“Các màn hình này nuốt chửng chúng ta”: Đấu tranh của một linh mục trẻ
by Phanxico.vn
Điện thoại thông minh và các màn hình khác ngày càng xâm nhập vào cuộc sống chúng ta, đến mức nó cắt đứt hoàn toàn đời sống nội tâm của chúng ta. Linh mục Jean-Baptiste Bienvenu phẫn nộ chống lại chủ nghĩa toàn trị mới này. Bài phỏng vấn và lời khuyên.
famillechretienne.fr, Anne-Charlotte Phan, 2021-03-21
Vào thời điểm mà màn hình đã xâm chiếm tất cả không gian sống của chúng ta, linh mục Jean-Baptiste Bienvenu đưa ra các giải pháp cụ thể để giải thoát khỏi ách thống trị này trong quyển sách Chúng nuốt chửng chúng ta (Ils nous bouffent). Linh mục ở giáo phận Versailles, biên tập viên của trang “Padreblog”, thành viên của cộng đoàn Emmanuel, cha viết quyển sách dành cho những người bất lực khi đối diện với việc bị màn hình chiếm chỗ.
Vì sao cha chọn tựa sách là Chúng nuốt chửng chúng ta?
Linh mục Jean-Baptiste Bienvenu: Đó là tựa đề mang hiệu ứng của một cú đấm. Chỉ năm chữ tóm gọn một cảm nhận tập thể. Khi chúng ta nói màn hình ăn tươi nuốt sống chúng ta, mọi người đều đồng ý. Ít nhiều rõ ràng, chúng ta tất cả đều có cảm giác chán chường và bị xâm chiếm này. Tôi muốn bắt đầu từ ghi nhận này để bắt ngay vào vấn đề cụ thể và hành động hầu biến đổi môi trường sống của chúng ta.
Ở cái gì màn hình đã đưa chúng ta xa thực tế?
Thời gian của màn hình mâu thuẫn với kinh nghiệm con người có về thời gian. Thời gian tính của màn hình là không liên tục. Trên màn hình, các sự kiện diễn ra một cách không đồng bộ và cảm giác phát sinh từ chúng chỉ làm lợi ngắn hạn lòng tự tin của chúng ta có về chính mình: “Họ nghĩ về tôi, tôi quan trọng, tôi được ưa chuộng, tôi rất cần thiết.” Ngược lại, thời gian của con người là liên tục. Đó là thời gian của một lối kể chuyện cần trải nghiệm lâu dài để có thể thăng hoa. Nhưng có một điều gì đó rất mạnh khi bị gián đoạn mọi lúc: chúng ta không còn cảm thấy buồn chán nữa. Vì vậy, chúng ta bằng lòng trong sự gián đoạn. Chúng ta không còn có thể trải nghiệm thời gian trong những gì là con người. Đó là cách mà màn hình làm chúng ta xa với thế giới thực và với thực tế về sự thống nhất giữa chúng ta là nam và nữ.
Có phải màn hình lấy đi tự do của chúng ta không?
Theo nghĩa cơ bản của tự do, màn hình lấy đi khả năng thực hiện sự hiệp nhất nội tâm của chúng ta. Cách đây vài ngày, khi đi thăm một người quen, tôi để điện thoại trong áo măng-tô để khỏi bị quấy rầy. Khi tôi dùng lại, tôi thấy một loạt các thông báo về một vấn đề cần giải quyết. Không có gì khẩn cấp như vậy, nhưng tôi cảm thấy buộc phải trả lời trực tiếp. Chỉ cần nhìn các thông báo là tôi thấy không còn tự do. Với màn hình, ý nghĩa về các ưu tiên hoàn toàn bị xáo trộn, mọi thứ trở nên khẩn cấp. Nếu chúng ta không làm chủ màn hình, chúng ta trở nên những bộ máy mời gọi làm mọi thứ ngay lập tức.
Đâu là tác động của màn hình trên đời sống thiêng liêng của chúng ta?
Khả năng để làm cho sự hợp nhất trong cuộc sống của chúng ta phát triển qua mối quan hệ với không gian và thời gian, được nuôi dưỡng qua việc chiêm niệm Chúa Kitô. Trong Kinh thánh, Chúa Giêsu dùng hai động từ để diễn tả điều này. Động từ đầu tiên là “ở lại”. Chúa Kitô đã chọn ở lại trong sự nhập thể của mình, để dạy chúng ta biết Người là ai trong bản thể Ba Ngôi của Ngài. Ngài ở với Chúa Cha. Nếu chúng ta không còn biết sống trong không gian, thì chúng ta sẽ không hiểu “được gọi để làm con cùng với Chúa Giêsu” là gì. Động từ thứ nhì là “canh thức”. Có nghĩa là, ở giữa thời gian trôi qua, phân định Chúa hiến mình trong đời sống chúng ta. Trung thành với canh thức này là có tự do nội tâm, một tự do bị mất đi với màn hình. Vì thế chúng ta phải lấy lại khả năng nội tâm để có thể nghe những gì Chúa Kitô dạy chúng ta.
Làm thế nào các bài tập cha đề nghị trong quyển sách có thể giúp chúng tôi thoát ra khỏi màn hình?
Qua kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng và đọc hương nguyện lectio divina, chúng ta để mình được Chúa biến đổi. Chúa Giêsu là con người trong tình trạng sung mãn. Khi chúng ta suy ngẫm lâu dài, chúng ta học làm người bằng cách kết nối với kế hoạch của Chúa. Từ đó, chúng ta phát triển một nghệ thuật sống, cho phép chúng ta, bất cứ lúc nào và bất cứ hoàn cảnh kỹ thuật nào, chúng ta được hạnh phúc và tự do. Với những bài tập mà tôi đề xuất trong quyển sách, mỗi người có thể có được một nghệ thuật sống, trong đó màn hình là người phục vụ chứ không phải ngược lại, như trường hợp ngày nay.
Chúng ta có thể có một mối quan hệ lành mạnh với màn hình không?
Có, nhưng để có được điều này, chúng ta phải thoát ra khỏi các mệnh lệnh cá nhân và tác động gây mặc cảm tội lỗi để đặt các nỗ lực của chúng ta vào đúng chỗ. Vì vấn đề màn hình định hình cấu trúc toàn xã hội, chúng ta phải xây dựng phản hồi của chúng ta ở một mức độ tương xứng. Không phải bằng nỗ lực của chính mình mà chúng ta sẽ tắt được màn hình. Chúng ta phải làm việc cho một văn hóa mới trong những nhóm nhỏ mà chúng ta thuộc về –giáo xứ, gia đình, nhóm đồng nghiệp, nhóm ở chung nhà… Chúng ta phải suy nghĩ lại về môi trường của chúng ta sao cho nó phù hợp hơn với những nhu cầu sâu xa của đời sống con người và với lời kêu gọi nên thánh mà Chúa Kitô nói với chúng ta.
Là linh mục và biên tập viên của trang Padreblog, làm thế nào để cha giới hạn thời gian của cha trên màn hình?
Chúng tôi tất cả bỏ nhiều thì giờ trên màn hình cho công việc. Do đó, mục tiêu của tôi không phải là đạt đến một lý tưởng đã định, nhưng đúng hơn là có khoảng không gian không có màn hình trong ngày của mình. Chẳng hạn đêm nay, tôi dậy sớm và tôi cầu nguyện. Thay vì nhấc điện thoại lên và nối mạng làm việc, tôi để một giờ yên lặng trong đêm để gần với Chúa, và như thế thật là tốt! Tóm lại, tôi cố gắng giữ không gian và thời gian ngoài màn hình. Dĩ nhiên đây vẫn là một cuộc đấu tranh, nhưng khi tôi chọn cấu trúc cho môi trường sống của tôi theo hướng nhân bản hơn, tôi thấy tôi có một cuộc sống cân bằng hơn, sẵn sàng hơn cho người khác và cho Chúa.
Cha có lời khuyên nào cho một gia đình cảm thấy mình bị màn hình khống chế không?
Chúng ta cần cố gắng thoát ra khỏi xung đột giữa các thế hệ. Dĩ nhiên cha mẹ và con cái không có tương quan giống nhau với màn hình, nhưng các quy tắc đặt ra trong một gia đình thì mọi người phải tuân theo. Dành thì giờ để nói chuyện với nhau trong gia đình, lắng nghe con cái nói về quan hệ của mình với màn hình. Sẽ hơi xấu hổ nhưng có thể tốt cho tất cả mọi người.
Cuối cùng, tôi nghĩ nhiều đến các dụng cụ có thể giúp phần nào như mua máy ảnh, đồng hồ báo thức, đồng hồ… Lý do chính để dán mắt vào màn hình là “thật thuận tiện khi có mọi sự trong một máy”. Thực dụng, nhưng nó che giấu những gì chúng ta đánh mất trong con người mình. Để thoát ra khỏi chủ nghĩa toàn trị của màn hình – có mọi thứ ở một nơi là độc tài – chúng ta chọn một hình thức khiêm tốn nào đó trong các phương tiện, chống lại sự mê hoặc của kỹ thuật thống nhất mọi thứ. Giáo hội cũng đặt mình vào việc phục vụ sự hiệp nhất của nhân loại, nhưng Giáo hội làm như vậy với những phương tiện vẫn còn nghèo nàn. Bánh thánh là một ví dụ hoàn hảo về điều này: đó là bánh không có vị, nhưng đó là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Khiêm tốn về phương tiện là điều kiện cho tự do của chúng ta!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch