Chút suy tưVăn - Nghệ

Nỗi Lo Của Người Lãnh Đạo | Mai Nhật Thi | Nghệ Thuật Sống

 NỖI LO CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Ảnh minh họa

Vua nước Ngụy là Vũ Hầu thường cùng các bầy tôi bàn việc, bất cứ việc gì, ý kiến của ông đưa ra cũng là hay là phải. Bởi thế mỗi khi họp xong, ông đều ra vẻ vui mừng lắm.

Một bữa nọ, có người nước Vệ là Ngô Khởi mới sang. Nghe tiếng Khởi, một người dùng binh nổi tiếng, Vũ Hầu mời vào nói chuyện. Khởi thấy ông tỏ vẻ rất hài lòng về chỗ bầy tôi không ai giỏi bằng mình, nên hỏi :

– Các đình thần ở đây đã ai nói chuyện Sở Trang Vương cho nhà vua nghe chưa ?

Vũ Hầu đáp :

– Chưa, chuyện thế nào ?

Ngô Khởi thưa :

– Ấy là chuyện sau mỗi khi họp bàn với bầy tôi việc gì, Sở Trang Vương lại lấy làm lo lắm. Có kẻ hỏi lý do, Trang Vương đáp : “Ta đem việc bàn với đình thần mà thấy đình thần không ai bằng ta cả, vì thế ta phải lo. Người xưa có câu dạy : ‘ – Các vua chư hầu ai có thầy giỏi thì làm nên nghiệp vương, – ai có bạn giỏi thì làm nên nghiệp bá, – ai có người quyết đoán cho mọi việc thì giữ yên được nước, – còn ai họp bàn mà không ai bằng mình thì sẽ bị nguy vong ‘. Ta đây đã ngu mà đình thần lại ngu hơn ta nữa thì nước ta có lẽ sẽ mất. Hỏi thế, ta không lo sao được”. Ấy, cũng một việc giống nhau mà Sở Trang Vương thì lo, mà nhà vua thì mừng.

Vũ Hán nghe nói, vội vàng đứng dậy, vái tạ Ngô Khởi, nói :

– Thật quả tiên sinh là người Trời sai đến để chỉ cho quả nhân những lỗi lầm ấy.

____________

Chút Suy Tư

+ 1. Đỉnh Cao Trí Tuệ

“Đỉnh Cao Trí Tuệ” – Cụm từ này ngày nay ta nghe rất quen. Hoặc là sự hiểu biết của riêng cá nhân ai đó, hoặc là sự hiểu biết của một tập đoàn nào đó, một tổ chức nào đó, một đảng phái nào đó.

Cái gọi là “Đỉnh Cao Trí Tuệ” ấy – không ai đúng tầm mức để xứng đáng tự nhận mà chỉ là tự xưng – nó đến từ nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ lực là từ “Cái Tôi” quá lớn của con người.

Ảnh minh họa

“Cái Tôi” quá lớn thì không thể nào thấy được những cái nhỏ nhoi, khiếm khuyết, dốt nát… tiềm ẩn trong “Cái Tôi tự xưng vĩ đại” ấy.

Vua nước Ngụy là Vũ Hầu thường cùng các bầy tôi bàn việc, bất cứ việc gì, ý kiến của ông đưa ra cũng là hay là phải. (trích truyện).

Không thể thấy những khiếm khuyết, những mặt yếu của mình vì không muốn thấy, vì thấy sẽ không vui. Một vị vua ở đỉnh cao quyền lực mà nghe ai nói những khuyết điểm của mình thì không vui, thử hỏi có kẻ nào dám nói lên điều hay lẽ phải đúng với sự thật không ? – Ngu gì nói để mang họa sao ? – Dạ dạ vâng vâng “người lớn” vừa vui, “ngưởi nhỏ” vừa an toàn… vậy cho êm chuyện cho rồi !

Bởi thế mỗi khi họp xong, ông (nhà vua) đều ra vẻ vui mừng lắm. (trích truyện).

“Một Cái Tôi” quá lớn nó sẽ hình thành “một nhà độc tài”

“Nhiều Cái Tôi” quá lớn hợp lại nó sẽ thành “Một Đảng Phái Độc Tài”, “Một Tổ Chức Quá Khích”

Những thứ chỉ có bề ngoài có bền vững không ?

+ 2. Sự Hiểu Biết Chân Chính

Phàm là người, “Không ai là hoàn hảo”. Không ai là thật sự ở đỉnh cao chỉ một mình. “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Cuộc sống muôn mặt, và ai đó, nếu may mắn là một “nhân tài”, hay “thiên tài”, cũng ở góc cạnh nào đó, phương diện nào đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sự hiểu biết của một người lan rộng là nhở biết nối kết với sự hiểu biết của nhiều người. Sức mạnh của một người được tăng lực là nhờ biết tận dụng sức mạnh của người khác.

Người xưa có câu dạy : ‘ – Các vua chư hầu ai có thầy giỏi thì làm nên nghiệp vương, – ai có bạn giỏi thì làm nên nghiệp bá, – ai có người quyết đoán cho mọi việc thì giữ yên được nước, – còn ai họp bàn mà không ai bằng mình thì sẽ bị nguy vong ‘. Ta đây đã nguđình thần lại ngu hơn ta nữa thì nước ta có lẽ sẽ mất. (trích truyện).

Vậy để quy tụ được những hiền tài – “những vị thầy giỏi” – “bạn giỏi” – “người quyết đoán” – “những ai họp bàn mà hơn mình”… người có Đức Độ mới làm được việc đó.

Các vị Vua anh minh xưa vẫn thường tổ chức nhiều hình thức chiêu mộ Hiền Tài.

Hiền Tài là người có Tài Hiền lành đức độ vậy.

Ảnh minh họa

+ 3. Nỗi lo thiếu Đức

Thái độ thứ nhất :

Vua nước Ngụy là Vũ Hầu thường cùng các bầy tôi bàn việc, bất cứ việc gì, ý kiến của ông đưa ra cũng là hay là phải. Bởi thế mỗi khi họp xong, ông đều ra vẻ vui mừng lắm. (trích truyện).

Thái độ thứ hai :

“Ta đem việc bàn với đình thần mà thấy đình thần không ai bằng ta cả, vì thế ta phải lo. (…).Ta đây đã ngu mà đình thần lại ngu hơn ta nữa thì nước ta có lẽ sẽ mất. Hỏi thế, ta không lo sao được”. (trích truyện).

Sự chọn lựa :

Ấy, cũng một việc giống nhau mà Sở Trang Vương thì lo, mà nhà vua (Vũ Hầu) thì mừng.

Khi người xưa chọn lựa :

Vũ Hán nghe nói, vội vàng đứng dậy, vái tạ Ngô Khởi, nói :
– Thật quả tiên sinh là người Trời sai đến để chỉ cho quả nhân những lỗi lầm ấy. (trích truyện).

Còn người thời nay thế nào ?

Bức tranh xã hội bây giờ ra sao ?

Cùng suy tư…

MAI NHẬT THI

Bài liên quan

Back to top button