Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Phỏng vấn độc quyền với “Luật sư” của Mẹ Têrêxa

fr.aleteia.org, John Burger, 2016-08-31

Báo Aleteia gặp linh mục Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên án phong thánh Mẹ Têrêxa.

Father-Brian-KolodiejchukTrong một quyển sách ghi lại các thư của Mẹ Têrêxa, linh mục Brian Kolodiejchuk trích lời Đức Phanxicô và giải thích ý nghĩa sâu đậm của chữ “thương xót”. Trong lời giới thiệu quyển sách Tiếng gọi Lòng thương xót: Các Quả tim để yêu, các bàn tay để phục vụ, (A Call to Mercy: Hearts to Love, Hands to Serve) linh mục viết:

“Đức Phanxicô nhắc chúng ta ý nghĩa tu từ học trong tiếng latinh của chữ lòng thương xót (Miseris cor dare): ‘cho quả tim cho người bần cùng, người thiếu thốn, người đau khổ. Đó là những gì Chúa Giêsu làm: Ngài mở Quả tim mình ra cho sự khốn cùng của loài người”.

Có thể đó là chữ mô tả hay nhất đối với Mẹ Têrêxa, người sẽ được phong thánh vào ngày 4 tháng 9 sắp tới: người đã cho quả tim mình cho những người lâm vào cảnh khốn cùng, những người bất hạnh. Ở một nơi khổ nhất của một thành phố Ấn Độ, khi lớn lên, Mẹ Têrêxa đã để cả đời mình giúp những người khốn cùng nhất của thế giới.

Quyển Tiếng gọi Lòng thương xót phát hành hôm trước ngày phong thánh Mẹ Têrêxa. Linh mục Kolodiejchuk đã thỉnh cầu mười bảy năm và từ đó cha là điều hợp viên. Linh mục người Canada và cũng là cha bề trên của Dòng nữ tu Thừa Sai Bác ái. Cha rất gần với Mẹ Têrêxa từ năm 1977 đến năm mẹ qua đời 1997. Quyển sách của cha gom lại các thư của Mẹ, cũng như các chứng từ của những người ở gần Mẹ.

Thứ hai 29 tháng 8, linh mục đã thảo luận với Aleteia.

Aleteia: Khi xuất bản quyển sách này, cha có khám phá cái gì mới hay lạ lùng về Mẹ Têrêxa không?

Linh mục Brian Kolodiejchuk: Chúng tôi đọc lại các thư và thật thú vị khi nhớ lại những chuyện tốt đẹp Mẹ đã làm. Và Mẹ đã làm rất nhiều trong 87 năm, một vài tấm gương khá phi thường, chẳng hạn khi có một vụ xung đột giữa người hinđu và hồi giáo, mẹ ra phi trường và gặp một nhóm đang đánh nhau. Đa số người dân sẽ nói “tôi không ở đây, nguy hiểm quá” nhưng Mẹ ngừng lại và cố gắng giải hòa họ, Mẹ nói: “Các ông không thấy các ông là anh em với nhau sao? Xin các ông đừng đánh nhau”. Đó là cả một sự can đảm phi thường.

Đa số các tấm gương này, nếu tách ra từng cái một thì đó là những hành động mà bất cứ ai cũng có thể làm: những quan tâm bình thường như thăm bệnh viện, thăm người bệnh, ôm em bé trong tay. Tất cả những chuyện khác biệt mà chúng ta có thể làm. Mẹ Têrêxa nói: “Calcutta ở khắp nơi!”. Chúng ta không nhất thiết phải đến Calcutta để gặp người nghèo. Họ ở chung quanh chúng ta, trong khu vực, trong giáo xứ, trong cộng đoàn và ngay cả trong gia đình chúng ta. Ai là người cần một nụ cười, một hành vi yêu thương dù là nhỏ, ngữi một cái hoa, đọc nhật ký bên bờ sông, đi thăm người ở một mình? Khi quan tâm đến những việc này, khi tìm những cơ hội này, thì người nghèo ở chung quanh chúng ta, Mẹ nói.

Và khi cha nói “người nghèo”, thì theo Mẹ không phải chỉ là người nghèo về mặt vật chất  mà còn nghèo cả về mặt tinh thần và xúc cảm, những người thiếu tình thương, có đúng như vậy không?

Khi Mẹ nói như vậy, đúng, theo nghĩa rộng nhất.

Mẹ Têrêxa được tuyên thánh chỉ mười bảy năm sau khi Mẹ chết. Cha có ngạc nhiên về tiến trình tuyên thánh ngắn như vậy không?

Thật thú vị, vì sau khi Mẹ được phong chân phước, người ta không ngừng hỏi tôi: “Chuyện gì mà cần nhiều thì giờ như vậy?” Mỗi lần vậy tôi đều trả lời: “Khi Giáo hội nghĩ sẽ đến lúc thì sẽ có phép lạ và phong thánh. Và cũng không ngạc nhiên, phép lạ đã có năm 2008 nhưng mãi đến tháng 9 năm 2013 tôi mới được biết, và phép lạ này đã dẫn đến việc chấp nhận phong thánh năm ngoái. Đối với Giáo hội, thời điểm đúng lúc là Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Cha tham dự vào việc phong thánh này như thế nào?

Việc này đã thật sự thay đổi đời tôi. Đáng lý tôi làm những việc khác trong mười bảy năm qua này. Đây là dịp để tôi biết thêm về Mẹ Têrêxa. Sau khi khảo sát xong tài liệu (position) xem Mẹ Têrêxa đã có cuộc sống kitô hữu như thế nào, đặc biệt là chương đầu tiên, giải thích sự tôn trọng các giá trị Kitô giáo của Mẹ Têrêxa, sự nổi tiếng thánh thiện của Mẹ, tôi nhớ tôi đã nghĩ: “Đúng là bây giờ tôi biết Mẹ Têrêxa nhiều hơn là khi Mẹ còn sống”. Bởi vì, tôi có kinh nghiệm riêng của tôi và người khác có kinh nghiệm riêng của họ. Nhưng các yếu tố phối hợp với nhau trở thành một cái gì rất ấn tượng.

Cha biết về Mẹ nhiều. Làm sao mối tương quan này ảnh hưởng đến cha như một kitô hữu?

Khi bắt đầu tiến trình phong thánh, tôi nghĩ: “Làm sao việc này xảy ra đây? Làm sao tôi có thể làm chuyện này? Đây là một công việc khổng lồ, một trách nhiệm lớn lao!”.

Nhưng có một chuyện (tôi đã nghĩ đến), đó là cái Mẹ Têrêxa gọi là “tinh thần xã hội”, là tinh thần “tin tưởng và phó thác”, đó là “con đường nhỏ của tuổi thơ thiêng liêng” (theo thánh Têrêxa Hài đồng) vì tinh thần của thánh Têrêxa Hài Đồng là “tin tưởng và phó thác”. Và Mẹ Têrêxa thì thực tiển, Mẹ thêm một yếu tố thứ ba là vui vẻ (cách bên ngoài chứng tỏ mình sống tin tưởng và phó thác đến như thế nào).

Vì thế, khi nhìn lại tiến trình này, nó làm cho tôi hãi sợ: “Làm sao tôi có thể làm được việc này? Và nếu tôi làm một sai lầm trước toàn Giáo hội?”. Nhưng sau đó tôi nghĩ: “Cứ đi từng bước một, trong tin tưởng và phó thác, Chúa sẽ lo việc này, Đức Mẹ sẽ giúp và Mẹ Têrêxa sẽ cầu bàu cho chúng tôi: cứ mạnh dạn tiến bước”.

Chính nhờ vậy mà chúng tôi mới đến được điểm này.

Vào cuối đời Mẹ đã nổi tiếng. Cha có nghĩ Mẹ muốn như vậy không? Làm sao Mẹ sống với danh tiếng này?

Đó là một trong những đau khổ lớn nhất của Mẹ, khi nào cũng ở trong truyền thông, chụp hình, đọc diễn văn… Chắc ông có nghe Mẹ làm một thoả hiệp với Chúa Giêsu: “Cứ mỗi tấm hình là một linh hồn ra khỏi luyện ngục”. Đó đúng là một thập giá phải vác, vì năm 1942 Mẹ đã thề không từ chối một chuyện gì với Chúa Giêsu, tận hiến cho Ngài tất cả những gì Ngài đòi hỏi, dù khó khăn như thế nào Mẹ cũng chấp nhận miễn là người nghèo được biết đến hơn.

Cuộc sống của Mẹ có thể giúp chúng ta gì trong xã hội giao động của chúng ta vào thời buổi của năm 2016 này?

Trên bình diện thiêng liêng và không thực dụng, Mẹ sẽ không tuyên bố gì về mặt chính trị, Mẹ nói: “Anh em tôi, chị em tôi” dù họ thuộc tôn giáo nào. Trong cuốn phim Mẹ Têrêxa của các nữ tu Petrie có một cảnh chiến tranh ở Bâyrút, Liban, nơi Mẹ nghe tin các em bé hồi giáo đau khổ và chết vì đói: Mẹ đến cứu các em bé. Những người khuyên Mẹ nó: “Không, Mẹ không thể nào đến đó, đó là xung đột, là đánh nhau, rất nguy hiểm”. Mẹ trả lời: “Không, chúng ta phải đến đó, chúng ta phải làm một cái gì. Tôi sẽ cầu nguyện với Đức Mẹ để xin ngưng bắn”. Cảnh kế tiếp là cảnh ngưng bắn vào ngày 15 tháng 8, ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời.

Mẹ đến, cứu các em bé hồi giáo này và săn sóc các em. Một trong các em bị chấn thương nặng, em run không ngừng: một nữ tu bồng em và dỗ em. Sau đó, Mẹ Têrêxa nói với một bác sĩ do thái. Ông là bác sĩ do thái giúp một nữ tu công giáo săn sóc các em bé hồi giáo.

Hoặc trong thời kỳ Apartheid (kỳ thị chủng tộc) ở Nam Phi. Sau khi đã cân nhắc kỹ, Mẹ chọn một nữ tu da trắng, một nữ tu da đen, một nữ tu người Ấn Độ và một nữ tu khác. Đối với Mẹ, mọi người là anh chị em mình, tất cả có trọn nhân phẩm mình. chúng ta tất cả là con của Chúa. Và Mẹ nhìn đức tin nơi mỗi người (tổng thống, thủ tướng, vua, hoàng hậu, người ngoài đường, người đến xin ăn, người chờ chết trong nhà hưu dưỡng): Chúa Giêsu ở khắp nơi.

Và đó là nguyên tắc và cái nhìn về đức tin của Mẹ, và bây giờ chính người khác đem những  điều này về làm cho mình và biến nó thành đường lối sống hàng ngày của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Bài liên quan

Back to top button