Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Người Công giáo khuyết tật ca ngợi tấm gương của Đức Phanxicô khi ngài công khai dùng xe lăn

by Phanxicovn

ncronline.org, Aleja Hertzler-McCain, 2022-08-17

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/8-17-22-pope-and-wheelchair-700x467.jpg

Đức Phanxicô chào một tu sĩ ngồi xe lăn trong buổi tiếp các tu sĩ tham dự tổng công nghị các Nhà truyền giáo Comboni tại Vatican ngày 18 tháng 6 năm 2022. (CNS / Vatican Media)

Khi bà Amanda Martínez Beck nhìn bức hình Đức Phanxicô ngồi xe lăn và bồng em bé trong chuyến đi kéo dài một tuần tới Canada vào tháng 7, bà cảm thấy sự gần gũi thân thiết như khi bà nhìn thấy một bà mẹ ở trường tiểu học các con của bà cũng ngồi xe lăn.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/fymo6weveaae60b.jpg

Bà Beck nói với hãng tin NCR: “Tất cả các cơ thể đều là cơ thể tốt trong quá trình thải chất béo. Một thứ gì đó tốt sẽ đáp ứng được mục đích của nó, và tôi tin rằng mục đích của cơ thể con người là mối quan hệ với Chúa và với người khác.”

Theo bà Beck: “Nhìn Đức Phanxicô trong cương vị giáo hoàng, đến với mọi người bằng xe lăn hoặc đi gậy nhắc cho tôi về lòng tốt của một cơ thể yếu ớt như cơ thể tôi, vì ngài là một trong những người thánh thiện nhất thế giới có thể yêu thương và phục vụ qua chiếc xe lăn.”

Bà Beck, sống ở Texas, bà dùng xe đi có ghế ngồi là một trong nhiều người công giáo khuyết tật ca ngợi quyết định của Đức Phanxicô khi ngài bị đau đầu gối nặng và công khai dùng xe lăn từ đầu tháng 5, ngài như được nhận diện qua khuyết tật của mình.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cố gắng hết sức để tránh bị nhìn mình trên xe lăn, có tin đồn Nữ hoàng Elizabeth II cũng ở trong số này.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/amanda-martinez-beck-360x480.jpgBà Beck nói: “Có một loại suy nghĩ cho rằng suy yếu cơ thể là nguyên nhân dẫn đến suy yếu tinh thần hoặc kém sức lãnh đạo. Tôi biết nhiều người xem việc dùng phương tiện hỗ trợ di chuyển là nhượng bộ hoặc lười biếng.”

Bà nói: “Có quá nhiều xấu hổ làm chúng tôi khổ” và Đức Phanxicô đã khuyến khích chúng tôi khi ngài dùng xe lăn.

Bà Amanda Martínez Beck dùng xe lăn, một loại xe đi có ghế ngồi. Nhìn Đức Phanxicô trong cương vị giáo hoàng, giao tiếp với mọi người qua xe lăn hoặc đi gậy nhắc cho tôi về lòng tốt của một cơ thể yếu ớt như cơ thể tôi. Ảnh  Amanda Martínez Beck

Bà Erin Murphy là người dùng xe lăn suốt đời ở Cambridge, Massachusetts, bà cho biết việc Đức Phanxicô dùng xe lăn đã bình thường hóa tình trạng khuyết tật và theo tôi như thế là tuyệt vời.

Bà Erin Murphy nói: “Thật cao quý khi nhìn những cơ thể tàn tật ở đó vì nhìn những người giống mình và biết mình có thể là một nhà lãnh đạo trong Giáo hội và mình là một phần không thể thiếu của Giáo hội. Nhưng khi bạn không thấy những cơ thể tàn tật, thật khó để tưởng tượng mình là một nhà lãnh đạo hoặc có một vai trò nào đó trong Giáo hội.”

Vì bục giảng và khu vực tôn nghiêm được nâng cao trong các nhà thờ công giáo thường không thể đến được, bà Murphy không thể phục vụ như người đọc sách hoặc thừa tác viên thánh thể. Ngay cả nhiều nhà thờ cũng không có băng ghế dành cho người ngồi xe lăn làm cho bà cảm thấy mình bị cô lập vì phải ngồi ở bên rìa nhà thờ.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/amy-smith-provided-by-smith-456x480.jpgBà nói: “Rõ ràng là tôi không được ngồi chung với toàn thân thể Chúa Kitô, và điều này đã làm cho tôi cảm thấy khó chịu.”

Những người công giáo khuyết tật khác cho biết họ cảm thấy lo lắng khi có tin đồn Đức Phanxicô đang cân nhắc việc từ nhiệm khi cơn đau đầu gối ngày càng nặng và ngài phải đi  gậy hoặc ngồi xe lăn ở nơi công cộng.

Bà Amy Smith mắc chứng tự kỷ và bị điếc một bên, cho rằng việc có nhiều tin đồn Đức Phanxicô sẽ sớm nghỉ hưu từ khi ngài ngồi xe lăn “gây bất lợi cho người khuyết tật. (Ảnh Amy Smith)

Bà Amy Smith sống ở Parramatta, Úc, cho biết suy đoán này gây bất lợi cho những người khuyết tật: “Nó duy trì ý tưởng cho rằng nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe yếu hoặc khuyết tật nào, bạn phải thích nghi với những hoàn cảnh đó, cơ bản bạn sẽ thành người khép kín, và đó là tất cả những gì bạn có. Bạn sẽ đứng trước cửa tử than bất cứ lúc nào. Bạn sẽ phải từ bỏ mọi thứ mà bạn đam mê.” Bà rất thất vọng về những tin đồn.

Tình trạng khuyết tật không phải là mới với Đức Phanxicô, ngài đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ và đã bị chứng đau thần kinh tọa kinh niên từ hàng chục năm nay. Trong các bài giảng, Đức Phanxicô luôn nói về phẩm giá của người lớn tuổi, năm nay đặc biệt ngài dành một loạt bài giáo lý về “ý nghĩa và giá trị của tuổi già”.

Ngài cũng nói về trách nhiệm của Giáo hội trong việc chống lại sự phân biệt đối xử về chủ thuyết khả năng và người khuyết tật. Trong thông điệp Fratelli Tutti năm 2020, Đức Phanxicô trích dẫn bài diễn văn năm 2019 nhân Ngày Quốc tế Người Khuyết tật: “Mối quan tâm của chúng ta không chỉ là chăm sóc họ mà còn đảm bảo để họ tham gia tích cực vào cộng đồng dân sự và giáo hội.”

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/erin-murphy-provided-by-murphy-455x480.jpegĐức Phanxicô nói tiếp: “Chúng ta cần can đảm để lên tiếng cho những người bị phân biệt đối xử do tình trạng khuyết tật của họ, bởi vì đáng buồn thay ngay cả ngày nay, ở một số quốc gia người dân còn khó công nhận họ là những người có phẩm giá bình đẳng”, Đức Phanxicô thường lên tiếng trong các ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Người Khuyết tật được tổ chức ngày 3 tháng 12 hàng năm.

Bà Erin Murphy, một phụ nữ dùng xe lăn suốt đời ở Cambridge, Massachusetts, cho biết việc Đức Phanxicô dùng xe lăn “chắc chắn sẽ làm bình thường hóa tình trạng khuyết tật, với tôi điều này thật quan trọng”. (Ảnh của Murphy)

Người công giáo khuyết tật ghi nhận sự cam kết của Đức Phanxicô trong việc hòa nhập người khuyết tật vào các tương tác của ngài với người khuyết tật, đặc biệt là với trẻ em. Bà Smith cho biết, bà đã nhiều lần thấy Đức Phanxicô  cho phép các em bé tự kỷ không nói được chạy chung quanh ngài và các quan chức bên cạnh ngài khi ngài đang nói trong các buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/08/em-be-2.jpgBà nói: “Các em bé đó sẽ nhớ giây phút này và đó là những kỷ niệm rất hữu ích cho các em.”

Việc giáo hoàng công khai dùng các phương tiện hỗ trợ di chuyển hạn chế đã hòa vào giấc mơ của nhiều người công giáo khuyết tật. Bà Murphy nói: “Tôi hy vọng việc giáo hoàng cho thấy một người có thể bị khuyết tật và lãnh đạo Giáo hội sẽ dẫn đến sự tôn trọng lớn hơn cho người khuyết tật trong Giáo hội.”

“Khi bạn không nhìn thấy những cơ thể khuyết tật, thật khó để hình dung bạn là nhà lãnh đạo hoặc có một vai trò trong Giáo hội.” – Erin Murphy

Bà nói thêm: “Tôi hy vọng Giáo hội có thể tế nhị hơn khi dùng ngôn ngữ để công bố Tin Mừng, chẳng hạn, có thể đổi từ ‘què hay thọt’ thành ‘người không thể đi được’ không? Nếu Giáo hội dùng các từ ngữ xúc phạm, như ‘nhu cầu đặc biệt’ hay ‘khuyết tật đặc biệt’, có thể nào chỉ đơn giản dùng thuật ngữ ‘khuyết tật’ không?”

Bà giải thích: ‘Nhu cầu đặc biệt’ là có thêm nhu cầu trong khi thực tế thì việc vào nhà thờ là một nhu cầu cơ bản. Từ ‘đặc biệt’ có thể ngụ ý là tùy chọn.”

Bà Amy Smith nói: “Trong thời điểm mọi người chú ý đến tình trạng khuyết tật của giáo hoàng, tôi đặc biệt khuyến khích mọi người trong Giáo hội nên tìm kiếm thần học giải phóng khuyết tật”, bà khuyên nên đọc tác phẩm của linh mục Dòng Tên Justin Glyn, ‘Chúng tôi’ không phải ‘Họ’: Người khuyết tật và Thần học Công giáo và Giáo huấn Xã hội (‘Us’ not ‘Them’: Disability and Catholic Theology and Social Teaching) và của bà Nancy L. Eiesland, Thiên Chúa Khuyết tật: Hướng tới một Thần học Giải phóng về Người Khuyết tật. (The Disabled God: Towards a Liberatory Theology of Disability.)

Bà Mary Jo Iozzio, giáo sư thần học luân lý tại Đại học Boston, người nghiên cứu thần học về người khuyết tật, cho biết: “Rõ ràng là Kinh thánh có rất nhiều câu chuyện về người khuyết tật trong Cựu ước và Tân ước. Thật sự rất đáng chú ý khi môn học này đã phát triển và đi theo nhiều hướng khác nhau.”

Người công giáo khuyết tật cũng hy vọng tình trạng khuyết tật công khai của Giáo hoàng sẽ đặt lại vấn đề ấu trĩ hóa người khuyết tật. Bà Murphy, 42 tuổi, cho biết: “Là giáo dân, đã có người thường vỗ đầu tôi sau thánh lễ, như thể tôi là đứa con nít.”

Bà Smith nói: “Thái độ mà người khuyết tật không thể chấp nhận này phải được loại bỏ. Cần có hỗ trợ nhiều hơn để người khuyết tật có một vị trí trong nhà thờ, và tôi nhấn mạnh đến người khuyết tật vì có thể nhiều người trong hệ thống phân cấp Giáo hội cần chú ý vì họ trì hoãn với cha mẹ của trẻ em khuyết tật.”

Bà Smith nói: “Tôi nghĩ đây là cơ hội để Giáo hội nâng cao hiểu biết và mối quan hệ với các thành viên khuyết tật. Đây là cách để chuyển suy nghĩ về khuyết tật từ mô hình tư duy dựa trên lòng bác ái gia đình… thành mô hình dựa trên sự đoàn kết hơn.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button