Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Phải làm gì nếu bạn quá xấu hổ để đi xưng tội

catholicnewsagency.com, Madrid, Tây Ban Nha, 2016-08-18

Giải tội cho thiếu niênMục đích của phép giải tội là để cho sự chiến thắng của Chúa Kitô vượt trên tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta, điều gì sẽ xảy ra khi sự xấu hổ về tội lỗi của một người lớn đến nỗi ngăn không cho người đó nhận bí tích hòa giải?

Trong một bài viết trên trang blog gần đây của cha, cha José Antonio Fortea, nhà thần học Tây Ban Nha nổi tiếng, thảo luận hiện tượng này và đưa ra các giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề này.

Thông thường, cảm giác về lòng thương xót của Chúa Kitô đủ giúp người ta vượt khỏi sự xấu hổ của mình và đi xưng tội, để nhận được sự tha thứ và chữa lành.

Tuy nhiên, cha Fortea xác nhận, trong một số trường hợp, có những người bị tràn ngập bởi tội lỗi của họ, và sự xấu hổ trở thành “một bức tường” ngăn cách họ với phép hoà giải.

“Họ thà đi hành hương 100 dặm hơn là thú nhận mặt-đối-mặt với vài việc họ đã làm thật khủng khiếp và nhục nhã cho họ,” cha nói, phản ánh về những đau khổ đối diện một số người sám hối đã phấn đấu để tiếp cận phép bí tích.

Các linh mục Tây Ban Nha trước hết đã chỉ ra tầm quan trọng của các linh mục là đem lòng thương xót của một người cha đến cho những người có “gánh nặng trên lương tâm của họ.”

Cha cũng lưu ý về tầm quan trọng của việc giữ kín phép hòa giải. Tại mỗi thành phố, cha nói, “nên có ít nhất là một tòa giải tội, mà tại đó, thay vì chiếc lưới, nên có một tấm kim loại có lỗ nhỏ, ngăn nó hoàn toàn không thể nhìn thấy người xưng tội.”

Cha nói tiếp, người xưng tội không nên bị linh mục nhìn thấy khi người đó đến hoặc đi. Nếu có một cửa sổ trên cửa của linh mục, cửa đó không nên được xuyên thấu.

“Với các biện pháp này, phần lớn các tín hữu có thể giải quyết vấn đề xấu hổ của họ,” Cha Fortea nói.

Nhưng đối với những trường hợp “thực sự rất hiếm” trong đó xấu hổ vẫn còn là một trở ngại lớn, ngay cả với tòa giải tội kín, các bước bổ sung cần được thực hiện.

Trong trường hợp xấu hổ cùng cực, người xưng tội có thể “điện thoại ẩn danh với một linh mục trong thành phố và nói với cha về vấn đề này.” Phép hòa giải tự nó không thể được thực hiện qua điện thoại, nhưng “trong nhiều trường hợp, các cuộc điện thoại sẽ đủ để người sám hối lấy được tự tin và tiếp cận với loại phòng xưng tội nêu trên.”

Nếu hối nhân vẫn thấy còn xấu hổ khi nhắc đến tội lỗi của mình quá lớn để chịu đựng thì người đó có thể sắp xếp một buổi xưng tội bằng giấy viết với một linh mục.

Cha Fortea nói rằng một vài tòa giải tội ở thành phố của cha tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, “có thể cho các hối nhân di chuyển cái màn một chút, chỉ một phần nhỏ của một inch, và luồn mảnh giấy qua.”

Cha hướng dẫn cho việc xưng tội bằng giấy viết như sau: không nên dài quá một trang, viết tội một cách “rõ ràng và đầy đủ”, hoặc nếu có thể, nên đánh máy rõ ràng cho dễ đọc.

“Linh mục sẽ cho lời khuyên và việc đền tội, tuyệt đối không nên đặt bất kỳ câu hỏi cho hối nhân. Trong trường hợp này, đặt câu hỏi sẽ phản tác dụng”, cha cho biết.

Trong khi quy tắc chung là xưng tội phải bằng lời nói, nó có thể được thực hiện bằng giấy viết trong một số trường hợp, linh mục nói. Cha lưu ý rằng những người bị điếc hoặc câm luôn luôn được phép xưng tội bằng giấy viết.

Và trong trường hợp sự xấu hổ không thể vượt qua, điều này cũng sẽ hợp pháp, cha nói. “Một sự bất lực về tâm lý có thể “thật” như một sự bất lực về thể chất.”

Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ

Bài liên quan

Back to top button