này thay vì Ấy) trong bài nhạc này:

Eh bien donc, ô notre Avocate, ces yeux miséricordieux qui sont les Tiens, tourne-les vers nous!

* Xin lưu ý: Tiếng Anh chỉ có một từ cho cả nam nữ “advocate/lawyer.” Còn tỉếng Pháp phân biệt rõ hơn: “advocat” cho nam và “advocate” cho nữ.

Sau cùng tôi cũng tìm được một bài chuyển ngữ tiếng Việt rất hay đầy đủ chi tiết.

Việt: Eia ergo, Advocata nostra, illos Tuos misericordes oculos ad nos converte:
Như vậy (Eia ergo), ôi Nữ Trạng Sư (Advocata) của chúng con (nostra), xin quay (converte) đến chúng con (ad nos) đôi mắt (oculos) nhân từ (misericordes) ấy (illos) của Ngài (Tuos).

(Đaminh Phan Văn Phước, Đức Quốc)

Thế là “nhất hóa tam: Anh, Pháp, Việt” Tây Ta đầy đủ. Nói kiểu khôi hài một chút cho bớt khô khan và căng thẳng: “Thấy vậy tưởng vậy mà không phải vậy, nhưng còn hơn vậy nữa…”

Anh Michael đã đem lên bản mổ thì cũng xin tiếp tục mổ xẻ cho đến nơi. Xin trích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan để so sánh cho chính xác rõ ràng. Nhân dịp này tôi phải xin cảm ơn Cha Benoît Trương Thành Thắng là Giám đốc Tiểu Chủng Viện Thánh Philiphê Minh Vĩnh Long đã dạy chủng sinh chúng tôi văn chương thi phú Việt Nam kể cả cách làm thơ đủ loại nên còn nhớ để giúp vui anh em. Đây là bài thơ theo thể thất ngôn bát cú: 7 chữ 8 câu.

Qua Đèo Ngang: (vàng vận, đỏđối)

Bước tới đèo Ngang bóng xế
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Đặt song song để dễ so sánh vận 2 bài thơ:

Qua Đèo Ngang: vận à/a      Salve Regina: vận (ê) ae/e

Cuối hàng 1 xướng: …       cuối hàng 1 xướng: … misericordiae
Cuối hàng 2 họa:    … hoa    cuối hàng 2 họa:     … salve
Cuối hàng 4 họa:    … nhà    cuối hàng 3 họa:     … Hevae
Cuối hàng 6 họa:    … gia     cuối hàng 5 họa:     … valle
Cuối hàng 8 họa:    … ta      cuối hàng 7 họa:     … converte
(hết)                                  cuối hàng 9 họa:    … ostende
——————————      ——————————————–
Tổng: 1 xướng + 4 họa           1 xướng + 5 họa (hơn 1)

So sánh cách đối:
Theo Đường luật (Trung Quốc) thì “nhị, tứ, lục phân minh,” nghĩa là chữ thứ 2, 4, 6 trong câu trên dưới phải đối nhau về ýloại từ (Đường) rồi về thanh bằng-trắc (Việt).

Loại từ là phải đồng loại: danh từ đối với danh từ, tính từ và động từ cũng thế.

Thanh Bằng/bình: ngang và huyền. Thanh Trắc: sắc, hỏi, nặng, ngã.

Bây giờ hãy nhìn lại 2 câu thơ 5 & 6 bài Qua Đèo Ngang.
Câu 5 xướng:… nước (2 trắc) … lòng (4 bình/bằng) … quốc (6 trắc) …=> 3 xướng
Câu 6 đối:… nhà (2 bình) … miệng (4 trắc) … gia (6 bình) …=> 3 đối
Ghép lại càng hay: nước nhà, (trong) lòng (ngoài) miệng, quốc gia => 3 xướng + 3 đối (cả ý, loại, và thanh)

Sang bài thơ Salve Regina:

Đối thanh:
Xướng cao (như trắc):
…illos Tuos misericordes oculos ad nos converte => 4 “os” accusatif
Đối thanh ngang (bình):
…Jesum benedictum fructum ventris …exsilium => 4 “um” accusatif

Đó là phần giống nhau. Tiếng Anh có câu “Save the best for last.” Sau đây là 2 điểm khác biệt quan trọng và trổi vượt nhất của bài Salve Regina.

Các thi sĩ nhạc sĩ thường chỉ nghĩ/nói về mình. Sáng tác thơ nhạc cũng cho mình dù không nói rõ. Nhưng Bà Huyện Thanh Quan thì nói “toẹt” ra không úp mở hiểu ngầm gì cả:

– Câu 8 kết: Một mảnh tình riêng, ta với ta

Trái lại, bài thơ Salve Regina hoàn toàn khác đến siêu đẳng: Luôn luôn gồm tất cả mọi người trong cộng đồng, cộng đoàn, cả nhân loại vì tất cả lương giáo đều là con cái của Chúa Mẹ, kể cả chúng ta.

– Tất cả đều số/ý nhiều: spes nostra, exsules, filii, gementes et flentes, Advocata nostra, ad nos, nobis.

– Hoặc hiểu ngầm (nos) trong động tự số nhiều: clamamus, suspiramus.

Phần đối càng vượt trội hơn vì vừa tế nhị vừa siêu đẳng: không phải dưới đối trênsau/cuối đối với trước/đầu.

Eia ergo, “Advocáta” nóstra, íllosos
misericórdes óculos ad nos convérte.
Et “sum,” benedíctum frúctum véntris túi,
“nóbis” post hoc exsílium osténde.

Mở/xướng: Advocáta (Đấng Bào Chửa – gần đầu) ..…… ad nos (đối lại:sau/gần cuối)
                 Jésum (Chúa – trước/đầu).….……………… nobis (đối: xa phía sau)

Đó là tinh thần công giáo đại đồng. Nói theo kiểu Anh là “inclusive” (bao gồm) chứ không “exclusive” (tách biệt). Đối với Chúa Mẹ chúng ta biết phận mình nhỏ bé phải khiêm nhượng đứng sau/cuối. Người công giáo nào cũng thấu hiểu điểu đó. Hy vọng những lời dong dài này không làm anh em nhàm chán. Mục đích chỉ để làm sáng tỏ vấn đề. Mong tác giả bài Salve Regina hài lòng vì có thêm người hiểu và nhận chân giá trị (appreciate) bài Salve Regina nhờ chữ “illos” này.

Người ta thường nói “thay lời tựa.” Riêng tôi xin được “thay lời kết.” Chúng ta đã cùng nhau hăng say tìm hiểu vấn đề. Bây giờ biết rồi hiểu rồi chúng ta không thể ngồi yên được. Giáo hội khuyên lần chuổi Mân Côi nên có 3 phần:

1. Bắt đầu làm Dấu Thánh giá rồi đọc Kinh Tin Kính: Credo – Vâng, con tin vững vàng…
2. Kế đến: Kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính mừng, kinh Sáng danh để định tâm. Rồi lần chuỗi 50: Sau kinh Sáng danh mỗi chục nên đọc lời nguyện ngắn này:
“Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần nhờ Chúa thương xót hơn.” (Fatima 13.07.1917)
3. Kết thúc bằng đọc/hát bài Salve Regina này.

Thú thật cá nhân tôi không nhớ hết các lời trong bài. Tôi phải ngâm nga theo nốt nhạc thì các lời tuôn ra dễ dàng hơn.

Từ nay mỗi khi lần chuỗi xong, chúng ta đọc/hát bài Salve Regina cần chú ý đến chữ “illos” này. Như chúng ta thấy, tác giả đã khéo dùng một loạt “…os” (accusatif) để gây chú ý: “…illos tuos misericordes oculos ad nos converte.” Vâng “lần Ấy (Anh)…” hay “lần Nầy (Pháp) Mẹ đã cứu con cách đặc biệt, Mẹ hỡi!

Rồi cũng từ nay khi đọc/hát bài Salve Regina, chúng ta nên nhớ nhau, cầu nguyện cho nhau và cho tất cả mọi người. Như đã nói trên, người Công giáo chúng ta đểu thấu hiểu điều này. Nhất là những ai có gốc tu, dòng cũng như triều, nam cũng như nữ càng thấm hơn vì đã từng được huấn luyện và thực hành it nhất 3 lần sáng trưa tối mỗi ngày để cầu nguyện chung với nhau và cho nhau. Chúa Giêsu còn bảo chúng ta hãy cầu nguyện cho kẻ tthù ghét và bắt hại chúng ta nữa. Giờ đây chúng ta có thể cùng nhau thưa: Amen!

James Lập

Bài liên quan

Back to top button