Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22 – 28.09.2016: Ba linh mục bị thảm sát tại Mễ Tây Cơ
• Đức Thánh Cha lên án vụ sát hại 2 linh mục Mễ Tây Cơ
• Thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị bắt cóc và bị giết
• Công bố qui chế mới về Bộ Thông Tin Tòa Thánh
• Một vị Hồng Y Phi Luật Tân nói những kẻ khủng bố Hồi giáo thực chất là những kẻ vô thần
• Trung quốc thắt chặt việc kiểm soát tôn giáo
• Lãnh đạo Hồi Giáo Li Băng nói: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”
• Đức Thánh Cha kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật
• Các Giám mục Pêru kêu gọi Nhà nước bảo vệ sự sống.
- Đức Thánh Cha lên án vụ sát hại 2 linh mục Mễ Tây CơSau khi hay tin về vụ giết hại hai linh mục ở Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín cho Hội Đồng Giám mục nước này, trong thư ngài lên án các hành động bạo lực và hiệp thông trong những lời cầu nguyện và bày sự gần gũi của ngài với cộng đoàn và gia đình các nạn nhân.Gửi lời chia buồn sâu sắc khi nhận được tin buồn của vụ ám sát các linh mục đáng kính là cha Alejo Nabor Jimenez Juarez và cha Jose Alfredo Suarez de la Cruz, Đức Thánh Cha bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất của mình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đại diện Đức Thánh Cha ký thư điện tín nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha với Đức Cha Trinidad Zapata, Giáo phận Papantla, nơi hai vị linh mục đang phục vụ, cũng như sự gần gũi của ngài với tất cả các giáo sĩ, các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận.
Ngài dâng lời cầu nguyện của mình “cho các linh mục của Chúa Kitô được yên nghỉ đời đời, họ là những nạn nhân của một vụ bạo lực không thể dung thứ.”
Hôm thứ Hai, các thi thể của hai vị linh mục Mễ Tây Cơ là cha Alejo Nabor Jiménez Juárez và cha José Alfredo Suárez de la Cruz đã được tìm thấy bị sát hại trong một cánh đồng sau khi họ bị bắt cóc đưa đi từ giáo xứ của mình.
Một ngày trước đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Fatima tại thành phố Poza Rica, một thị trấn nằm ở phía Bắc tiểu bang Veracruz vùng Vịnh Mễ Tây Cơ, hai linh mục đã bị bắt cóc đưa đi. Các thi thể của hai linh mục đã được tìm thấy vào ngày hôm sau trên một cánh đồng ngoại ô thành phố Papantla.
Một người ông thứ ba, được nhà chức trách Veracruz xác định là cũng đã bị bắt cóc cùng với hai linh mục, nhưng người này đã trốn thoát được và được tìm thấy còn sống. Các quan chức Veracruz hiện nay ông đang được bảo vệ nghiêm nhặt.
Thành phố Poza Rica và các khu vực xung quanh trong vùng Veracruz là những nơi tập trung của bọn tội phạm ma túy và bạo lực từ nhiều năm nay, nhưng người ta vẫn chưa rõ tại sao các linh mục lại trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Các linh mục cũng từng là mục tiêu của bạo lực ở những nơi khác tại Mễ Tây Cơ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án sự leo thang của hoạt động ma túy và bạo lực tại Mễ Tây Cơ trong chuyến thăm của này tới đất nước này hồi đầu năm nay. Ngài nói với những công nhân trong buổi họp mặt dành cho họ hôm 17 tháng 2 là “hãy làm việc hướng tới việc tìm kiếm đầy đủ phương tiện để chấm dứt tình trạng ma túy và bạo lực.”
Ngài cho biết việc thiếu việc làm ổn định là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghèo đói, và sau đó trở thành “vùng đất màu mỡ để lôi kéo thiếu niên rơi vào vòng luẩn quẩn của nạn buôn bán ma túy và bạo lực.”
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho tình trạng hiện tại và tương lai của Mễ Tây Cơ trở nên bị cô độc và bị bỏ rơi.”
Trong bức điện tín, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ “sự lên án đối với tất cả các cuộc tấn công vào cuộc sống và phẩm giá của con người”. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và các tổ chức mục vụ của Giáo phận tiếp tục mục vụ của mình với sự nhiệt tình bằng cách bắt chước Chúa Kitô, “bất chấp những trở ngại”.
2. Thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị bắt cóc và bị giết
Một linh mục Công Giáo người Mễ Tây Cơ nữa đã bị bắt cóc, và bị giết, chỉ vài ngày sau khi hai linh mục bị sát hại ở bang Veracruz. Thi thể ngài đã được tìm thấy đầy những vết đạn hôm Chúa Nhật 25 tháng 9 trên xa lộ nối liền Puruandiro và Zinaparo.
Đức Hồng Y Alberto Suarez Inda của Morelia đã tiết lộ rằng Cha José Alfredo Lopez Guillen bị bắt cóc từ giáo xứ của ngài ở bang Michoacan. Xe của ngài cũng mất tích, cũng như là một số món bị lấy khỏi nhà thờ giáo xứ của ngài.
Michoacan đã xảy ra nhiều tai họa bởi bạo lực liên quan đến ma túy.
Tổng số các linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại từ năm 2012 đã lên đến 15 vị. Nếu tính từ năm 2005, đến nay đã có 34 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ.
3. Tòa Thánh tham gia Hiệp Ước chống tham nhũng
Hôm 19 tháng 9, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chính thức trao văn kiện tham gia Hiệp ước này, đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 31-10 năm 2003.
Khi bày tỏ sự tham gia Hiệp ước, nhân danh Tòa Thánh và cả Quốc gia Thành Vatican, Tòa Thánh bày tỏ 2 sự dè dặt và 3 tuyên ngôn giải thích được coi là thành phần của Văn kiện tham gia.
Vì thế, chiếu theo khoản số 68 triệt 2 của Hiệp ước, qui định việc chấp nhận cả những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và chống lại các tội tham nhũng trong lãnh vực công quyền, Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican từ ngày 19-10 tới đây.
Trong một bài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Paul Gallagher nhắc lại trong trong Tông Sắc “Tôn nhan Thương Xót” (Misericordiae Vultus) ngày 11-4 năm 2015 để ấn định Năm Thánh đặc biệt về Lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tố giác nạm tham nhũng như tai ương của xã hội và kêu tích cực bài trừ tệ nạn này.
Hiệp Ước của Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng có đối tượng là thăng tiến và củng cố các biện pháp phòng ngừa và bài trừ nạn tham những, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác và trợ giúp chuyên môn trong lãnh vực quốc tế, cũng như tịch thu các tài sản đã thủ đắc bất hợp pháp. Theo một nghĩa rộng lớn hơn, hiệp ước nhắm thắng tiến sự thanh liêm, trách nhiệm và ý ngay chính trong việc quản trụ công vụ.
Đặc biệt các quốc gia phê chuẩn Hiệp ước chống tham nhũng bó buộc phải truy tố và trừng phạt sự tham nhũng tích cực và thụ động của các nhân viên công quyền thuộc quốc gia của mình và cả những nhân viên công quyền ngoại quốc, cũng như sự tham nhũng trong lãnh vực tư nhân. Ngoài ra các nước phải tuyên bố có thể truy tố theo luật sự chiếm hữu bất hợp pháp, lạm dụng chức vụ, tẩy tiền và làm chứng gian.
4. Hướng dẫn mục vụ cho Linh mục Canada trong những trường hợp trợ tử.
Các Giám mục của bang Alberta và các vùng miền Tây bắc Canada đã đưa ra những hướng dẫn mục vụ giúp các giáo sĩ trong việc trợ giúp mục vụ cho những người được xem là sử dụng “cái chết êm dịu” hay “trợ tử”, những điều hiện tại là hợp pháp ở Canada.
Tài liệu dài 32 trang, được viết cho các Linh mục và các giáo xứ, đưa ra hướng dẫn khi nào những người trong các trường hợp nói trên hợp pháp nhận các bí tích hay nghi lễ an táng Công Giáo. Tài liệu bao gồm các tham khảo giáo luật và hướng dẫn mục vụ cho các trường hợp đặc biệt. Tài liệu hướng dẫn đặc biệt về việc ban các bí tích hòa giải và xức dầu bệnh nhân.
Trước tiên, tài liệu xác định rằng: các hối nhân tuy chưa “bị giết” hay chưa thực hiện việc tự tử, nhưng đã bắt đầu tiến trình này, thì đã là một vấn đề trầm trọng. Nếu các hối nhân không rút lại quyết định thì họ sẽ bị giết. Họ ở trong tình trạng hình thành nên tội vì họ đã sắp xếp công khai để ai đó sẽ giết họ.
Tài liệu nhắc lại 3 yếu tố quyết định một tội trọng, nhưng lưu ý là một người có thể không biết “eutanasia” (cái chết êm dịu) là một tội trọng và sự tự do của một người có thể bị thương tổn do trầm cảm, thuốc, hoặc áp lực từ những người khác.
Trong trường hợp hối nhân ý thức về sự trầm trọng của tình trạng và xem xét lại quyết định thì Linh mục có thể ban phép tha tội. Còn nếu họ không nghĩ đến chuyện rút lại ý muốn tự tử mà họ biết là tội trọng thì trong trường hợp này, thừa tác viên nên hoãn lại việc ban ơn tha tội cho đến khi đương sự thích hợp để được nhận bí tích.
Bí tích xức dầu bệnh nhân thường được ban sau bí tích hòa giải, nhưng cũng có thể được ban cho một người đang hôn mê, với giả thiết là họ hối lỗi. Những người không ăn năn hối hận thì không thích hợp lãnh bí tích.
Các Linh mục được khuyến khích khuyên nhủ bệnh nhận từ bỏ quyết định với sự ăn năn và tin tưởng. Nhưng nếu bệnh nhân vẫn bướng bỉnh không ăn năn thì bí tích xức dầu không thể được ban. Còn nếu một người đang có ý định yêu cầu trợ giúp tự tử hay “chết êm dịu”, nhưng chưa quyét định thực hiện thì không bị từ chối bí tích xức dầu. Ðây là cơ hội quý giá để một người gặp Chúa Giêsu, Ðấng là Thầy và chữa lành.
Về nghi lễ an táng, các Giám mục nhắc các tín hữu trung hòa giữa hai sự thật. Thứ nhất, các nghi lễ an táng được dành cho mọi tội nhân. Giáo Hội như người mẹ khoan dung, luôn mong muốn cầu khẩn cho con cái mình dù họ có xa lạc. Thứ hai, Giáo Hội yêu cầu “việc cử hành nghi thức an táng là dấu chỉ thật của đức tin và tôn trọng lương tâm và quyết định của người chết.
Tài liệu liệt kê những loại tội nhân không hợp pháp nhận các nghi lễ an táng Công Giáo trừ khi có dấu hiệu ăn năn trước khi chết. Các Giám mục viết: “Thực tế, Giáo Hội cử hành nghi thức an táng Kitô giáo cho những người đã tự tử. Chúng ta không thể phán xét lý do một người đã chọn quyết định đó hay là tình trạng tâm hồn của họ. Tuy nhiên, trường hợp “trợ tử” hay “chết êm dịu”, là một tình huống mà đôi khi sự sắp đặt của một người và tự do của một người bệnh kinh niên có thể được biết rõ hơn, đặc biệt là nếu nổi tiếng. Trong những trường hợp như vậy, có thể là không được cử hành nghi lễ an táng Kitô giáo. Nếu Giáo Hội từ chối cử hành an táng cho một ai đó, không phải là trừng phạt người đó nhưng nhìn nhận quyết định của họ – một quyết định trái ngược với đức tin Kitô giáo, quyết định mà cách nào đó, nổi tiếng và công khai và có thể làm tổn hại đến cộng đoàn Kitô giáo và nền văn hóa rộng lớn hơn.
Các Giám mục khuyên nhủ quan tâm đến gia đình của người chết. Có thể là gia đình không muốn người thân của họ chọn các cách chết như trên, và họ đang chờ đợi sự giúp đỡ, an ủi, cầu nguyện của Giáo Hội. Trong trường hợp như vậy, nghi thức an táng có thể cử hành miễn là không gây gương xấu cho mọi người.
Các Giám mục nhắc nhở: “Phải luôn nhớ là việc an táng cho người chết là một trong những việc của lòng thương xót cụ thể. Cho nên, ngay cả khi nghi thức an táng của Giáo Hội bị từ chối, thì phụng vụ Lời Chúa ở nhà hay những lời cầu nguyện đơn giản ở huyệt mộ được đề nghị. Thánh lễ cầu hồn cho người chết có thể được dâng sau đó. Ðây là vấn đề do quyết định mục tử khôn ngoan của Linh mục. Cách thế chăm sóc và trợ giúp một gia đình trong thảm kịch này luôn là điều chúng ta phải suy nghĩ, dù là chúng ta cử hành nghi lễ an táng hay không.”
5. Một vị Hồng Y Phi Luật Tân nói những kẻ khủng bố Hồi giáo về thực chất là những kẻ vô thần
Thành viên của các nhóm chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf tại Phi Luật Tân về thực chất là “những kẻ vô thần”. Các hành động của họ biểu hiện một sự “khước từ Thiên Chúa”. Một vị Hồng Y Phi Luật Tân cho biết như trên trong các ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi vừa mới diễn ra trong tuần qua.
Đức Hồng Y Orlando Quevedo nói các thành viên Abu Sayyaf có một “kiến thức chưa đầy đủ về kinh Koran. Họ tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa và có thể là sốt sắng cầu nguyện đấy nhưng các hoạt động khủng bố của họ và các hoạt động tội phạm của họ trong thực tế cho thấy họ chối bỏ Thiên Chúa và Lời của Ngài.”
“Điều này đôi khi cũng xảy ra với nhiều Kitô hữu. Trong khi tin vào Chúa Kitô và Giáo lý của Ngài, nhiều người có một sự phân đôi hoàn toàn giữa niềm tin và thực hành.”
6. Quy định mới của Bộ Tuyên Thánh về việc công nhận các phép lạ
Hôm 23 tháng 9, 2016, Bộ Tuyên Thánh đã ban hành các quy định mới chi phối việc điều tra về mặt y khoa các phép lạ liên quan đến các án tuyên chân phước và tuyên thánh.
Các quy định mới đưa ra nhiều yêu cầu hơn trong việc chấp nhận tính xác thực của một phép lạ, và cũng đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn trong việc lập hồ sơ thanh toán cho các chuyên gia tham gia vào các cuộc điều tra.
Trong thông cáo, Bộ Tuyên Thánh cho biết các phép lạ được báo cáo đã “luôn được xem xét với sự chặt chẽ tối đa,”, và từ năm 1743 tất cả các báo cáo đều được xem xét bởi các chuyên gia y tế. Năm 1959, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập các quy tắc cho các ủy ban y khoa chịu trách nhiệm điều tra; những quy tắc này đã được cập nhật dưới thời Đức Thánh Cha Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và bây giờ được cập nhật thêm lần nữa bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.
Các quy định mới yêu cầu phải có sự đồng thuận của ít nhất 5 chuyên gia y khoa nếu ủy ban điều tra có 7 thành viên. Nếu ủy ban chỉ có 6 thành viên, thì ít nhất 4 người phải đồng ý phê duyệt cấp giấy chứng nhận của một phép lạ. Nếu một trường hợp đã báo cáo bị phủ nhận, thì nó không thể được xem xét lại bởi cùng một ủy ban điều tra; và sẽ không có trường hợp nào có thể được xem xét hơn ba lần.
Các quy định cũng chỉ rõ rằng các chuyên gia y tế được hỏi ý kiến chỉ được thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng. Quy định mới này rõ ràng là để thắt chặt việc kiểm soát tài chính.
Các quy định mới không có tính hồi tố. Những phép lạ đã được chứng nhận bởi Hội đồng Y Khoa sẽ không phải tái xét. Ngoài ra, thông cáo của Bộ Tuyên Thánh khẳng định một lần nữa là Đức Giáo Hoàng có tiếng nói cuối cùng trong việc công nhận một sự kiện đặc biệt có phải là một phép lạ thực sự hay không.
7. Các Giám mục Pêru kêu gọi Nhà nước bảo vệ sự sống.
Ngày Sự sống lần thứ 22 với chủ đề “Gia đình, sống niềm vui của tình yêu” được cử hành cách đây vài ngày đã kết thúc Tuần lễ Gia đình quốc gia Peru.
Ủy ban Sự sống và Gia đình của Hội đồng Giám mục viết trong thông cáo đăng trên trang web Ủy ban: “Sự sống con người là một món quà thánh thiêng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thụ thai. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước cả khi tạo thành chúng ta, trong ý tưởng của Người, và chúng ta được tạo thành để yêu thương chúng ta và yêu thương.”
Trong thông cáo này, các Giám mục đã lên tiếng báo động về những quyết định gần đây của Tòa án Lima trong việc phân phát miễn phí “thuốc viên ngày hôm sau” tại các trung tâm y tế của nước này. Các giám mục của Peru giải thích: “Thuốc này là “một cuộc tấn công vào sự sống con người, đặc biệt là vào những người nhỏ nhất và thiếu khả năng tự vệ, là những người không có tiếng nói.” Các ngài cũng đưa ra lời kêu gọi để cho Nhà nước – kể từ khi việc bảo vệ sự sống được đề cập tại điều 2 của Hiến pháp quốc gia – nhớ rằng “chức năng của Nhà nước là tôn trọng và thúc đẩy các quyền con người của tất cả người dân Pêru, không phân biệt bất cứ loại người nào, dù là ít tuổi hay không có khả năng hành động.
8. Trung quốc thắt chặt việc kiểm soát tôn giáo
Nhà nước cộng sản Trung Quốc dự định đưa ra các quy định mới để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, trong đó nhấn mạnh rằng, các tổ chức tôn giáo tại Trung quốc “không thể bị chi phối bởi các lực lượng nước ngoài.”
Các quy định mới sẽ bao gồm các hạn chế về việc xây dựng nhà thờ và truy cập vào các trang mạng tôn giáo trên Internet. Dự thảo quy định cũng đòi tăng tiền phạt đối với hoạt động mà nhà nước Trung quốc cho là “các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp.”
Mỗi tôn giáo “phải tuân thủ các nguyên tắc độc lập và tự quản,” phải thúc đẩy tinh thần yêu nước của các tín đồ, và các nhà truyền giáo được chấp nhận cho vào nước này hoạt động phải hiểu rõ và chấp nhận quan điểm tôn giáo của Trung Quốc. Các giáo sĩ không được công nhận bởi nhà nước không được phép tham gia vào “hoạt động tôn giáo” trong tư cách giáo sĩ.
Dự thảo quy định được đưa ra tại một thời điểm khi các quan chức Vatican báo cáo là có những tiến bộ tích cực trong đàm phán với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm, và công nhận các Giám Mục Công Giáo. Sự kiện này đã làm gia tăng mối quan ngại đặc biệt của người Công Giáo Trung Quốc. Những quy tắc này tiên báo nhà nước sẽ gây khó khăn nhiều hơn đối với các giáo sĩ Công Giáo hầm trú, là những người đã không được sự chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn.
9. Giám Mục cao niên nhất thế giới qua đời ở tuổi 104
Đức Tổng Giám Mục Peter Gerety, Tổng giám mục nghỉ hưu của Newark, đã qua đời ngày 20 tháng 9 tại một nhà dưỡng lão ở New Jersey.
Đức Cha Gerety đã lãnh đạo giáo phận Newark từ năm 1974 cho đến khi về hưu vào năm 1986. Năm nay ngài 104 tuổi. Ngài là giám mục cao tuổi nhất thế giới, và đã là vị giám mục Mỹ cao tuổi nhất trong gần một thập kỷ qua.
Đức Cha Peter Gerety sinh ngày 19 tháng 7 năm 1912 tại Shelton, Connecticut Hoa Kỳ. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1939. Từ năm 1966 đến năm 1969, ngài là Giám Mục phó giáo phận Portland. Sau đó, làm Giám Mục chính tòa Portland cho đến năm 1974 khi được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Newark.
10. Các giám mục Ba Lan lên tiếng chống lại một nhóm đồng tính
Các giám mục Công Giáo Ba Lan đã lên tiếng phản đối các hoạt động của một nhóm đồng tính đang muốn gây thanh thế tại nước này.
Nhóm đồng tính này tung ra chiến dịch có chủ đề “Hãy trao đổi một cử chỉ hòa bình”, bao gồm những buổi diễn thuyết rầm rộ, những buổi trình diễn âm nhạc và cả những bảng quảng cáo khổng lồ được đặt dọc theo các con đường lớn. Trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua nhóm này còn mời mọc các bạn trẻ đến cư ngụ tại những nơi gọi là “nơi trú ẩn của người hành hương”.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz của Krakow nói rằng chiến dịch này được thiết kế để “làm sai lệch những giáo huấn không thể thay đổi của Giáo Hội,” bằng cách mô tả các kết hiệp đồng tính như một điều gì đó là “tốt về mặt luân lý.”
Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw đồng ý rằng nhóm này đã vượt xa hẳn mục đích thường được rêu rao là vận động sự khoan dung và thông cảm của xã hội với người đồng tính. Chủ ý của họ là muốn thúc đẩy một sự thay đổi trong giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đang cân nhắc việc có nên đưa ra một tuyên bố bác bỏ chỉ trích của nhóm này cho rằng Giáo Hội là “đồng bóng”. Tuyên bố của các giám mục cho biết Giáo Hội đã và đang “không mệt mỏi tuyên bố mọi người, không trừ một ai, đều có nhân phẩm không thể bị chà đạp.”
Các ngài nói thêm rằng: “Giang rộng đôi tay với người khác có nghĩa là chấp nhận người đó. Nhưng nó không bao giờ có nghĩa là tán thành tội lỗi của họ.”
11. Đức Giám Mục Olmsted nói Tông Huấn Amoris Laetitia không có nghĩa là cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ
Đức Giám Mục Thomas Olmsted của giáo phận Phoenix, Arizona, công bố rằng những người Công Giáo nào đã ly dị và tái hôn thì không nên rước Mình Thánh Chúa.
Viết trong tờ báo giáo phận của ngài, Đức Cha Olmsted nhấn mạnh rằng tông huấn Amoris Laetitia không thay đổi giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Trái lại, ngài lập luận rằng Tông Huấn của Đức Phanxicô là phù hợp với giáo huấn trước đây của các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI trong đó “tái khẳng định truyền thống liên tục của Giáo Hội.”
Giải thích về Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Giám Mục Arizona được nhiều người xem là trái ngược với sự giải thích cuả các giám mục ở Á Căn Đình, theo đó trong một số trường hợp người Công Giáo đã ly dị và tái hôn có thể rước Mình Thánh Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng tuyên bố của các giám mục Á Căn Đình “nắm được toàn bộ ý nghĩa” của tông huấn này.
Đức Cha Olmsted hoan nghênh ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô về sự cần thiết phải tiếp cận với các cặp vợ chồng đã ly dị và tái hôn, và “đồng hành cùng với họ” trong nỗ lực sống các nguyên tắc Kitô giáo. Đức Cha Olmsted viết: “Tháp tùng là có thể được, và là điều nên làm trong các giáo xứ của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không bao gồm việc cho những ai đã ly dị và tái hôn được rước Mình Thánh Chúa.”
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput đã cũng ra một tuyên bố theo đó giáo lý truyền thống của Giáo Hội về việc người ly dị và tái hôn không được rước Mình Thánh Chúa vẫn có hiệu lực trong Tổng Giáo Phận Philadelphia của ngài.
12. Đức Thánh Cha tiếp các nữ tu chăm sóc các bệnh nhân
Hôm 24 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các nữ tu dòng Mercy phục vụ trong các nhà thương trên thế giới và cám ơn các chị đã chăm sóc cho những người bệnh.
Cộng đồng các nữ tu dòng Mercy được thành lập vào năm 1821 bởi Tôi Tớ Chúa Teresa Orsini Doria Pamphili Landi sinh năm 1788 và qua đời năm 1829.
Đức Thánh Cha nhận xét cay đắng rằng:
“Trong thời đại của chúng ta, lúc này lúc khác, nền văn hóa thế tục muốn loại bỏ tất cả các dấu chỉ tôn giáo khỏi các bệnh viện, bắt đầu từ sự hiện diện của các nữ tu. Khi điều này xảy ra, nó thường đi kèm với sự thiếu vắng tình nhân loại, làm gay gắt thêm những khổ đau của những ai đang chịu đau khổ. Vì thế, chị em đừng bao giờ mệt mỏi là những bạn bè, những chị em gái và những bà mẹ cho các bệnh nhân.”
“Khi chị em gần gũi với những người đau yếu, hãy giữ trong trái tim của chị em sự bình an và niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Trên giường bệnh luôn luôn có Chúa Giêsu nằm đó, hiện diện trong những người đau khổ, và chính Ngài là Đấng đang khẩn cầu sự giúp đỡ từ mỗi một người trong các chị em.”
13. Lãnh đạo Hồi Giáo Li Băng nói: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đươc xem như nhà lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại khi ngài nói rằng không có tôn giáo tội ác, nhưng có tội ác trong mọi tôn giáo.” Ông Mohammad Sammak, cố vấn chính trị cho Đại giáo trưởng Hồi giáo của Liban và Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đã phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về con người và tôn giáo được bắt đầu chiều Chúa Nhật 182016.
Ông Sammak miêu tả nhóm “nhà nước Hồi giáo” như “một nhóm của những kẻ báo thù, tuyệt vọng và cực đoan, những kẻ đã cướp Hồi giáo và sử dụng chỉ cho mục đích báo thù, trong khi đối với Hồi giáo – ông đưa ra ví dụ như việc phá hủy của các nhà thờ và tu viện ở Syria và Iraq – không ai được phép sử dụng những viên đá của một nhà thờ để xây nhà của mình.”
Ông nhắc đến cha Paolo Dall’Oglio, người đã “cống hiến cuộc đời để phục vụ người Hồi giáo và Kitô hữu ở Syria” và Đức Cha Mar Gregorios Yohanna Ibrahim, Giám mục của Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây ba năm, là người mà ông đã được biết đến trong các buổi cầu nguyện cho hòa bình tổ chức bởi Sant’Egidio trong những năm qua.
Ông cũng nói về cha Jacques Hamel, đã bị giết hồi tháng 7 vừa qua trong khi đang dâng Thánh lễ tại một nhà thờ ở Rouen, nước Pháp. Ông nói: “Cha Hamel là một nạn nhân không chỉ đối với Giáo Hội của các bạn, mà còn đối với tôn giáo của chúng tôi”. Cuối cùng, ám chỉ tới nước Liban của mình, ông khẳng định rằng “mối quan hệ giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau không thể dựa trên việc loại trừ người khác – như nhóm “nhà nước Hồi giáo” (IS) muốn – và ngay cả trên sự khoan dung. Nó phải được dựa trên niềm tin vào chủ nghĩa đa nguyên và đa dạng, trên sự tôn trọng đối với nền tảng ý thức hệ và lý trí, những điều là nền tảng cho sự đa dạng.” Ông kết luận: “Quyền công dân không thể dựa trên sự khoan dung nhân nhượng, nhưng là dựa trên quyền lợi.”
14. Đức Thánh Cha kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật, phẩm giá con người và góp phần làm tăng trưởng chiều kích xã hội của con người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ năm, 22 tháng 9, dành cho 200 người thuộc Hội đồng toàn quốc ký giả đoàn của Italia.
Lên tiếng trong dịp này, sau khi đề cao tầm quan trọng của các ký giả trong xã hội, với những khó khăn và đòi hỏi của nghề nghiệp, Đức Thánh Cha mời gọi họ hãy dừng lại để suy nghĩ về điều mình đang làm và cách thức mình làm. Cụ thể, ngài kêu gọi các ký giả suy tư về 3 yếu tố, đó là yêu mến sự thật, sống với tinh thần nghề nghiệp, và tôn trọng phẩm giá con người.
– Yêu mến sự thật không phải chỉ có nghĩa là khẳng định, nhưng còn sống sự thật và làm chứng về sự thật trong công việc của mình. Vấn đề ở đây không phải là tín hữu hay không phải tín hữu, nhưng là mình có thành thật, lương thiện với bản thân và tha nhân hay không. Tương quan là trọng tâm của mọi việc truyền thông.. và không tương quan nào có thể đứng vững lâu dài nếu nó dựa trên sự thiếu lương thiện.
Tiếp đến là sống với tinh thần nghề nghiệp. Điều này đòi người ký giả không đặt nghề nghiệp của mình để phục vụ cho những lợi lộc phe phái, dù đó là lợi lộc kinh tế hoặc chính trị. Nghĩa vụ của ngành ký giả, hay đúng hơn là ơn gọi của ký giả, là qua sự tìm kiếm sự thật, làm gia tăng chiều kích xã hội của con người, tạo điều kiện cho sự sống chung đích thực trong xã hội.
Sau cùng là sự tôn trọng phẩm giá con người, đây là điều quan trọng trong mọi nghề nghiệp, đặc biệt là trong nghề báo chí, vì đàng sau những tường thuật một biến cố có những tìm cảm, cảm xúc, và xét cho cùng là chính cuộc sống của con người.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi thường phê bình tật nói hành nói xấu như một thứ khủng bố, người ta có thể giết người bằng miệng lưỡi. Nếu điều này có giá trị đối với mỗi cá nhân, trong gia đình hay tại nơi làm việc, thì nó càng được áp dụng cho các ký giả, vì tiếng nói của họ có thể đi tới mọi người, và đây là một khí giới rất mạnh mẽ. Nghề ký giả phải luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người. Một bài báo đăng ngày hôm nay, và ngày mai sẽ được thay bằng một bài khác, nhưng sự sống con người bị vu khống bất công, sẽ bị hủy hoại mãi mãi. Dĩ nhiên sự phê bình là điều hợp pháp, như sự tố giác, phê bình sự ác, nhưng điều này luôn phải được thi hành trong sự tôn trọng người khác, cuộc sống và tình cảm của họ. Nghề ký giả không thể trở thành một khí giới tàn phá con người và thậm chí cả các dân tộc.
Và Đức Thánh Cha cầu chúc cho ngành ký giả ngày càng trở thành một dụng cụ xây dựng, một nhân tố phục vụ công ích và một động cơ đẩy mạnh tiến trình hòa giải, biết chống lại cám dỗ xách động đụng độ, chia rẽ.
15. Công bố qui chế mới về Bộ Thông Tin Tòa Thánh
Hôm 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cho công bố Quy chế Bộ Truyền Thông.
Bộ này được Đức Thánh Cha thành lập ngày 27-6-2015 qua tự sắc “Bối cảnh truyền thông hiện nay” bao gồm 9 cơ quan của Tòa Thánh liên quan đến lãnh vực truyền thông, đó là: Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, Phòng báo chí Tòa Thánh, Ban Internet Vatican, Đài Phát thanh Vatican, Trung Tâm truyền hình Vatican, Báo Quan sát viên Roma, Nhà in Vatican, Ban Nhiếp Ảnh và Nhà Sách Nhà Xuất bản Vatican. Việc thành lập Bộ Truyền thông nhắm đáp ứng bối cảnh truyền thông ngày nay, với sự hiện diện và phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và những yếu tố hội tụ và tương tác.
Bộ truyền thông gồm có 5 phân bộ là: Phân bộ Tổng Vụ, Phân Bộ Biên Tập, Phân Bộ Phòng báo chí Tòa Thánh, Phân Bộ Kỹ thuật, và Phân Bộ thần học mục vụ.
Theo qui chế mới, Bộ Truyền Thông ở dưới sự điều khiển của Vị Bộ trưởng và vị Tổng thư ký, cùng với 5 vị Giám đốc 5 phân Bộ. Vị Bộ trưởng hiện nay là Đức Ông Dario Edoardo Viganò, người Italia, nguyên là Tổng Giám đốc trung tâm truyền hình Vatican, và vị Tổng thư ký là Đức Ông Lucio Adrian Ruiz, người Argentina, nguyên là trưởng ban Internet của Vatican.
Bộ có các thành viên và các vị Cố vấn. Các thành viên tham dự Đại hội của Bộ truyền thông nhóm hai năm một lần để đề ra hướng đi tổng quát, hoặc bàn về những vấn đề do vị Bộ trưởng đề nghị.
Có một điều khoản (số 19) bàn về sự chuyển tiếp của 9 cơ quan truyền thông trước đây của Tòa Thánh để dần dần hội nhập vào cơ cấu duy nhất của bộ. Qui chế được ban hành thí nghiệm có giá trị 3 năm, bắt đầu từ ngày 1-10 tới đây.
Tổng số các nhân viên thuộc 9 cơ quan truyền thông hiện nay của Tòa thánh vào khoảng 700 người. Với việc gộp tất cả thành một Bộ truyền thông duy nhất, Tòa Thánh sẽ tiết kiệm được ngân sách.
Ngày 02/10 sắp tới để tham dự Tổng Hội lần thứ 36 bàn về những vấn đề quan trọng của Dòng và bầu chọn một vị bề trên tổng quyền mới.
Năm 2014, trong một lá thư gửi toàn Dòng, Cha Adolfo Nicolas, SJ Bề trên Tổng quyền đương nhiệm đã thông báo kế hoạch tổ chức Tổng Hội lần thứ 36 vào cuối năm 2016 và ý định sẽ từ nhiệm sau 8 năm phục vụ trong trách vụ Bề trên Tổng quyền.
Bức thư có đoạn: “Đã vài năm trôi qua kể từ khi tôi được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng và tôi cũng đã bước qua tuổi 78. Suy tư về những năm sắp tới, tôi đã đi đến một xác tín cá nhân rằng tôi nên tiến hành những bước cần thiết để xin Tổng hội chấp thuận cho từ nhiệm.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Civilta Cattolica, một nhật báo của Dòng Tên tại Ý, cha Nicolas nói rằng ngài hy vọng Tổng Hội không chỉ bầu một vị bề trên tổng quyền xứng đáng mà còn đưa ra những quyết định và thiết lập những đường lối dẫn đến “một đời sống tu trì tốt hơn theo tinh thần của Tin Mừng và một khả năng sáng tạo được đổi mới.” “Dù vẫn tôn trọng đường hướng của tổng hội trước (năm 2008) nhưng thời đại đã thay đổi, chúng tôi cần dũng cảm, sáng tạo và can đảm đối diện với sứ mạng của mình vốn nằm trong sứ mạng lớn hơn của Thiên Chúa giữa lòng thế giới.”
Ngài cũng nói thêm rằng Dòng Tên cũng như các hội dòng khác có một khao khát lớn lao nhằm đáp lại một cách quảng đại đối với những thách đố mà con người đang phải đối diện hôm nay và “một niềm hy vọng mới được khởi phát từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một người hiểu rõ chúng tôi và biết rõ vai trò và sứ mạng của đời sống tu trì trong Giáo Hội.”