Bốn lời khuyên để nuôi dạy con có tấm lòng quảng đại và vị tha
fr.aleteia.org, Dena Deyr
Bạn mong muốn con mình lớn lên thành người có lòng vị tha và chính chắn? Sau đây là bốn chỉ dẫn mà bạn đồng nghiệp của tôi ở Mỹ chia sẻ để nuôi dạy con lớn lên có được tấm lòng quảng đại và vị tha.
Là cha mẹ, ở trong một thế giới mà chúng tôi hãi sợ và bối rối rất nhiều khi nuôi dạy con. Chẳng hạn gần đây có tin, một cô gái tuổi vị thành niên đã bị bạn trai mình vô ý bắn chết khi họ muốn quay một video để đăng trên Youtube. Bà dì của cậu con trai giải thích với hãng tin CNN, bà đã cố gắng thuyết phục hai cháu đừng quay video này, nhưng bằng mọi giá các cháu muốn tạo tiếng vang trên mạng.
Các con tôi lớn lên trong một văn hóa chỉ cổ động cho các cách đối xử ích kỷ, thậm chí còn đối xử với nhau thật nguy hiểm. Video càng hấp dẫn thì càng có nhiều người “like”, nhiều người chia sẻ. Khi mục đích là “được nổi tiếng” thì mọi phương tiện đều tốt… và kệ cho các thiệt hại hai bên.
Trong thế giới kỹ thuật số rừng rú khủng khiếp này, cha mẹ có thể làm gì? Cũng như tôi, nếu bạn mong con bạn khi lớn lên sẽ là người có tấm lòng quảng đại, vị tha thì xin mời các bạn đọc các lời khuyên sau, vừa là của chuyên gia nhưng cũng vừa là của cha mẹ như bạn và tôi.
- Bắt đầu bằng nhìn mình trong gương
Việc đầu tiên để làm, nếu bạn mong muốn nuôi dạy con mình có tấm lòng quảng đại vị tha ở thời buổi selfie này, thì trước hết bạn phải thẳng thắn nhìn lại mình. “Nếu lòng bạn đầy thói ích kỷ thì bạn không thể nào giúp con cái phát triển được tấm lòng quảng đại”, bà Jill Garner Rigby viết, bà là nhà diễn thuyết và là tác giả quyển sách Nuôi dạy trẻ con quảng đại trong thế giới tự cho mình là trọng tâm (Élever des enfants généreux dans un monde autocentré).
Bà viết thêm: “Thiên Chúa quá biết tính ích kỷ ăn sâu trong tâm hồn con người. Ngài yêu thương chúng ta đến độ Ngài chỉ chờ một chuyện: chúng ta cho phép Ngài làm trống rỗng tâm hồn đầy tính ích kỷ này, để Ngài có thể làm cho tâm hồn chúng ta chú tâm đến người khác”.
Và đó là điểm khởi đầu: ở trước mặt Chúa như một đứa bé, xin Ngài tha thứ các tội lỗi và đặt tin tưởng vào Chúa, xin Chúa giúp chúng ta có một đời sống quảng đại và đức hạnh. Và chúng ta cho các con thấy gương đối xử mà chúng ta mong muốn chúng có.
- Khi nào trong lòng cũng nghĩ, làm cách nào để giải thích cho các con cách ứng xử tốt và các giá trị quan trọng
Khi con cái có cách đối xử xấu, chúng ta phải sửa chúng trong tinh thần yêu thương. Theo thói quen và một thêm một ít tưởng tượng, chúng ta có thể qua cách đối xử ích kỷ này, có dịp giải thích cho con cái nhiều chuyện.
Bà Jessica Sauce Mikulskis giải thích: “Khi thấy các con có cách đối xử ích kỷ, tôi chận lại liền và hỏi chúng xem chúng có muốn người khác làm cho mình như vậy không”, bà Jessica là y tá và mẹ của ba đứa con. “Chúng ở trong vũ trụ ‘tôi tôi tôi’ và không nghĩ đến người khác. Đầu óc của chúng cần tập làm quen để dò tìm. Một khi chúng ý thức, chúng sẽ hiểu chúng đang… ích kỷ”.
- Ưu tiên là phục vụ người khác
Không những chúng ta cắt đứt với các đối xử xấu, nhưng chúng ta có thể hướng con cái để chúng cư xử tốt, khi tổ chức các dịp để chúng phục vụ, giúp đỡ một cách thường xuyên hơn. Ông Jon Polk, thầy giáo và người cha của một đứa con ghi nhận: “Nhiều người chỉ làm vài lần trong mùa hè hoặc vài lần trong một năm, nên những dịp này trở thành những dịp đặc biệt. Bạn phải làm sao để các sinh hoạt này thành ưu tiên, trở nên thường xuyên trong đời sống của bạn. Tìm hiểu những người đến giúp bạn, câu chuyện cuộc sống của họ. Bạn sẽ thấy chúng ta có nhiều điểm chung giống nhau hơn là mình tưởng”.
Cô Amy Lewis, mẹ của một đứa con, cô khuyên cha mẹ nên đưa con cái tham dự vào các sinh hoạt thiện nguyện từ khi còn rất nhỏ: “Bây giờ con tôi đang ở tuổi vị thành niên, nhưng từ rất nhỏ, tôi đã mang cháu đến sinh hoạt thiện nguyện ở kho thực phẩm cho người nghèo. Bây giờ cháu là thiện nguyện viên ở nhà thờ, ở nơi săn sóc các súc vật hoang và cùng làm với tôi trong một vài sự kiện. Tôi rất hạnh phúc! Tôi mong tinh thần thiện nguyện luôn ở trong tâm hồn con tôi”.
- Đưa gia đình ra khỏi nơi tiện nghi
Các bạn đừng sợ thay đổi thói quen đời sống hàng ngày khi đến với người khác. Bà Kristin Welch, tác giả quyển sách Nuôi dạy con lòng biết ơn trong một thế giới mà mọi người phải phục vụ chúng (Élever des enfants reconnaissants dans un monde où tout leur est dû), bà là mẹ của ba đứa con, bà luôn mang chúng ra nước ngoài. Chồng bà và bà nhận ra, khi đem các con ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước nghèo sẽ làm chúng thay đổi sâu xa.
Trong chương có tên “11 lý do để dám mạo hiểm đưa con mình ra khỏi nơi tiện nghi của chúng”, bà viết: “Rời nơi tiện nghi của mình dạy cho chúng ta nhiều bài học quan trọng. Không cần phải đi ra khỏi xứ mới thấy vấn đề này. Chỉ cần đến giúp người tị nạn, người vô gia cư trong thành phố của mình, thăm các nhà hưu dưỡng, thăm nhà dành cho các bà mẹ trẻ, mở cuộc sống mình ra với những người khác mình… làm những việc xáo trộn với tiện nghi hàng ngày sẽ đưa các con vào trường đời”.
Một vài lời lên tinh thần để kết thúc: Chúng ta, các cha mẹ, chúng ta có khuynh hướng rất nghiêm khắc với chính mình… nhiều hơn cái cần thiết tối thiểu! Chúng ta tự hứa là làm tốt nhất có thể, khoan dung với chính mình khi mình thất bại, và nhớ là các con sẽ nhớ các chuyện tốt của chúng ta, những chuyện mà nhiều khi chúng ta không còn nhớ là mình đã làm hay đã nói.
Như cô giáo và là bà mẹ Sherry Swaim kể: “Gần đây con gái đầu lòng của tôi kể, cháu học bài học cho người khác, vì khi còn nhỏ, cha mẹ đã cho rất nhiều vào dịp lễ Giáng Sinh. Khi cháu còn nhỏ, cháu thích kể chuyện này cho nhiều người nghe, nhưng chúng tôi giải thích, quan trọng là mình cho mà không ai biết. Tôi không còn nhớ gì về kỷ niệm này, nhưng cháu nói, chuyện này đã ở trong lòng cháu và vì thế, cháu học để cho một cách nhưng không và bất vụ lợi”.
Marta An Nguyễn dịch