Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Người Nga và người Ukraine bên cạnh nhau trong Chặng Đàng Thánh Giá

by Phanxicovn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/04/nguoi-nga-va-nguoi-ukraine.jpg
Hình minh họa

Antonio Spadaro, 2022-04-12

Lần đầu tiên kẻ gây hấn và nạn nhân được Đức Phanxicô đặt trong lời cầu nguyện. Ngày 25 tháng 3, trong một hành động khiêm tốn, ngài dâng hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Cùng với nhau, là anh chị em với nhau, không phải là kẻ thù của nhau, việc dâng hiến này kế thừa với những gì Đức Piô XII đã làm năm 1942 trong Thế chiến thứ hai.

Điều này cần thiết để hiểu Đức Phanxicô không phải là một chính trị gia: ngài là mục tử. Rõ ràng ngài có tầm nhìn về thế giới đó trên cương vị mục tử, như gần đây ngài đã tóm tắt như sau: “Chúng ta tiếp tục điều hành thế giới như một “bàn cờ”, nơi những kẻ mạnh nghiên cứu các cách để mở rộng thống trị gây thiệt hại cho người khác trong cuộc chiến dựa trên “những mệnh lệnh mới là rõ ràng.”. Trong khi thượng phụ Kyrill của Mátxcơva xem đây là “cuộc chiến siêu hình” của cái thiện chống lại cái ác, thì Đức Phanxicô định nghĩa đây là “cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được, chiến tranh ghê tởm, thảm sát phi lý, xâm lược, man rợ” nhưng trên hết là “phạm sự thánh.” Và ngài nói thẳng với thượng phụ Kyrill “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ  chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu.”

Vậy ngôn ngữ của Chúa Giêsu là ngôn ngữ gì?

“Anh em đã nghe Luật dạy: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại bạn, để bạn được làm con của Cha trên trời, Đấng làm cho mặt trời của Ngài cháy sáng trên những kẻ mơ hồ và điều thiện, và làm mưa trên những kẻ công bình và bất công (Mt, 43-45). Đức Phanxicô lặp lại thông điệp này của Hội đồng Giám mục Ukraine mà từ lâu đã xin cầu nguyện “cho những người khởi xướng chiến tranh và bị mù quáng vì xâm lược. Chúng ta hãy bảo vệ trái tim của chúng ta khỏi sự căm ghét và giận dữ với kẻ thù của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô chỉ dẫn rõ ràng để cầu nguyện và ban phúc cho họ.

Đức Phanxicô hành động theo tinh thần Phúc âm, hòa giải ngược với mọi hy vọng hữu hình trong cuộc chiến xâm lược này. Vì vậy, trong câu tweet ngày hôm qua 12 tháng 4, ngài viết: “Nếu chúng ta muốn kiểm chứng sự thuộc về của chúng ta với Chúa, chúng ta nhìn xem cách chúng ta cư xử với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúa xin chúng ta làm giống như Ngài đã làm cho chúng ta. Ngài không phân chia chúng ta thành người tốt, người xấu. Với Ngài, tất cả chúng ta đều là những đứa con yêu dấu của Ngài”. Theo Đức Phanxicô, tất cả chúng ta đều là con cái yêu thương của Chúa. Mối quan tâm chính của ngài không phải là địa chính trị, nhưng như ngài đã nói ba ngày sau khi chiến tranh bùng nổ -trong mọi xung đột, người dân bình thường, người muốn hòa bình là nạn nhân thực thủ, họ trả giá bằng sinh mạng mình cho những tham vọng điên cuồng của chiến tranh. Tất cả là anh chị em, tất cả là con cái. Nên tiếng kêu “Xin ngừng chiến tranh” được dùng ở ngôi thứ nhì số nhiều.

Hai phụ nữ, Albina và Irina, sẽ cùng vác Thánh giá ở chặng 13 ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Họ sẽ không nói một từ nào. Ngay cả không xin tha thứ hay bất cứ điều gì tương tự. Không. Tôi ở dưới chân Thánh giá khi vác Thánh giá. Cùng đau khổ với nhau. Sách tiên tri I-sa-ia là dấu chỉ khi bóng tối bao trùm. Sự tồn tại của họ với nhau, những đứa con của Chúa, anh chị em của cuộc chiến mà trong tư cách là bạn bè, họ đã trở thành kẻ thù của nhau, chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta ơn hòa giải. Sự hiện diện của họ bên nhau là lời cầu nguyện xin ơn mà theo giáo hoàng, chỉ có Chúa mới có thể ban được. Lời tiên tri len lỏi vào trái tim và bóng tối của lịch sử, làm cho nó bùng từ bên trong như sự sống lại.

Đàng Thánh giá là nghi thức tái dựng và nhắc chúng ta nhớ con đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi Ngài bị đóng đinh. Trong nghi thức, nỗi đau được thể hiện, hướng nội, xây dựng, đảm đương trong những vết thương, trong những lần ngã xuống của Chúa Giêsu Kitô. Gợi lên sự hòa giải trong bóng tối của nỗi đau giúp giải cứu cho sự vô hại của các dân tộc, của “những người bình thường, những người muốn hòa bình”. Đức Phanxicô muốn cuộc chiến bẩn thỉu này kết thúc, và vì lý do này, ngài đặt dưới thập giá của Chúa Kitô và dưới lời của Ngài: “Lạy Cha,  xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm”, hai người bạn mà cuộc chiến đã biến họ thành kẻ thù: một kẻ thù địch và một nạn nhân khác mà người thứ nhất nói với người bạn nạn nhân của mình: “Tôi sợ khi nói lên và khi được hỏi, tôi cảm thấy an toàn và mạnh mẽ hơn nhiều khi có bạn bên cạnh”.

Và giáo hoàng đã để hai phụ nữ này đứng với nhau dưới thánh giá, chạm bàn tay vào phần gỗ đẫm máu của cây thánh giá, hoàn thiện nhiệm vụ “người mục tử công giáo”, đó là phổ quát. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn này, ngài cứu Giáo hội, cứu đức tin của người công giáo. Ngài che chở người công giáo, Giáo hội khỏi mớ bòng bong của chủ nghĩa dân tộc và khỏi các liên minh – dù liên minh nào – giữa ngai vua và bàn thờ hoặc giữa quốc hội và các giáo hội, giữa điều khủng khiếp và tai tiếng. Nhưng đó là lời rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button