Chuyện phiếm Đạo/đờiVăn - Nghệ

“Ðau! Từ đáy trái tim ta buồn đau!” | Chuyện phiếm Đạo/Đời

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 5 Mùa Chay năm B 18-3-2018

“Ðau! Từ đáy trái tim ta buồn đau!”

Ðau! Suốt bấy lâu, ta vẫn đau, vẫn mang u sầu!
Nhìn nắng hắt hiu, ôi nắng yêu, theo nhau khoe mầu
Bay trên trời cao nắng chiếu.”
(Nhạc “Mal” của Christophe /
Lời Việt: Phạm Duy – Đau Từ Đáy Trái Tim)

(Thư Rôma 5: 3-5)

Ối chà là cơn đau! Suốt từ “đáy trái tim” lên tận chốn “trời cao nắng chiếu”, vẫn cứ “u sầu nhìn nắng hắt hiu…” Thế nghĩa là, cơn đau đây vẫn nối kết đất với trời, với cả tình người nào đó đã “xa ta” và “thương ta” như lời thơ/ý nhạc còn diễn tả, ở bên dưới:

“Ta vẫn thương ta vì nhớ mãi một tên người xa
ta thương ta
vì xót xa em trong áo hoa khiến ta hững hờ,
vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta
đêm dạ hội ngọc ngà,
câu ca làm rung nỗi nhớ.”
(Christophe/Phạm Duy – bđd)

Quả là như thế. Cơn đau đây, còn kết hợp cả với “sóng biếc”, “biển xanh”, “mây bay”, “nắng yêu theo nhau khoe màu”, vì “ta vẫn thương ta” nên vẫn còn nhớ mãi tên người đến độ cứ hát rằng:

“Đau bằng sóng biếc cao nơi biển xanh.
Đau với áng mây bay bay vút mau.
Khiến ta ưu sầu nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu,
theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu.
ta vẫn thương ta vì nhớ mãi một tên
người xa ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa
khiến ta hững hờ vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta
đêm dạ hội ngọc ngà câu ca làm rung nỗi nhớ.”
(Christophe/Phạm Duy – bđd)

Vâng. Có thể là như thế. Thế nhưng, bạn hát như thế có thể mang dụng ý bảo rằng: niềm đau/nỗi nhớ xuất tự “đáy trái tim ta buồn đau”, “suốt bấy lâu”, từ canh thâu cho đến khi nắng chiếu, vẫn mang u sầu, niềm đau không dứt.

Đó là cơn đau vì thương yêu/nỗi nhớ, ở đời người. Còn, ở nhà Đạo, lại cũng thấy niềm đau đớn/nỗi thống khổ khi con người bớt đi tình-tự nối kết sống với nhau như dân con cùng nhà, lâu nay được giáo-huấn/dẫn-dụ cả những điều cao-siêu/nhiệm-màu mà người đi Đạo không còn biết đến như lời trình-bày, ở bên dưới:

“hậu-quả khó tránh khi con người chỉ biết đến những gì là đời sống xã-hội, kinh-tế và chính-trị, thôi. Thế nhưng, theo ba nhà đạo-đức thuộc giáo-phái Presbyterian, và hai linh mục Công-giáo người Ý-Đại-Lợi, thì việc phàm-tục-hóa Châu Âu còn mang nhiều lý-do khác nữa. 

Giáng sinh rồi, vị mục-sư nói ở trên là Mục sư hồi hưu Ts Derek Browning, một điều-hợp-viên trong Đạo thuộc Giáo-hội Tô-Cách-Lan vừa chuyển một thông-điệp thú-nhận rằng ông cũng có những giờ phút đen tối lại cứ tự hỏi lòng mình những câu như: thế-giới này, giả như không có Đức Giêsu, có lẽ tốt hơn không?

Và, trong chiều hướng suy tư như thế, Lm Fredo Olivero thuộc Giáo xứ San Rocco di Torino ở Turinô, nước Ý cũng thế.  

Giáng Sinh vừa qua, linh mục Don Fredo đã dùng câu ca điệu nhạc hát tiếng Ý ngọt ngào qua bản Dolce sentire thay cho Kinh Tin Kính, khi ông hỏi: Quí vị có biết tại sao tôi không còn xướng/hát Kinh Tin Kính nữa không? Lý do đơn giản, là bởi vì: tôi nay không còn tin vào những điều ghi trong Kinh đó sau nhiều năm hiểu nghiên-cứu và hiểu rằng: có cái gì đó ta không tài nào hiểu nổi và không thể chấp-nhận được. Thành thử, hãy hát thứ gì đó nói lên chuyện cần thiết trong đời mình, thôi… 

Điều này còn có nghĩa, đấng bậc nhà mình lại cũng đính kèm cả việc tuyên xưng niềm tin chủ ý bảo rằng: Đức Giêsu là Đức Chúa và là Đấng Cứu Thế. Cũng trong chiều-hướng đó, lại cũng có một linh-mục khác thuộc Giáo-xứ Piedmontese là Lm Paolo Farinella đã công-bố trên báo viết tiếng Ý là “La Republica” là chính ông đã thôi không còn làm lễ mừng kính Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa rơi vào ngày Tết Tây mồng Một tháng Giêng mỗi năm và cả lễ Hiển Linh mồng 6 tháng Giêng nữa. 

Tại sao thế? Ông nói: lý do là vì ngày nay Giáng Sinh “chỉ còn là truyển cổ tích với những hoạt-cảnh Chúa Hài Đồng nằm giơ tay giơ chân bên cạnh lũ mục đồng thổi sáo hát ru “à ơi” này nọ do đám tài phiệt Tây Phương đặt ra cho giới tiêu-thụ hàng hóa, bỗng chốc biến toàn bộ Đạo Chúa thành một đạo-giáo trần-tục, những bán buôn. Vì thế nên, với linh-mục này, nay đến lúc ta phải dừng lại với mấy trò chơi trơ trẽn ấy,

Nhìn lại lịch sử, ta thấy có ba giai-đoạn minh-họa điểm nhấn khiến tăng tiến-trình phàm-tục-hóa lễ lạy, không chỉ xảy ra ở trời Tây bên Châu Âu mà thôi, như cái-gọi-là Hắc-tử (tức cái chết đen tuyền). Việc phàm-tục-hóa tâm/can người Đạo Chúa cách triệt-để đã biến bán-lục-địa này trở-thành chốn khô cằn đầy chết chóc trên trái đất, ít ra cũng tạo cho các vị mục-tử nói trên buông/bỏ Tin Mừng làm đề-tài thần-học và chính-trị đính kèm hậu quả là làm mất đi niềm tin chân-chính như vẫn thấy qua việc thị-thành-hóa thế-giới, hoặc việc giáo-dục tập-thể và cách mạng kỹ-nghệ dựa trên sự hiểu-biết của chính mình về bán lục-địa phương Tây này. 

Giả như Tin Mừng lâu nay không được giảng rao theo cách thuyết-phục mọi người (tức bảo rằng: con người luôn cần được cứu rỗi) và Đức Giêsu là Đấng Cứu chuộc đã giải-thoát chúng ta để ta đi vào cuộc sống rất tràn đầy của nhân loại và tạo cho ta sự sống vĩnh-cửu, thì cũng chẳng ai biết mà tin vào Phúc Âm. 

Giả như các vị mục-tử giảng rao Tin Mừng lại đầm mình trong dấu chỉ của đặc-trưng “nhưng-không”

Qua việc thăng-tiến những gì tồi-tệ của “cái chết màu đen tuyền” như ảnh-hưởng mạnh-mẽ của Đạo Chúa tạo lên trên lịch-sử thế-giới gồm toàn các cuộc Thập-tự-chinh và/hoặc tàn-sát cắt cổ người Tây-Ban-Nha như hồi nào, thì tại sao không một ai chịu đi nhà thờ địa phương mình mà nghe những lời liệu-pháp đầy thuốc giảm đau để rồi cứ bảo là tôi vẫn khỏe và anh/chị cũng khỏe như thế mãi. 

Giả như các mục-tử giảng rao Tin Mừng lại cứ thách-thức mọi người qua sự việc thế-gian bóp méo Tin Mừng không phải bằng chính sự thật của Tin Mừng, nhưng lại ngã nhào vào các sáo-ngữ rập khuôn giả danh mình theo thuyết Mác-xít, thử hỏi có ai đó lại cứ cho rằng nhà thờ vắng vẻ ít người đi là do như thế không? 

Sự thật là Đạo Chúa đang “dẫy chết” ở trời Âu. Thật ra, có rất nhiều lý-do dẫn đến tình-trạng này, trong đó có cả sự đồng lõa/tiếp tay từ người của nhà thờ cứ là ngập/lụt đầm mình trong cái xấu xa của ý-thức-hệ đã đưa toàn-bộ thế-giới ở giữa thế kỷ thứ 20 đi vào lò sát sinh, thôi. 

Thế nhưng, Tin Mừng vẫn có uy-lực của nó và những người tin và giảng rao điều đó một cách đầy thuyết-phục đến độ họ có thể biến-đổi và làm cho cuộc sống thêm quí giá, cao cả, những vị như thế có còn muốn nghe điều gì không.

Thật ra thì, thế giới sau thời cận-đại vẫn tự hủy chính mình thành nhiều hình-thức phi-lý lạ lùng hơn nhiều, như việc tẩy rửa, giải-thoát sự thật của Tin và tầm nhìn của cuộc sống thấy rất rõ ở Bài Giảng Trên Núi coi đó như một đề-nghị thật hấp-dẫn. 

Thế nhưng, đề-nghị này phải được thực hiện. Nhưng không do người của nhà thờ tức những người

vẫn long trọng tự nhủ một cách lớn tiếng xem thế-giới với thế-gian không thể khá hơn mà không có

sự hiện-diện của Đức Giêsu, hoặc những vị thay thế chất ngọt của đường/mật vào  Kinh Tin  Kính,

hoặc đưa chúng dân vào cơn thịnh-nộ hơn là cứ tiếp tục cử hành Tiệc thánh. Chính đó mới là vấn đề của thế-giới đạo-đức hôm nay.”
(X. George Weigel, “When Gospel Shepherds surrender”, The Catholic Weekly 25/02/2018 mục The Catholic Difference, tr.39)      

Nói tóm lại, niềm “Đau, từ đáy trái tim ta buồn đau…” đối với Đạo-giáo của ta hôm nay, là như thế. Như thế, tức: ngày nay ai cũng biết rằng người dân đi Đạo, nhất là ở trời Tây, đã “bỏ của chạy lấy người”, chứ không còn tin tưởng vào đạo của mình từng có thói quen tuân-giữ hằng từ thế-kỷ này qua thế-kỷ khác, không nao-núng.

Nói cho cùng, thì nỗi-niềm gọi-là  “Đau từ đáy trái tim” ấy, vẫn tồn-tại nơi con người, vào mọi lúc. Cả những lúc, tưởng chừng mọi chuyện trong nhà/ngoài ngõ vẫn cứ êm ả một trời hoa. Nhưng, nay không ngờ rằng đã có đổi thay tận gốc rễ. Thành, nghệ-sĩ ở trên đã có linh-tính hát lên những giòng nhạc rất đau-thương, về kinh-nghiệm Đạo/đời bằng lời hát như sau:

“Đau! từ đáy trái tim ta buồn đau.
Đau! từ suốt bấy lâu ta vẫn đau.
Vẫn mang ưu sầu nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu.
theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu.
Đau từ đáy trái tim ta buồn đau.
Đau từ suốt bấy lâu ta vẫn đau.
Vẫn mang u sầu nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu.
theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu.
ta vẫn thương ta vì nhớ mãi một tên người xa.
ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa.
khiến ta hững hờ vì nhớ tiếng ca.
em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà.
câu ca làm rung nỗi nhớ.
Đau! bằng sóng biếc cao nơi biển xanh.
Đau! với áng mây bay bay vút mau.
Khiến ta ưu sầu nhìn nắng hắt hiu.
ôi nắng yêu theo nhau khoe màu.
bay trên trời cao nắng chiếu.
ta vẫn thương ta vì nhớ mãi một tên.
người xa ta thương ta vì xót xa.
em trong áo hoa khiến ta hững hờ.
vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta.
đêm dạ hội ngọc ngà câu ca làm rung nỗi nhớ.”
(Christophe/Phạm Duy – bđd)

Nói cho cùng kỳ lý, thì: có đau không, vẫn là nỗi niềm của một người hoặc nhiều từng tiếc nuối những tháng ngày lành-lặn, rất phúc-hạnh ở đời thường cũng dễ thấy.

Nói cho ngay, thì: có đau hay không, lại sẽ là nỗi và niềm của nhiều người, cả nhà Đạo lẫn đời thường vẫn thấy lạo sạo một niềm riêng hiếm quí, mãi hôm nay.

Đau hay không, vẫn là cuộc đời người. Sống vui, sống thọ, sống hạnh phuc, bất chấp mọi đớn đau, bất ưng hoặc những trái khoái của đời người vẫn là lập trường của nhiều người vẫn hiên ngang sống, hệt như câu truyện được trình kể ở bên dưới:

“Có người nói rằng nếu cuộc đời là một đoạn thẳng thì thời thơ ấu và lúc về già là hai điểm nút của đoạn thẳng ấy.  

Còn tôi thì lại nghĩ cuộc đời giống như một vòng tròn, người ta bắt đầu tại một điểm, đi loanh quanh trong những năm tháng đầy gập ghềnh và sóng gió, cuối cùng lại trở về nơi đã sinh ra. 

Có một ngày, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi họ thấy một cụ già chống gậy bước qua:

“Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi?”

“75 rồi”, người phụ nữ còn lại đáp.

“Cái gì? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ông ấy còn tập đi kìa!”.

Tôi nhớ mẹ thường hay nói rằng người già và trẻ nhỏ giống nhau, cùng đơn giản, cần sự chăm sóc và thương yêu. Vậy nên chăm sóc người già cũng cần cẩn thận và thấu đáo như chăm nom trẻ nhỏ.

Cha mẹ nào cũng đã từng “mang nặng đẻ đau”, vất vả, tần tảo chịu bao nhiêu khó nhọc nuôi những đứa con khôn lớn. Khi trưởng thành và lập gia đình chúng ta mới hiểu hết tấm lòng của cha mẹ mênh mông như trời biển.

Cách chúng ta đối xử với cha mẹ sẽ là hình mẫu để những đứa con sau này chăm lo cho chúng ta. Vậy nên, tất cả đều là một vòng tuần hoàn, những gì chúng ta cho đi cũng chính là những điều chúng ta sẽ nhận lại trong tương lai. 

Cách đối xử với trẻ em và người già rèn luyện cho chúng ta bản tính kiên nhẫn, và là tấm gương để ta trong hiện tại nhận ra chính mình trong quá khứ và tương lai. Nếu trong một khoảnh khắc nào đó, chúng ta thiếu nhẫn nại và cảm thông với những đấng sinh thành, hãy nghĩ rằng những ngày cuối đời của chúng ta cũng sẽ phải trải qua cảm giác như thế, để tăng thêm phần nhẫn nhường và sự bao dung.

Phật gia có một câu chuyện như thế này. Cặp vợ chồng nọ có một mẹ già yếu và một người con trai còn nhỏ. Vì gia cảnh khốn khó và mẹ già yếu ớt khó nuôi nên vợ chồng này đóng một chiếc xe đẩy người mẹ lên núi và để lại người mẹ này cùng chiếc xe trên núi để tự sinh, tự diệt. 

Đúng lúc, đứa bé trai bảo cha mẹ hãy đem chiếc xe đã đẩy người mẹ lên núi về cho cậu bé. Người vợ ngạc nhiên hỏi:“Chi vậy con?”.Đứa bé trả lời:“Để mai mốt khi cha mẹ già đi, con đẩy cha mẹ lên núi”. Thấy vậy, vợ chồng này hoảng hốt và tỏ vẻ hối hận nên bèn đẩy người mẹ về lo lắng, chăm sóc. Vì họ thấy được bản thân mình trong tương lai khi đứa trẻ lớn lên và họ già đi.

Vạn vật trên thế giới này đều không nằm ngoài quy luật tuần hoàn. Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nước từ dòng chảy ngầm trong lòng đất trôi ra sông biển, bay hơi tích tụ trên những đám mây rồi lại trở về lòng đất khi mưa xuống.

Con người từ hư vô mà đến, sống hết một kiếp người rồi lại đi vào hư vô. Hết thảy những chuyện đối nhân xử thế cũng không ngoại lệ, cho người điều gì thì sẽ nhận lại như thế. Khi trao tặng một món quà gì cũng là lúc chúng ta đang nhận lại, như một “cuộc giao dịch” có giá trị trong tương lai, ảnh hưởng tới hiện tại và phảng phất tinh thần của quá khứ. Nên đừng ngại ngần sống để cho đi…

Tôi thường nghe câu chuyện về những đứa con từ khi sinh ra đã chứng kiến cảnh cha nát rượu, cha mẹ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, và những đứa trẻ ấy khi lớn lên cũng lại rơi vào cạm bẫy của những tệ nạn, của đầm lầy bất hạnh.

Rồi những đại gia kiếm tiền bất chính, dùng nỗi đau và nước mắt của người khác để mang lại cho mình khối tài sản kếch xù, hả hê trong cái giàu có của mình nhưng lại ngồi bất lực trước sự phá phách của cậu quý tử.

Tiền tài, danh vọng chỉ là vật ngoại thân nhưng người ta vì nó mà sẵn sàng đánh đổi cả lương tâm và đạo đức. Người đời có thể vì một chút lợi nhỏ mà bạc bẽo với thế nhân. Quy luật tuần hoàn của cuộc sống khiến những điều được – mất chỉ như gió thoảng. Nhưng con người thì vẫn cứ mãi u mê…

Chỉ khi đến ngưỡng cuối của cuộc đời, khi chuẩn bị kết thúc một “vòng tròn”, người ta mới thấm thía nhận ra chẳng có sự “được” nào trên thế gian này là tuyệt đối hạnh phúc, và chẳng có sự “mất” nào chỉ có đau khổ ê chề.

Có một tỉ phú, trước lúc lâm chung, mới chợt nhận ra đâu là ý nghĩa cuộc đời. Sau tất cả những hào quang danh vọng và đeo đuổi vật chất, ông nhận ra rằng, điều khiến ông hạnh phúc không nằm ở đâu trong những thứ ấy, mà chỉ đơn giản là mấy chữ: Nghỉ ngơi, cho đi và buông xuống.

Và tôi cũng biết rằng có rất nhiều người cha lam lũ cả đời nặng gánh mưu sinh nuôi con khôn lớn, sau này hạnh phúc tròn đầy khi chứng kiến cảnh đứa con mình thành đạt làm rạng rỡ tổ tông. Đó là vì ông đã cho đi bằng cả trái tim mình.

Chúng ta sinh ra từ cát bụi, rồi lại trở về với cát bụi, vậy nên đừng để bản thân ràng buộc bởi những điều vốn không thuộc về mình. Sống trên đời, hãy cứ chân thành, nhẫn nại và lương thiện với mọi người xung quanh. Gặp ai trong cuộc đời cũng là duyên số, người còn ở lại với ta thì hãy trân trọng và đối xử tốt đẹp, khi nhắm mắt xuôi tay chẳng ai còn nhận ra ai nữa, hà cớ gì cứ giữ mãi những mối bất bình trong tâm? 

Có những người phải sống đến hơn phân nửa quãng đời mình mới nhận ra cái vòng tuần hoàn thiêng liêng đáng quý này, để rồi lại tiếc nuối những năm tháng đeo đuổi những giá trị hữu hình. Vì cuộc đời là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được và cũng không ai luôn mất, nên hãy biết sống để cho đi…” (trích truyện kể được tung lên mạng rất nhiều lần để người đọc còn nhớ rõ mà ghi-nhận tận tâm can)

Như thế đó, còn là nhận-định của bạn và tôi, ta cứ lữ-hành đó đây rồi sau này sẽ lại về với giòng chảy lời vàng của đấng thánh-hiền cũng cảm kích trong ghi-nhận về đời người như sau:

“Chúng ta tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng:
ai gặp gian truân thì quen chịu đựng;
ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên;
ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.
Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng,
vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta,
nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta.”
(Thư Rôma 5: 3-5) 

Thế đó là “lời hay ý đẹp” vẫn được gửi đến cho ta và với bạn, để rồi ta vững chí mà sống cho tốt.

Tốt cả đạo. Đẹp cả đời. Nơi con người.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cảm-nghiệm nhiều điều
cũng vang dội một cơn đau
“Từ đáy trái tim”
như mọi người.

 

Bài liên quan

Back to top button