Bản tin Phanxicô.vnTin tức

Dịch coronavirus, một thách thức cho người Công giáo

by phanxico.vn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2020/03/dich-coronavirus-630x420.jpg

la-croix.com, Héloise de Neuville, 2020-03-03

Các thánh lễ công cộng bị đình chỉ trong các vùng Oise và Morbihan. Một số tín hữu cho đây là việc từ bỏ của các nhà chức trách thiêng liêng của họ trước nỗi sợ qua các biện pháp phòng ngừa dân sự.

Thế nào là tín hữu Kitô trong thời có nạn dịch?

Đức Giám mục giáo phận Belley-Ars (Ain) đã đưa ra một cuộc tranh luận gay gắt. Đứng trước việc ngưng thánh lễ công cộng ở vùng Oise và Morbihan, Đức Giám mục Pascal Roland tự hỏi về “nạn dịch sợ hãi” đang lan ra cả nước. Theo ngài, coronavirus đặt xã hội chúng ta phải đối diện với nỗi sợ sâu đậm nhất của mình: Cái chết và sự khác biệt. Và đồng thời là thách thức của người Công giáo nổi bật qua lòng tin của họ trước sự hoảng loạn xung quanh.

“Chúng ta có nên cấm cung ở nhà? Tín hữu có nên ngừng họp nhau để cầu nguyện không? Có nên vét hết siêu thị trong khu vực và chuẩn bị như sắp bị phong tỏa không? Không! Vì tín hữu Kitô không sợ chết”, Đức Giám mục Pascal Roland dứt khoát, cho đến bây giờ ngài không có ý định đưa các biện pháp phòng ngừa vào giáo phận mình.

“Giáo hội không phải là cơ quan y tế”

Một quan điểm gây ra các ý kiến trái ngược nhau giữa người Công giáo. Một bên là những người không đồng ý, họ xem đây là chủ nghĩa anh hùng phiêu lưu của giám mục, người có trách nhiệm. Một tín hữu viết trên trang Twitter: “Một tín hữu Kitô chỉ cho mạng sống mình, chứ không cho mạng sống người anh em. Rằng họ có nguy cơ làm nhiễm người anh em mong manh, như thế là không chấp nhận được”, nhiều người cũng nói như vậy.

Bên kia thì ca ngợi, vì họ thấy hiếm khi có sự dũng cảm như vậy trong Giáo hội, mà “thêm một lần nữa” không theo lệnh của thế gian dù đó là về sức khỏe hay ý thức hệ.

Được hỏi, Đức Giám mục Belley-Ars trả lời  báo La Croix: “Đúng, đằng sau bài của tôi, có quyết tâm khẳng định tự do của chúng tôi với quyền lực công cộng muốn áp dụng lệnh một cách không có cơ sở vào đời sống người dân. Và dĩ nhiên phải có trách nhiệm và áp dụng các phản xạ chính đáng, nhưng mỗi người phải ở trong vị trí của mình. Giáo hội không phải là cơ quan y tế. Là mục tử, tôi phải mang lời ngôn sứ và thiêng liêng để giúp giáo dân chống lại các phản ứng hời hợt.”

“Nếu giáo dân cầu xin các thánh thì họ phải hành động như các thánh”

Từ trên xuống dưới, nổi lo coronavirus không chừa ai. Ở Vatican, Đức Phanxicô bị cảm mấy ngày và thử nghiệm vi-rút của ngài là âm tính. Còn Đức Bênêđictô XVI, 93 tuổi thì phải rất cẩn thận. Trong tín hữu, cuộc thảo luận rất gay gắt. Ngoài vấn đề đi lễ còn vấn đề sứ mệnh được đặt ra: Trong lúc đe dọa này, có phải lúc này là lúc chúng ta hy sinh để ở bên cạnh người bệnh không? Những người phẫn nộ trước hoàn cảnh thánh lễ bị ngưng, họ nhắc lại sự dũng cảm của các thánh trong thời bệnh dịch ngày xưa còn nặng hơn bây giờ. Chúng ta kính phục đức tin của Thánh Charles Borromeùe, Thánh Louis de Gonzague, các thánh ở thế kỷ XVI đã cứu giúp các bệnh nhân bị dịch hạch, bất chấp hiểm nguy bị lây. “Có một hình thức đạo đức giả cầu xin các thánh để vây các giám mục đình chỉ các thánh lễ, cho rằng linh mục bị chạm bởi các nguyên tắc phòng ngừa. Nếu giáo dân cầu xin các thánh thì họ phải hành động như các thánh! Giáo hội không bao giờ cấm ai đến bên đầu giường bệnh, ngược lại là đàng khác.”

Các linh mục không dâng thánh lễ công cộng trong thời gian này, họ quyết tâm sống thử thách này trong con đường thiêng liêng. Với linh mục Jean-Eudes Fresneau, giáo phận Vannes thì hy sinh này là dịp hiệp thông cầu nguyện với các tín hữu ở Trung quốc, Hồng Kông và Ý, những nơi cũng có các hạn chế này.

Linh mục Jean-Baptiste Nadler, giáo phận Vannes cho biết: “Dịp này là dịp sống Mùa Chay sốt sắng. Chúng tôi cố gắng tận dụng dịp này để tăng mối quan hệ của chúng tôi với Chúa.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button