Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Linh mục Antonio Spadaro: “Phúc âm luôn là chuyện thái quá…”

by Phanxicovn

Linh mục Antonio Spadaro: “Phúc âm luôn là chuyện thái quá: Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”

Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, người thân cận với Đức Phanxicô, cha giải thích sự hiện diện của hai phụ nữ Nga và Ukraine trong chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh do Đức Phanxicô chủ trì.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-04-15

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/04/linh-muc-antonio-spadaro-phuc-am-luon-la-chuyen-thai-qua.jpg

Đức Phanxicô và linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, tại Vatican, 2-2017. OSSERVATORE ROMANO / AFP

La Croix: Ý nghĩa việc một phụ nữ Nga và một phụ nữ Ukraine ina cùng vác thánh giá trong một chặng của chặng Đàng Thánh Giá do Đức Phanxicô được ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đấu trường Colosseo Rôma là như thế nào?

Linh mục Antonio Spadaro: Đây không phải là lần đầu tiên Đức Phanxicô ở kết hợp Ukraine và Nga trong một sáng kiến của ngài. Ngày 25 tháng 3, ngài đã dâng hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Trong trường hợp chặng đàng thánh giá này, ngài không hành động như một chính trị gia, ngài là mục tử, ngài chăm sóc Giáo hội hoàn vũ.

Về cuộc chiến này, lập trường của ngài vô cùng rõ ràng: ngài định nghĩa đây là ‘phạm sự thánh’, man rợ và xâm lược có vũ trang. Khi ngài nói chuyện với thượng phụ Kyrill, ngài khẳng định Giáo hội không nên dùng ngôn ngữ chính trị, nhưng dùng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Và ngôn ngữ của Chúa Giêsu là: “Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44). Và tôi thấy những lời này của Chúa Giêsu phù hợp với tuyên bố của Hội đồng Giám mục công giáo Ukraine vào ngày 24 tháng 2: “Chúng ta hãy bảo vệ tâm hồn mình khỏi sự căm ghét và tức giận chống lại kẻ thù của chúng ta. Chúa Kitô đã chỉ dẫn rõ để chúng ta cầu nguyện cho họ và ban phúc cho họ.”

Đó là gì? Là hai người bạn, cô Albina và cô Irina. Cô Albina là người Nga và cô Irina là người Ukraine. Họ sẽ làm gì? Họ vác thánh giá trong im lặng. Họ không nói gì. Đây không phải là lúc xin tha thứ, hoặc buộc bất cứ ai tham dự vào việc hòa giải. Không ai bị ràng buộc phải tha thứ bằng mọi giá, ở đây và bây giờ. Đây là một dấu hiệu của ngôn sứ.

Trong những gì ?

Việc hai phụ nữ này ở bên nhau, giống như hai chị em, khi cả thế giới cho rằng họ nên là kẻ thù của nhau, là một dấu hiệu tiên tri. Họ đại diện cho nhiều phụ nữ Ukraine và Nga, những người bạn bị chia cắt bởi cuộc chiến. Họ cũng tượng trưng cho các cặp vợ chồng, các gia đình Nga và Ukraine. Những người không muốn có chiến tranh, họ muốn hòa bình. Họ không đưa ra chiến lược chính trị.

Nhưng tại sao lại chọn khoảnh khắc đi đàng thánh giá này?

Các chặng Đàng Thánh Giá tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu lên đồi Canvê để bị đóng đinh. Như thế đây là giây phút chúng ta chịu nỗi đau của chiến tranh, của cái chết, bằng cách hòa vào nỗi đau của Chúa Kitô.

Sáng kiến này bị chỉ trích rất nhiều, cả chính phủ và các nhà chức trách tôn giáo ở Ukraine. Cha có hiểu phản ứng của những người cho rằng cử chỉ này là thái quá, nhất là những người ở Ukraine không?

Tôi hiểu khó khăn của người Ukraine. Họ mang trên vai nỗi đau. Nếu có đau thì luôn có đau khổ và tức giận, chuyện này là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng tôi tin, chúng ta đang ở trong thời khắc chiến tranh mà chỉ có Chúa mới có thể ban hòa bình.

Khi mong muốn cử chỉ này, Đức Phanxicô bảo vệ đặc thù của Tin Mừng, đó là yêu kẻ thù. Phúc Âm không phải là quyển sách minh triết của tôn giáo. Phúc âm bao gồm những yếu tố thái quá trong đó. Vì thế dưới mắt thế gian, cũng dễ hiểu cử chỉ này là điều thái quá, khi hai phụ nữ này đáng lý là kẻ thù của nhau. Họ gây tai tiếng vì họ sắp cùng nhau vác thánh giá của Chúa Giêsu Kitô. Bằng cách cùng nhau vác thánh giá, họ nói lên nỗi đau của mình, và hy vọng vào bình an của Chúa. Về cơ bản, đây là cử chỉ của khó nghèo và khiêm tốn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button